Các chuyện gương vãng sanh

Kính mời các bạn tham gia ghi lại kinh nghiệm tu tập và những gì mắt thấy tai nghe về sự cảm ứng nhờ hành trì giáo lý Phật.
dammaythongdong
Bài viết: 487
Ngày: 26/03/20 05:12
Giới tính: Nữ
Phật tử: Tại gia
Đến từ: TPHCM
Được cảm ơn: 4 time

Các chuyện gương vãng sanh

Bài viết chưa xem gửi bởi dammaythongdong »

Người Mẹ Vãng Sanh Khiến Cả Gia Đình & Khu Phố Tin Phật

-Theo trang web chuakhainguyen.com


Kính thưa chư vị đồng tu: Kính thưa tất cả những ai có duyên lành với đạo Phật:
Tôi là Nguyễn Phước (PD Khải Chí Tường), là quân nhân đã nghỉ hưu. Vợ tôi là Nguyễn Thị Xuân (PD Nguyệt Phương Qúy), là quân nhân đang tại ngũ. Chúng tôi là Phật tử đang ngụ tại 80/15 Đô Lương- TP-Vũng Tàu . Mẹ tôi là Nguyễn Thị Toàn (PD Đoan Tịnh Hòa) sinh năm 1923 tại Hà Tĩnh – một tỉnh miền trung nghèo đói, rất ít biết đến Phật Pháp. Chúng tôi cũng chỉ mới bước vào cửa đạo, còn biết rất ít về giáo lý nhà Phật.
Mẹ đã tần tảo một nắng hai sương vất vả khôn cùng để nuôi 6 anh em chúng tôi. Cứ thế anh em chúng tôi lớn lên trong sự nhọc nhằn và yêu thương của mẹ. Gìơ đây ai cũng có gia đình có con thì càng thấm thía hơn công lao vất vả của mẹ đã dành cho anh em chúng tôi.
Cha mất sớm chúng tôi không có cơ hội để báo hiếu, chỉ còn mẹ, phận làm con lúc nào trong lòng anh em chúng tôi cũng đau đáu tìm mọi cách để làm sao bù đắp những vất vả nhọc nhằn mà mẹ đã hi sinh cho anh em chúng tôi, làm sao để làm tròn chữ hiếu của người con dành cho mẹ. Càng thương mẹ tôi càng trăn trở từng ngày bởi giờ đây tuổi mẹ đã cao lại phải nằm một chổ nhìn mẹ mà lòng tôi quặn đau. Sinh thời mẹ là một người hiền lành làm nghề nông, không biết chữ và còn nặng tai.
Năm 2010 mẹ vào Vũng Tàu ở với vợ chồng tôi.
Được hơn 4 tháng thì mẹ bị ngã phải nằm một chỗ cho tới lúc lâm chung. Như quý vị đã biết, người già nằm một chỗ tất cả sinh hoạt đều phải nhờ con cháu phục vụ, rất là bất tiện.
Tôi biết mẹ cũng thấy khó chịu và thương chúng tôi sợ chúng tôi vất vả nên vợ chồng tôi và các cháu luôn động viên, chăm sóc mẹ hết lòng. Nhưng vì đau đớn lại phải nằm một chỗ quá lâu, nên mẹ ngày càng hay cáu gắt, nhiều lúc không kiềm chế được lại la mắng mọi người vô cớ, dù rất hiểu nổi khổ của mẹ cũng như hiểu sự thay đổi tính nết của người già nhưng tôi không nghĩ mẹ lại thay đổi nhanh như vậy. Chúng tôi đã đi rất nhiều nơi để chữa trị cho mẹ, ai chỉ gì cũng làm với thành tâm làm sao cho mẹ bớt đau đớn. Anh em tôi cũng đi rất nhiều chùa để cầu nguyện cho sự bình an của mẹ nhưng tất cả xem ra không mấy chuyển biến gì, những cơn đau vẫn hành hạ mẹ, phận làm con thấy mẹ phải vật lộn với những cơn đau chúng tôi rất đau lòng.

Trong lúc thất vọng thật tình cờ tôi được một người quen nói với tôi: “Ở Vũng Tàu có ban hộ niệm Hoa Sen nếu nhà anh có duyên có phước mà mẹ anh được trợ niệm thì sẽ giúp mẹ anh giảm được sự đau đớn, nếu số mệnh đã hết thì an lành ra đi”.
Có lẽ nhờ nhân duyên đặc biệt nào đó từ những đời trước nên tôi đã gặp được Ban Hộ Niệm – Hoa Sen Vũng Tàu – Ban Hộ Niệm và đã được mọi người trong ban hộ niệm giảng giải cặn kẽ về pháp môn hộ niệm, cho gia đình tôi xem kỹ đĩa vãng sanh của cụ Nguyễn Thị Tiêu, nghe lời khai thị của cư sĩ Thu Hương và giảng giải kỹ 15 điều qui định cho gia đình người bệnh. Chúng tôi đă hiểu và thấy rõ con đường giúp mẹ giải thoát.
Chúng tôi mừng hơn bắt được vàng, bởi dù thường xuyên đi chùa vậy mà tôi và nhiều người cũng chưa tìm được con đường giúp cho mình và người thân giải thoát. Không gì có thể so sánh được với nỗi vui mừng của tôi lúc ấy, tôi nhận ra không gì có thể đánh đổi được giá trị của pháp môn hộ niệm cụ thể là sau khi được ban hộ niệm tận tình đến trợ niệm hàng ngày mẹ tôi như được linh ứng mẹ đã thay đổi từng ngày. Mẹ đã ăn được nhiều hơn, ngủ ngon hơn, ít gắt gỏng hơn trước. Giống như có một phép mầu. Nhiều lúc mẹ chắp tay thành kính, mắt không dời tượng Phật miệng niệm A-mi-đà –Phật. Chúng tôi thấy rõ sự thay đổi ấy của mẹ từng ngày, chính sự kỳ miệu mà chính tận mắt mình chứng kiến cả nhà đều tin tưởng tuyệt đối và quyết tâm hỗ trợ mẹ hết lòng để giúp mẹ vãng sinh Cực Lạc Bởi tôi biết đây là cách chúng tôi báo hiếu mẹ tốt nhất. Dù mẹ không ngồi được nữa nhưng vẫn cố nâng đầu mình lên để ngắm hình Phật, niệm Phật phát nguyện cùng đạo tràng, cho đến lúc mỏi quá mới thôi, lát sau lại ngóc đầu dậy .
Chúng tôi thấy rõ sự vi miệu của câu hồng danh A-mi-đà –Phật. Thật là ngoài sức tượng tượng. Sự thật ấy đã làm nhận thức của chúng tôi, những người thân trong gia đình, anh em bạn bè và cả khu phố cũng thay đổi,ai ai cũng rất vui khi nghe đạo tràng niệm Phật. Những ngày ấy không biết từ lúc nào đã trở thành những ngày xum họp ấm cúng cả nhà tôi thật vui vẻ vang mãi câu A-mi-đà-Phật. Vâng đúng như vậy bởi khi hiểu được tôi thấy đây quả thật là những ngày hội vãng sanh tiễn một người phàm phu trở thành Bồ Tát.

Có được kết quả trên là nhờ BHN đã tận tình chỉ bảo ngay từ lần gặp đầu tiên:
• Hộ niệm là để làm gì?
• Vãng sanh là như thế nào?
• Cách hộ niệm ra sao?
Họ giải thích kỹ 15 điều giành cho gia đình, dán những tờ phát nguyện, hồi hướng, lời nhắc nhở giành cho gia đình. . . vv. Chưa bao giờ tôi thấy ở đâu có sự tận tâm chu đáo, sự am hiểu về cuộc sống đến thế. Đặc biệt là tình cảm chân thành của họ. Nhìn họ ân cần chăm sóc mẹ như người thân, ngắm họ vui vẻ làm những việc ấy làm tôi cũng gợn lên một chút chạnh lòng. Không biết từ lúc nào, tôi đã mặc nhiên coi họ là như anh em trong gia đình. Vâng chính họ mới là con đẻ của mẹ tôi, là con gái của mẹ tôi, là con trai của mẹ tôi, tôi là em trai của họ.
Tôi vừa sung xướng vừa cảm động và biết ơn vô hạn, xen lẫn với những điều ấy là một chút ghen tỵ dù chỉ là thoảng qua.

Cho đến tận hôm nay những cảm xúc ấy vẫn dâng trào trong lòng. Dù tôi có viết nữa, viết mãi, viết hết ngày này qua ngày khác, hết tháng này qua tháng khác, hết năm này qua năm khác, viết hết cả giấy của thế gian này , cũng không thể tải hết lòng biết ơn của tôi với họ. Tôi không thể nói hết lòng biết ơn của mình cũng như của gia đình bằng ngôn từ nhưng từ tận đáy lòng mình chúng tôi luôn tôn kính và xem họ như là ân nhân của gia đình, họ không chỉ cứu mẹ tôi mà còn cứu cả gia đình tôi. Khi viết những dòng này tôi không thể nào ngăn được dòng nước mắt của mình. Hình dung lại ngày đầu BHN đến nhà, họ đưa đầy đủ hình Phật, các vật dụng cần thiết, không thiếu một thứ gì, dù là vật nhỏ như lọ keo dán.
Vợ chồng tôi đi hết từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Bởi trong thời buổi mà con người bon chen cơm áo gạo tiền ai cũng ích kỷ lo cho bản thân mình . Thì trên đời này lại còn có những người như thế ? Sao họ lại tốt thế ? Vâng ! Họ đúng là những người con của Phật. Càng ngày chúng tôi càng tin sâu hơn pháp môn hộ niệm. Hơn 4 tháng trời niệm Phật cho mẹ, chúng tôi đã cố gắng hết sức niệm Phật lạy Phật cùng đạo tràng, đến khi đạo tràng về nghỉ vợ chồng tôi theo lời dặn của BHN vẫn niệm Phật và động viên mẹ niệm theo. Ngày qua ngày, cho đến sáng 11 tháng 2 năm Qúy Tỵ, khi thấy mẹ yếu dần,do được BHN giảng giải tôi biết số mệnh mẹ đã hết nên bình tĩnh gọi điện báo ngay BHN. Thật không tưởng tượng nổi 15 phút sau BHN đã có mặt.
Họ bình tĩnh ân cần nhắc nhở mẹ : “ Bà ơi bao năm nay bà đã niệm Phật nguyện vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc để thoát khổ được vui. Giờ đây cơ hội ấy đã đến rồi, cơ hội này vô cùng hy hữu, vô lượng kiếp rồi mình đã bỏ lỡ, đã phải chịu cực khổ vô cùng. Chính vì vậy bây giờ bà đừng đắn đo, đừng suy nghĩ, đừng chần chừ gì nữa. Bà đã thấy rõ con đường giải thoát. Con đường ấy là nương theo nguyện lực của A-mi-đà-Phật để vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc. Đạo tràng đang ở bên cạnh bà, gia đình đang ở bên cạnh bà,tất cả đang niệm A-mi-đà-Phật để trợ duyên cho bà, bà hãy nương theo chúng con mà niệm nhé. . . ”

Họ vửa niệm Phật vừa nhắc nhở mẹ tôi như vậy. Chúng tôi rất tin tưởng gia sức niệm Phật lạy Phật. Một giở sau mẹ đã nhẹ nhảng trút hơi thở cuối cùng, môi vẫn mấp máy câu hồng danh A-mi -đà –Phật. Thật vi miệu vô cùng, càng lúc mẹ càng tươi tắn, mặt đẹp hơn lúc còn sống. Hai tiếng sau có thêm mấy BHN nữa đến trợ giúp, cả khu phố rền vang câu hồng danh A-mi-đà –Phật . Họ cứ thay nhau niệm liên tục đến 5 giờ sáng hôm sau ( 20 g) mới kết thúc. Trước khi kết thúc trưởng ban, phó ban mời gia đình tôi cùng kiểm tra thoại tướng. Thân hình tay chân mẹ mềm mại như đang nằm ngủ, mắt nhắm, miệng khép, toàn thân lạnh, chỉ còn hơi ấm trên đỉnh đầu. Lấy kinh Phật ra ấn chứng thì mẹ tôi đã vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc. Tôi đã òa khóc.
Thưa quý vị : Sau này khi nghe tôi kể lại sự việc ấy,từ những người bình thường, cho đến những người có học thức, kể cả những vị làm bác sỹ đều không thể ngờ, một người được niệm Phật trợ niệm chỉ với câu A-mi-đà-Phật mà khi lâm chung và sau 20 tiếng tướng mạo lại đẹp đẽ, thân hình mềm mại đến như vậy. Sau khi xem song video clip, họ hỏi tôi. Hộ niệm như vậy có tốn kém lắm không? Tôi trả lời là không những không mất gì cả, ngay cả một giọt nước. Mọi người ai cũng ngạc nhiên, vợ tôi còn nói thêm : “ Họ làm nhiệt tình và vô vị lợi nhiệt tình còn hơn cả cho gia đình họ nữa.”

Kính thưa quý vị. Pháp môn niệm Phật hộ niệm vi miệu vô cùng. Những người thân của tôi, gia đình tôi, và chính tôi đã chứng kiến những gì đã xảy ra với người mẹ thân yêu của tôi. Sự kiện này giống như một tiếng sét đã làm thay đổi hoàn toàn nhận thức của gia đình tôi về đạo Phật, về con đường giải thoát mà đức Phật Thích Ca, đức Phật A-mi-đà với lòng từ bi vô hạn đã dày công tu tập và chỉ dạy. Đây là con đường dễ nhất trong tất cả những con đường dễ, con đường ngắn nhất trong tất cả những con đường ngắn,tắt nhất trong tất cả những con đường tắt. Để bất cứ ai có đủ thiện căn phước đức nhân duyên cũng nương vào đó một đời thành Phật.
Cho đến tận hôm nay tôi vẫn bàng hoàng khi chứng kiến sự thật ấy. Qua lá thư này tôi muốn mọi người hãy tìm hiểu và nếu tin đây là sự thật, thì hãy chớp lấy cơ hội vô cùng qúy báu này . Hãy luôn niệm hồng danh A-mi-đà-Phật đến hơi thở cuối cùng cho chính mình và chuẩn bị ngay từ bây giờ để hộ niệm cho người thân của mình.
Riêng đối với gia đình tôi, cuộc đời đã rẽ sang một hướng khác, nhiều người trong gia đình đã quy y tam bảo, đã tập ăn chay, niệm Phật, đã thấy rõ thế gian này là giả tạm, đã nguyện cầu sớm được vãng sanh Tây Phương Cực Lạc. Cuộc vãng sanh của mẹ là bài pháp thọai không lời kỳ miệu nhất đã làm thay đổi toàn bộ suy nghĩ của tôi, đến giờ tôi vẫn bàng hoàng sửng sốt đến kinh ngạc. Vâng chính mẹ đã khai mở tâm trí cho chúng tôi, chính mẹ đã độ cho chúng tôi. Khi đã thấy rõ con đường này, tôi những muốn gào lên thật to để cả thế giới ai ai cũng biết. s Không những thế tôi muốn quỳ xuống lạy bất cứ ai để mong người ta biết đến niệm Phật hộ niệm .

Vâng những dòng tâm sự trên đây hoàn toàn là sự thật, từ tận đáy lòng mình. Tôi xin những ai đọc được những dòng tâm sự này, hãy để ra vài phút mà suy nghĩ. Sống chỉ là gửi, thác mới là về. Về đâu ? Đã bao giờ bạn để ý đến điều quan trọng nhất ấy chưa ?
Chỉ mất một ít thời gian thôi để bạn có cơ hội thay đổi được vận mệnh của mình và gia đình. Xin các bạn đừng bỏ lõ cơ hội ấy. Xin chân thành cảm ơn tất cả.
Mẹ ơi! Con biết rõ ràng, con biết chắc chắn mẹ đang dõi theo và nghe rõ từng câu, từng chữ, từng ý nghĩ cùng tâm nguyện của con trong lá thư này. Chúng con vô cùng hạnh phúc là con của mẹ. Mong mẹ sớm tu hành thành Phật để độ cho tha nhân.

Nếu như những lời tâm sự của tôi có ích cho ai đó, thì xin hồi hướng chút ít công đức này đến 10 phương pháp giới. Nguyện chư Phật gia hộ để ai ai cũng thoát khổ vãng sanh về Tây Phương cực Lạc.

Nguồn:
https://chuakhainguyen.com/vi/news/Guong-Vang-Sanh/


dammaythongdong
Bài viết: 487
Ngày: 26/03/20 05:12
Giới tính: Nữ
Phật tử: Tại gia
Đến từ: TPHCM
Được cảm ơn: 4 time

Re: Các chuyện gương vãng sanh

Bài viết chưa xem gửi bởi dammaythongdong »

Bỏ Đạo Tiên Quay Về Tịnh Độ Được Vãng Sanh


Sư Thần Loan người ở Nhạn Môn. Thuở nhỏ, Sư dạo chơi ở núi Ngũ Đài cảm ứng được điều linh dị, liền phát tâm xuất gia. Sư hiểu thông suốt nghĩa đốn tiệm của tam thừa, thường đọc kinh Đại tập, khổ công nghiên tầm diệu nghĩa trong từng câu chữ. Những chỗ nào ý nghĩa sâu xa khó hiểu, Sư ghi lại để chú giải.

Sư thường hay bệnh hoạn, một lần Sư đến Phần Châu chợt thấy mây đen tan hết, cửa trời mở rộng, sáu tầng trời cõi Dục xếp chồng lên nhau, Sư chớp mắt nhìn, tự nhiên hết bệnh.

Từ đó, Sư chuyên tâm nơi Phật đạo không hề biếng trễ, giảng dạy đạo lí cho người chẳng quản ngại xa gần.
Lúc đầu, Sư ham thích đạo thuật, nghe Giang Nam có Đào Ẩn Cư thông đạt pháp trường sinh của Đạo gia, Sư liền vượt nghìn dặm xa xôi đến đó nương học, được họ Đào trao cho một bộ kinh Tiên mười quyển.

Được kinh, Sư ung dung tự đắc, cho đó là pháp thuật thần tiên tuyệt diệu. Sau đó về lại Lạc Dương, gặp ngài Bồ-đề-lưu-chi Sư đắc ý, hỏi rằng:

– Đạo Phật có trường sinh không? Có thể khiến cho không già, không chết chăng?
Ngài cười đáp lại:
– Trường sinh bất tử là pháp của nhà Phật, Đạo gia làm sao có được!
Nói rồi, ngài trao cho Sư bộ kinh Quán Vô Lượng Thọ và dạy:

– Ông tụng kinh này thì không còn sinh vào ba cõi, chẳng ở mãi trong sáu đường, không còn bóng dáng đầy vơi, thịnh suy, họa phúc, thành bại, đó là trường thọ, được thọ lượng lâu dài như kiếp thạch[1], nhiều như số cát ở sông Hằng. Cát sông Hằng còn có số lượng, nhưng tuổi thọ thì vô cùng. Đây là phép trường sinh của đấng Kim Tiên[2] ta vậy!

Nghe xong, Sư chợt khởi lòng tin sâu xa, liền đốt kinh Tiên, chuyên trì kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật, hiểu thấu nghĩa kinh, tu tập ba phúc, quán tưởng chín phẩm. Dù cho khí trời lạnh lẽo hay nóng bức, bệnh tật gây khó khăn,

Sư vẫn không một mảy may giải đãi. Vua Ngụy mến mộ chí hướng của Sư, khen về sự tu hành và việc hoằng hóa rộng rãi, ban hiệu là Thần Loan, cử sư trụ trì chùa Đại Nghiêm ở Tịnh Châu. Chưa được bao lâu, Sư dời đến trụ trì chùa Huyền Trung ở Bích Cốc, Phần Châu.

Vào một đêm, Sư đang tụng kinh thì thấy một vị Phạm tăng uy nghi vào thất, nói:
– Tôi là Long Thụ ở cõi Cực Lạc! Vì ông có tâm nguyện Tịnh độ nên tôi đến đây gặp ông!
Sư thưa:
– Ngài dạy con điều gì?

Đáp:

Quá khứ thì đã qua

Tương lai thì chưa tới,

Hiện tại thì ở đâu?

Thời gian chẳng quay lại!
Nói xong, ngài biến mất. Thấy được việc thù thắng này, Sư biết mình sắp lâm chung, liền tập hợp vài trăm đệ tử lại, khuyên bảo rằng:
Bốn loài trôi lăn

Bao giờ chấm dứt?

Địa ngục thống khổ

Sao không sợ hãi?

Chín phẩm Tịnh độ

Không thể không tu.
Nhân đó, Sư bảo đệ tử cùng niệm lớn A-di-đà Phật. Sư quay mặt về hướng tây nhắm mắt, cúi đầu lạy rồi viên tịch. Bấy giờ, tăng tục đều nghe có tiếng nhạc từ hướng tây vọng lại, rồi cũng dứt từ phía tây. Vua Ngụy nói:
– Sư quả thật là bậc chân tu, đã vãng sinh về đó rồi!
Vua ra lệnh an táng Sư ở Văn Cốc, phía tây sông Phần, và cho khắc hành trạng của đại Sư vào bia đá.
Ghi chú:
Có đạo sĩ từng nói: “Đạo Phật có chết, thần tiên trường sinh”. Nay Bồ-đề-lưu-chi nói: “Đạo Phật có pháp trường sinh, thần tiên không có”. Sự lập luận này tuy đơn giản nhưng lưu truyền muôn thuở. Pháp sư Thần Loan bỏ tà về chính như cởi đôi giày xấu. Há chẳng phải kiếp trước ngài đã tạo nhân tốt hay sao?

**Trích: Bốn Chúng Vãng Sanh

Biên dịch: Chúc Đức và các thành viên


[1] Kiếp thạch 劫石: Tỉ dụ cho sự lâu dài của kiếp. Kiếp thạch được ví như thời gian lấy áo trời quét nhẹ lên núi đá vuông bốn mươi dặm cho đến khi mòn hết.

[2] Kim Tiên 金仙(Cg: Đại Tiên; S: Maharṣi): Tiếng tôn xưng Đức Phật. Vì Phật là bậc chí tôn trong hàng tiên. Từ này còn dùng để chỉ cho người đã đạt được tất cả công đức thiện căn ba-la-mật.


dammaythongdong
Bài viết: 487
Ngày: 26/03/20 05:12
Giới tính: Nữ
Phật tử: Tại gia
Đến từ: TPHCM
Được cảm ơn: 4 time

Re: Các chuyện gương vãng sanh

Bài viết chưa xem gửi bởi dammaythongdong »

HOA SEN HIỆN RA TRÊN TRỜI, KHI HỎA THIÊU HÒA THƯỢNG QUẢNG KHÂM


Chúng tôi cũng xin chia sẻ về tiểu sử của Hòa thượng Quảng Khâm.
Hòa thượng còn nhỏ cha mẹ chết sớm được ông chú nuôi. Sau khi ông chú mất vì được người chú thương yêu nên đã chia hết tài sản cho ngài.

Vì vậy những người con của người chú đã ganh tỵ nói rằng “Ông là con nuôi nên không được lấy gia tài.” Ngài nói “Tôi tới đây còn nhỏ, cha nuôi nuôi tôi lớn lên, nay tôi không lấy gì cả”.


Sau đó ngài về lại Mã Lai làm công nhân công trường, ngài có thể đoán trước những sự việc nguy hiểm sắp xảy ra. Cho nên, những người bạn khuyên ngài nên đi tu để phát triển khả năng của mình nhằm độ chúng sanh. Cuối cùng ngài nghe lời khuyên về Trung Quốc vào chùa xin sống trong chùa.
Có một ngày, ngài gặp được sư phụ và ngài đã xin xuất gia lúc đó ngài 35 tuổi. Ngài xin một củ sắn có gân và bao gạo lên núi trồng củ sắn, và sống trong một hang động sau chùa. Sau vài ngày, ngài nghe cọp về, cọp cũng sợ ngài nên đưa mông tới trước.

Ngài nói cọp nghe rõ “Ta tới tạm trú thôi, nếu nơi của cọp thì ta đi, còn không thì cho ta ở tu.” Cọp đi về lạy 3 lạy, và dắt bà con một đàn về. Ngài nguyện nếu đắc đạo thì độ cả đàn cọp.

Năm 1949 ngài đi qua Đài Loan để hoằng pháp. Ngài đi tới Đài Bắc có một ngôi chùa không ai dám ở lại đêm, nên ngài xin ở lại chùa đó.
Đêm đến có những vong hồn hiện ra quấy phá. Ngài nói “Một là đi, hai là diệt.” và ngài đã tụng kinh cầu siêu cho họ. Sáng hôm sau ngài kêu người lấy cái lư qua một bên và đào xuống thì có 3 cái xác lính Nhật ở dưới.
Ngài cho người đem lên và chôn cất cho họ đàng hoàng. Từ đó ngài trở nên nổi tiếng. Vài tháng sau, ngài nói chùa đã yên rồi nên giao lại chùa cho quý vị và ngài lên núi ẩn tu. Lúc đó có một người cư sĩ phát nguyện làm thị giả cho ngài, hai thầy trò lên núi, từ từ dân chúng biết đến ngài nhiều hơn. Ngài dạy niệm Phật.
Ngài nói “Ngài còn sống thì Đài Loan không có chiến tranh.” Khi Tổng Thống Tưởng Giới Thạch chết, Tưởng Giới Quốc con của Tưởng Giới Thạch thường lên gặp ngài trao đổi ý kiến.

Khi ngài viên tịch, thiêu có mấy ngàn xá lợi màu trắng hồng rất nhiều, trong đó có xá lợi hình Quan Thế Âm trong ngọn lửa và một bông sen hiện ra trên trời rất lớn.
Lúc đó, có một bà cụ ở dưới quê nghe ngài viên tịch nói rằng “Sư phụ đi mà không cho con hay và cũng không cho con xá lợi, tự nhiên trên không rơi xuống tay bà ấy 1 viên xá lợi.”

Khi ngồi trên chuyến máy bay từ Đài Loan đi về, chúng tôi thầm tri ân Thầy trưởng đoàn đã tạo duyên cho những người con Phật từ khắp nơi gặp nhau để cùng đi chiêm bái những Thánh tích. Chúng tôi không quên cảm ơn các bác, cô chú và anh chị đi trong đoàn tuy lạ mà thân vì tất cả mọi người đối xử với nhau như người trong một gia đình.

Ngoài ra việc tối quan trọng trong chuyến hành hương này là chúng tôi cảm thấy vô cùng xúc động, hạnh phúc và hoan hỷ vì chúng tôi đã một lần tự chính mình đảnh lễ bộ Đại Tạng Kinh cổ được khắc trên gỗ hơn 1 thế kỷ và được đảnh lễ Xá Lợi Răng của Phật, Xá Lợi của Ngài Huyền Trang và Xá Lợi của Hòa thượng Quảng Khâm. Vì vậy, chúng tôi tự nguyện với lòng sẽ tinh tấn tu tập để không phụ lòng công ơn của Phật và các vị Thánh Tăng đã hoằng truyền Phật pháp cho hậu lai đến ngày hôm nay./.

theo nguồn: chuakhainguyen.com/


dammaythongdong
Bài viết: 487
Ngày: 26/03/20 05:12
Giới tính: Nữ
Phật tử: Tại gia
Đến từ: TPHCM
Được cảm ơn: 4 time

Re: Các chuyện gương vãng sanh

Bài viết chưa xem gửi bởi dammaythongdong »

TRÂU VÀ KÉT VÃNG SANH LƯU XÁ LỢI

Vào năm 1980, tại Phúc Kiến có một cậu bé chăn trâu nói với con trâu rằng : " Ngày mai mày sẽ bị bán cho người làm thịt ". Con trâu lập tức chảy nước mắt và quỳ hai chân trước xuống. Cậu bé chăn trâu nói cho Cha Mẹ và mấy người quan chức trong địa phương đến xem, sau đó trâu quỳ xuống và xin được tha mạng. Mọi người đều thương xót, quyên ghóp một số tiền để mua con trâu đó và đưa trâu đến một tu viện để phóng sanh. Sau khi trâu đến tu viện, trâu rất thích nghe giảng kinh và lạy Phật .Mỗi khi thây những người tại gia đến tu viện , trâu thường lạy cảm ơn họ. Vào cuối cuộc đời trâu biết trước được giờ mất, nó đi chậm chạp ra đồng và nằm xuống.Sau nửa ngày thì trâu vãng sinh, đó là ngày 13 tháng 10 âm lịch năm 1993, trâu được chôn tại chỗ mất.


Trâu lạy những người ở tu viện đã cứu mạng

Vào năm 1987,một con két lông xanh, mỏ đỏ tử Lạc Sơn, tỉnh Tứ Xuyên được mang đến Chùa Bảo Đậu ở Nội Mông.

Bởi vì con két này ngu si không nói tiếng người được, và mổ cắn vào những người tìm cách huấn luyện nó, nên là con két này ít được ai ưa thích. Cuối cùng con két được đem cho Lão Cư Sĩ họ Vương để nuôi.
Cả nhà Cư Sĩ họ Vương đều là Phật tử thuần thành, ưa thích đủ loại động vật và thú vật nhỏ. Họ nuôi trong nhà nhiều chó, mèo, dê, bồ câu bị người ta ruồng bỏ.

Sau khi con két vào gia đình này, nó nghe băng niệm danh hiệu A Di Đà Phật và Quán Thế Âm Bỏ Tát được mở suốt ngày, và tánh tình của nó trở nên dịu hiền hơn. Nhiều tháng sau, con két mà trước đây không học nói được gì cả, nay bắt đầu niệm danh hiệu Phật!

Nó niệm “Nam Mô A Di Đà Phật! A Mi Đà Phật, Phật, Phật! Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát! Quán Âm Phật!” v.v… Giọng của nó rất rõ ràng và dễ nghe.Thường nó nói thêm “Niệm Phật lẹ lên! Anh niệm Phật! (Anh là tên riêng của nó), A, Niệm Phật đi!”



Mỗi ngày khi chủ của nó tụng kinh sáng và tối, con két thường đi theo. Bất cứ khi nào có người tụng kinh hay niệm Phật trong Phật đường của nhà họ Vương, nó đều tham gia. Ngay cả khi chủ của nó niệm thầm trong tâm, con két cũng biết và niệm lâu giống như chủ.

Điều kỳ lạ nhất là ngoài việc niệm danh hiệu Phật, không ai có thể dạy nó nói điều gì khác. Gia đình họ Vương đón tiếp nhiều người đến nhà cùng tụ tập với nhau, và hàng ngày có nhiều tiếng nói chuyện trong nhà.
Tuy nhiên con két không bao giờ học những câu thông thường như “Ông khỏe không? Xin mời ngồi.” Là những câu người ta cố gắng dạy nó. Nó chỉ nói “Niệm Phật đi! Nam Mô A Di Đà Phật!”

Một ngày nọ vào tháng 5 năm 1998, con két bị cái gì đó làm cho sợ sệt và sau đó ngừng ăn. Nó bị tiêu chảy liên tục cho đến ngày hôm sau. Khi gần cuối cuộc đời, nó cùng niệm danh hiệu Phật với chủ, và người ta có thể nghe tiếng niệm yếu ớt “Nam Mô A Di Đà Phật” từ trong cổ họng của nó. Sau khi vãng sanh, cơ thể nó vẫn mềm mại và lông vẫn sáng giống như đang còn sống.

Cư sĩ họ Vương và cả gia đình ông niệm cho nó suốt 12 giờ đồng hồ. Họ mời một vị Lão Pháp sư từ Ngũ Đài Sơn đến chủ trì lễ hỏa táng, hơn một trăm người cư sĩ nghe biết và đến tham dự.
Đó là một buổi lễ trang trọng. Sau khi hỏa thiêu, người ta tìm thấy lưỡi của con két vẫn còn nguyên vẹn và hơn 20 xá lợi trắng như ngọc với những đốm đỏ li ti, cùng nhiều chục xá lợi tử.


(Lưỡi két Anh còn nguyên vẹn & 1 số xá lợi sau khi hỏa thiêu.)

Câu chuyện này, cùng với nhiều câu chuyện khác về những con vật trong Phật giáo, cho thấy rằng từ sinh vật khôn ngoan nhất đến sinh vật ngu si nhất tất cả đều có thể được lợi ích của việc niệm danh hiệu Phật. Câu chuyện này cũng cho thấy rằng tất cả chúng sanh đều có Phật tánh và đều có thể trở thành Phật.

theo nguồn :chuakhainguyen.com


dammaythongdong
Bài viết: 487
Ngày: 26/03/20 05:12
Giới tính: Nữ
Phật tử: Tại gia
Đến từ: TPHCM
Được cảm ơn: 4 time

Re: Các chuyện gương vãng sanh

Bài viết chưa xem gửi bởi dammaythongdong »

Một Đại Sư “Chê” Pháp Môn Tịnh Độ Sau Cơn Bệnh Thập Tử Nhất Sinh Liền Quy Hướng Cực Lạc


Ngươn Chiếu Đại sư tự Trạm Nhiên, họ Đường, người ở Dư Hàng. Lúc đầu ngài chuyên học luật với Huệ Giám Luật sư, sau theo hầu Thần Chiếu Thiền sư nghe giảng giáo quán Thiên Thai.
Khi ngài thọ giới Bồ Tát nơi Quang Từ Pháp sư, giới quang phát hiện chiếu sáng cả giới đàn.

Cảm sự linh ứng ấy, ngài chuyên nghiên cứu Luật tạng, cầm bát khất thực nơi chợ. Về sau ngài trụ chùa Linh Chi ba mươi năm truyền giới độ Tăng hơn sáu mươi hội.

Hằng ngày, ngài chuyên chí nơi Tịnh độ. Ngài thường nói : “Lúc sống thời hoằng truyền Giới luật, khi chết thời về Cực Lạc. Đó là chỗ sở đắc của tôi”. Ngài có soạn nghi Tịnh Độ lễ sám và viết lời tựa rằng : “Ngươn Chiếu này từ khi đến giới đàn, bèn biết chuyên lo học luật.

Kế gặp Thiên Thai Thần Ngộ Xử Khiêm Pháp sư hết lòng sách tấn, tôi mới nghiên cứu Phật thừa. Và do đó mà tôi phát nguyện : “Thường sanh tại Ta Bà ngũ trược ác thế làm đại đạo sư dìu dắt quần sanh đem về Phật đạo”.

Tôi đọc Cao Tăng truyện, thấy Huệ Bố Pháp sư nói Cực Lạc dầu thanh tịnh mà chẳng phải chỗ nguyện của tôi. Giả sử mười hai kiếp hưởng vui trong hoa sen, đâu bằng ở tam đồ cứu khổ chúng sanh!

Do đấy tôi càng nắm chặt chí hướng cũ, trải qua nhiều năm trọn không có quan niệm quy hướng nơi môn Tịnh độ, lại thêm khinh chê người tu tịnh nghiệp. Năm nọ tôi mang bệnh nặng, thân gầy yếu, tâm mê loạn, toàn không chủ định, trong lúc đó nếu chết sẽ không biết phải về đâu.

Sau khi bệnh lành, tôi liền xét biết quan niệm ngày trước là lỗi: chí nguyện dầu là to rộng, song mình chưa đủ khả năng. Buồn khóc cảm thương, tôi tự quở tự trách.

Tôi giở tập Thập Nghi Luận ra xem, thấy trong ấy nói sơ tâm Bồ Tát chưa chứng Vô sanh nhẫn, không được rời Phật. Trong ấy lại dẫn lời Trí Độ Luận : “Cụ phược phàm phu có tâm đại bi rồi nguyện sanh trong cõi ác trược để cứu khổ chúng sanh, quyết không nên ! Ví như trẻ thơ, chẳng nên xa cha mẹ, chim non chỉ nên chuyền nhành”. Từ ngày đó tôi vất cả sở học ngày trước, chuyên tìm xem các bộ Kinh cùng luận dạy về Tịnh độ, ngót hai mươi năm chưa từng tạm hở. Tôi nghiên cứu tinh tường giáo lý, duyệt khắp cả cổ kim. Những quan niệm nghi ngờ về môn Tịnh độ tiêu rã như sương tan; lòng tin Tịnh độ của tôi ngày càng sâu chắc. Tôi lại thấy lời luận về hai môn “chuyên tu” cùng “tạp tu” của Thiện Đạo Hòa thượng : “Nếu chuyên tu thời trăm người tu, trăm người vãng sanh; còn tạp tu thời nghìn muôn khó được một hai”.

Tôi xét mình tâm trí tán loạn, quán hạnh khó thành, nên chỉ chuyên tâm trì niệm bốn chữ hồng danh. Nhiều đời bỏ cha trốn đi, nay mới tự thấy là biết về nhà. Tôi đem chỗ mình đang tu tập khuyên nhắc mọi người cùng tu. Pháp môn thắng diệu do tín tâm mà được thành. Như đức Đại Thế Chí do tâm niệm Phật mà chứng được viên thông, nhập tam ma địa. Tôi lại gẫm xét, mình năm xưa không tin Tịnh độ, hủy pháp, khinh người, tạo vô lượng tội nghiệp. Trong lòng chẳng xiết hổ thẹn, sớm tối lo sợ, đối trước Phật đài phát lộ tâm can, năm vóc mọp đất tha thiết sám hối.
Rồi tôi lại phát đại nguyện : “Nhiếp tất cả chúng sanh đồng tu môn niệm Phật, đều vãng sanh Cực Lạc”.
Muốn thường tu tập, phải lập nghi thức khóa trình, tôi soạn các văn của tiền bối hiệp thành sám pháp này. Từ đầu tới cuối, trình bày mười môn. Trong đây đều chuẩn theo lời Phật cùng ý Tổ. Người sau đọc đến, sẽ rõ chí hướng của tôi”.

Ngoài ra, ngài có soạn Quán Kinh Nghĩa Sớ, A Di Đà Phật Kinh Nghĩa Sớ. Về phần trứ thuật của ngài, cả thảy hơn hai trăm quyển.

Năm Chánh Hòa thứ sáu, mùa Thu, ngài bảo Tăng chúng tụng Quán Kinh và Phổ Hiền Hạnh Nguyện phẩm. Ngài ngồi kiết già, yên lặng lắng nghe rồi an nhiên mà tịch. Lúc đó mọi người đồng nghe tiếng thiên nhạc khắp hư không.

Trích Lạc Ban Văn Loại, Phật Tổ Thống Ký, Tây Hồ Cao Tăng Sử Lược
Đường Về Cực Lạc – HT. THÍCH TRÍ TỊNH


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.3 khách