Kinh này kể sự tích các đức Phật quá khứ mà đặt vào thể loại thí dụ hay ngụ ngôn cho thấy đầu tiên Kinh được kể cho quần chúng nghe về cuộc đời các đức Phật thay vì giảng giải giáo lý đôi khi khó hiểu đối với họ. Có lẽ vì được kể cho quần chúng nghe cùng với nhiều loại truyện kể khác, như chuyện tiền thân, nhân duyên các đệ tử, và các chuyện ngụ ngôn Phật giáo khác, nên Kinh đầu tiên được kể theo thể loại thí dụ. Nhưng vì đây là chuyện kể về cuộc đời các đức Phật, nên thêm từ "đại" vào gọi là "Đại bản"
Một người ngoại đạo xuất gia, tu theo hạnh lõa thể, gặp Phật và hỏi rằng, người ta nói Phật chỉ trích các pháp khổ hành, như vậy có xuyên tạc không? Phật trả lời, những điều Phật chỉ trích hay tán thán, thường được hiểu và giải thích một chiều, do đó thường là xuyên tạc. Đối với pháp khổ hành cũng vậy, không phải Phật hoàn toàn chỉ trích.
Do đó, để hiểu những điều Phật nói mà không xuyên tạc, cần biết phân biệt tỉ giảo những pháp gì đồng và bất đồng giữa Phật và các giáo phái khác. Trong đó, những pháp thiện và bất thiện nào mà Phật thuyết không đồng với ngoại đạo; với những pháp này cần biết phân biệt tỉ giảo giữa Tông sư với Tông sư, giữa đệ tử và đệ tử. Căn cứ để phân tích tỉ giảo đúng, là đạo tích, tức y cứ trên sự hành trì, dẫn đến kết quả thiết thực trong hiện tại. Căn cứ đó là bảy giác chi, từ trạch pháp cho đến xả. Trong bản Pāli tương đương, đạo tích được nói ở đây là Thánh đạo tám chi.
Bà-la-môn Lộ-già (Lohicca) thỉnh Phật và Tăng về nhà cúng dường, nhưng lại có ác kiến này: "Các Sa-môn, Bà-la-môn đã tự mình chứng đắc thiện pháp rồi, không nên thuyết pháp cho người khác. Việc ấy chỉ là pháp tham ác. Như phá ngục cũ lại xây ngục mới.
Phật nói có 4 hạng thầy ba hạng đầu đáng trách theo thuyết của Lộ-già tuy nhiên hạng thứ tự là "Hạng Tôn Sư bậc nhất, vị ấy thành tựu Chính giác, đầy đủ Minh Hành. hạng Tôn Sư ấy thuyết pháp để dẫn người chứng đắc bốn Thánh quả. Nói cách khác, Ngài đã hoàn thành tự lợi, rồi lại thuyết pháp lợi người. Ai ngăn vị ấy thuyết pháp, cản người nghe pháp vị ấy thuyết, người này có tâm bất thiện, sẽ tái sinh vào cõi khổ. Cũng như vua Ba-tư-nặc xuất tài sản vương gia mà chu cấp cho người khác; ai cản trở vua làm việc này là bất thiện. Cũng như bà-la-môn muốn xuất của cải riêng của mình để cung cấp cho người, ai cản trở, người ấy bất thiện. Người có tâm bất thiện tất sẽ đọa đường dữ.
Phạm chí Bố-tra-bà-lâu thuật lại Phật nghe về tranh luận vừa xảy ra trong một buổi hội luận giữa các Phạm chí: nguyên nhân tưởng sinh và nguyên nhân tưởng diệt. Tưởng (saññā) đây là tưởng uẩn trong năm uẩn, là sở y của ngôn ngữ và tư duy. Từ vấn đề tưởng, liên hệ đến vấn đề tự ngã. Từ vấn đề tự ngã, liên hệ vấn đề tồn tại tự thân đồng thời và dị thời trong các giới hệ. Đó là ba đề tài trọng điểm của Kinh.
A-xà-thế hỏi Phật: kết quả thiết thực hiện tại của sa-môn là gì? Phật nêu hai trường hợp: một người nô tì của vua, và một người dân tự do khác; khi hai người này từ bỏ thế tục xuất gia học đạo, vua vẫn đối xử với họ như trước kia là nô tì và thuộc hạ của mình hay không? Vua đáp: Không; mà trái lại phải kính trọng họ. Phật nói, đó là kết quả thiết thực hiện tại của sa-môn. Nhưng kết quả ấy dung tục. Còn có kết quả cao hơn nữa, vi diệu hơn nữa. Kết quả đó là gì? Bản Pāli tường thuật chi tiết, từ khi có Phật xuất thế, thiện gia nam tử phát tín tâm xuất gia, lần lượt thành tựu giới, căn luật nghi, cho đến chứng lậu tận trí.
Hai thanh niên hỏi Phật về con đường chân chính dẫn đến Phạm Thiên. Để có thể tái sinh lên Phạm Thiên, trước hết cần phải đồng tính với Phạm Thiên. Làm thế nào để trở thành đồng tính với Phạm Thiên? Phật giảng về sự tu tập bốn Phạm trụ (Brahmavihāra): từ, bi, hỷ, xả. Nếu ai thành tựu bốn vô lượng tâm này, sau khi chết chắc chắn tái sinh lên Phạm Thiên.
Kinh này Phật nói rõ giá trị của thần thông. Một số đệ tử Phật cũng thỉnh cầu Phật thị hiện thần thông, làm phép lạ, để cho người đời dễ tin tưởng. Vị Cư sỹ Kiên Cố trong Kinh thỉnh cầu như vậy. Phật từ chối, và nêu lên ba loại thần thông, gọi là ba thị đạo, tức ba sự thị hiện lôi cuốn người khác, khiến người kinh ngạc, thán phục vì sự thần kỳ: (a) Thần biến thị đạo, là hiện các phép thần thông biến hóa như một thân thành nhiều thân, đi trong hư không như chim, đi xuyên qua vách đá… (b) Ký tâm thị đạo, đọc rõ tâm của người khác, biết rõ người đang nghĩ gì. (c) Giáo giới thị đạo, giáo dục, dạy người xấu trở thành tốt, biến kẻ hung ác thành người thiện. Trong ba loại, Phật chỉ nhận giáo hóa thị đạo là sự thị hiện thần thông phép lạ kỳ diệu nhất.
Bà-la-môn Cứu-la-đàn-đầu (Kūṭadanto) đang tổ chức đại tế đàn. Ông liền đến tham khảo nghi thức đại tế đàn nơi Phật. Đức Phật giải thích: Tế đàn có ý nghĩa, mang lại kết quả thiết thực, là không giết bò, dê và các chúng sinh; chỉ dùng bơ, sữa, dầu mè, mật, đường đen, đường mía.
Sau khi nghe Phật tường thuật chi tiết, Cứu-la-đàn-đầu trầm ngâm suy nghĩ. Rồi ông hỏi, có nghe tế tự nào mà kết quả phước báo hơn tế đàn chăng? Phật trả lời là có. Và lần lượt kể từ thấp lên cao, từ bố thí cho Tăng, cho đến tự mình tu tập, thành tựu giới, đắc bốn thiền, các thắng trí, cho đến chứng đắc ba minh, lậu tận giải thoát, là tế đàn ít tốn kém nhất mà thành tựu kết quả cao nhất. Chi tiết đoạn này giống như đã nói trong kinh
Chủng Đức hỏi: “Sao gọi là tuệ?” Phật trả lời: “Nếu Tỳ-kheo, bằng với tâm định tĩnh, thanh tịnh không cấu uế, mềm mại, dễ điều phục, an trú trạng thái bất động,… cho đến, chứng đắc ba minh, trừ khử vô minh, phát sanh trí tuệ, diệt trừ tối tăm, phát sanh ánh sáng đại pháp, xuất trí lậu tận. Vì sao? Ấy là do tinh cần, chánh niệm, chánh tri, ưa sống một mình nơi thanh vắng mà được vậy. Bà-la-môn, đó là đầy đủ trí tuệ.”
Phật chỉ nguyên nhân phát sinh các kiến chấp ấy: các quan điểm này tùy thuộc trình độ các cảm thọ. Do căn, cảnh, thức, ba sự hòa hiệp sinh thọ. Thọ là duyên cho ái; ái là duyên cho thủ, thủ duyên hữu… cho đến, tập khởi thuần đại khổ tụ. "Nếu Tỳ-kheo biết rõ như thực sự tập khởi của sáu xúc, sự diệt tận, vị ngọt, tai họa và sự xuất ly của xúc, Tỳ-kheo ấy là người tối thắng, vượt ngoài các kiến ấy."