Tỉnh giác và chánh niệm - Học tập thực hành
-
- Bài viết: 404
- Ngày: 08/01/09 01:28
- Giới tính: Nam
- Đến từ: HCM
Tỉnh giác và chánh niệm - Học tập thực hành
Trong Kinh điển, Đức Phật nhiều lần nhắc đến chánh niệm tỉnh giác, có khi cả hai đi cùng, có khi có trước, có sau.
Trong Kinh tứ niệm xứ, tỉnh giác được nhắc trước chánh niệm.
-- Này các Tỷ-kheo, đây là con đường độc nhất đưa đến thanh tịnh cho chúng sanh, vượt khỏi sầu não, diệt trừ khổ ưu, thành tựu chánh trí, chứng ngộ Niết-bàn. Ðó là Bốn Niệm xứ.
Thế nào là bốn? Này các Tỷ-kheo, ở đây Tỷ-kheo sống quán thân trên thân, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm để chế ngự tham ưu ở đời; sống quán thọ trên các thọ, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm để chế ngự tham ưu ở đời; sống quán tâm trên tâm, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm để chế ngự tham ưu ở đời; sống quán pháp trên các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm để chế ngự tham ưu ở đời.
Bây giờ chúng ta cùng tìm hiểu chánh niệm tỉnh giác.
Thế nào là tỉnh giác? Chúng ta tham khảo về tỳ kheo tỉnh giác trong Kinh Tương Ưng Bộ.
"Và như thế nào, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo tỉnh giác?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo khi đi tới, khi đi lui đều tỉnh giác; khi nhìn thẳng, khi nhìn quanh đều tỉnh giác;
khi co tay, khi duỗi tay, đều tỉnh giác; khi mang y kép, bình bát, thượng y đều tỉnh giác; khi ăn, uống, nhai, nếm đều
tỉnh giác; khi đi đại tiện, tiểu tiện đều tỉnh giác; khi đi, đứng, ngồi, nằm, thức, nói, im lặng đều tỉnh giác.
Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo tỉnh giác"
(S.IV, 210)
Về thân, thân thể đang làm gì, tỳ kheo biết đang làm đấy, đang ăn biết đang ăn, đang đi biết đang đi, đang nằm biết đang nằm, đang nhìn biết đang nhìn... Như vậy là tỉnh giác.
Ngược lại, đang ăn, không biết đang ăn; đang đi không biết đang đi; đang nằm không biết đang nằm, đang nhìn không biết đang nhìn..., như vậy là không tỉnh giác.
Học tập tỉnh giác thế nào?
Chúng ta thực hiện chậm một số hoạt động thường ngày, và không thực hiện đồng thời nhiều hoạt động, hành động để học tập tỉnh giác.
Làm chậm:
Khi đi, đi chậm lại; khi ăn, ăn chậm lại, khi gãi, gãi chậm lại... Làm như thế để có thói quen tỉnh giác, biết đang làm gì. Nếu làm nhanh quá, hành động kết thúc, mất thói quen tỉnh giác. Nhờ có tỉnh giác khi không tỉnh giác ta biết mình không tỉnh giác.
Làm một việc:
Khi đi chỉ đi, khi ăn chỉ ăn, khi nghe chỉ nghe... Nếu chúng ta làm nhiều việc cùng lúc, thì biết việc này, sẽ bỏ sót việc kia. Ví dụ khi ăn, không được vừa ăn vừa nghe nhạc, hay vừa xem tivi. Nếu nghe nhạc, thì ta không biết mình đang ăn và ngược lại. Ví dụ tiếp trong hoạt động ăn, không vừa gắp thức ăn vừa nhai, hành động gắp và hành động nhai nên làm tuần tự, trước sau.
Khi thường xuyên theo dõi hoạt động, hành động đang làm, chúng ta có thói quen tỉnh giác. Để đến mức độ chánh niệm tỉnh giác chúng ta phải thực tập chánh niệm.
Thế nào là chánh niệm? Chúng ta tham khảo về tỳ kheo chánh niệm trong Kinh Tương Ưng Bộ:
"Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo chánh niệm?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo sống quán thân trên thân, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo chánh niệm.
Sống quán thọ trên các cảm thọ, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời.
Sống quán tâm trên tâm, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời.
Sống quán pháp trên các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời.
Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo chánh niệm."
(S.IV, 210)
Niệm về thực tại là chánh niệm. Niệm là chìm ngập vào trong đối tượng, hướng tâm đến đối tượng với mong muốn hiểu sâu đối tượng. Nhờ tỉnh giác, chúng ta có thói quen biết thực tại. Nhưng niệm thực tại, chúng ta chứng chân lý. Thiếu chánh niệm, tỉnh giác giúp chúng ta biết thực tại ở mức độ thô, mức độ vật lý bên ngoài. Có chánh niệm, chúng ta biết thực tại ở mức độ vi tế, chân lý tột cùng.
Học tập chánh niệm thế nào?
Học tập theo kinh Tứ niệm xứ.
21 phép niệm trong tứ niệm xứ là chánh niệm.
-Quán thân: 14 = hơi thở (1) + các tư thế (1) + biết rõ việc đang làm (1) + bất tịnh (1) + các nguyên tố sắc (1) + tử thi (9)
-Quán thọ: 1
-Quán tâm: 1
-Quán pháp: 5 = các triền cái (1) + các uẩn (1) + các căn (1) + các yếu tố giác ngộ (1) + 4 Thánh đế (1)
Lấy phép quán hơi thở làm ví dụ.
Trước hết chuẩn bị tư thế ngồi. Ngồi kiết già, lưng thẳng để vững chãi, khi niệm sẽ không bị ảnh hưởng do tư thế ngồi không vững chãi gây ra. Rồi niệm hơi thở.
Hơi thở đi vào biết đi vào (đó là tỉnh giác) , hơi thở đi ra biết đi ra (đó là tỉnh giác) ==> có chánh niệm ==> Hơi thở vô dài biết hơi thở vô dài, hơi thở ra dài biết hơi thở ra dài ( đó là tỉnh giác) ==> có chánh niệm hơn ==> hơi thở vô ngắn biết hơi thở vô ngắn, hơi thở ra ngắn biết hơi thở ra ngắn (đó là tỉnh giác) ==> có chánh niệm nhiều hơn ==> cảm giác toàn thân tôi thở vô, cảm giác toàn thân tôi thở ra (đó là tỉnh giác) ==> có chánh niệm nhiều hơn ==> an tịnh toàn thân tôi thở vô, anh tịnh toàn thân tôi thở ra (đó là tỉnh giác).
Như vậy, cái chúng ta quán, hơi thở là hơi thở, là thân trên thân, không có thọ, không có tâm, không có pháp, không có người đàn ông, người đàn bà, người đẹp, người xấu.
Một số ví dụ về có tỉnh giác nhưng không có niệm: con mèo rình chuột, nghệ sĩ xiếc biểu diễn, xạ thủ bắn súng.
Một số ví dụ về niệm nhưng không phải chánh niệm: niệm kasina, niệm sự chết, niệm 10 Phật đức.
Ban đầu TMH định viết thật rõ từng bước thực hành, nhưng thôi, viết như trên tạm thời đã đủ. Với lòng mong cầu giải thoát, quý đạo hữu có thể tự tìm tòi thêm, các khóa thiền tập trung không thiếu, sự chỉ dẫn của Thiền sư dành cho thiền sinh mới vẫn là hơn. Và cũng là chờ duyên bổ sung từ quý đạo hữu trong diễn đàn.
Kính mong quý đạo hữu cùng bổ sung, chia sẻ, đặt câu hỏi nhằm trợ duyên cho nhau thực hành chánh niệm tỉnh giác!
Nguyện cho tất cả được an vui, hòa hợp, giải thoát!
Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Trong Kinh tứ niệm xứ, tỉnh giác được nhắc trước chánh niệm.
-- Này các Tỷ-kheo, đây là con đường độc nhất đưa đến thanh tịnh cho chúng sanh, vượt khỏi sầu não, diệt trừ khổ ưu, thành tựu chánh trí, chứng ngộ Niết-bàn. Ðó là Bốn Niệm xứ.
Thế nào là bốn? Này các Tỷ-kheo, ở đây Tỷ-kheo sống quán thân trên thân, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm để chế ngự tham ưu ở đời; sống quán thọ trên các thọ, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm để chế ngự tham ưu ở đời; sống quán tâm trên tâm, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm để chế ngự tham ưu ở đời; sống quán pháp trên các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm để chế ngự tham ưu ở đời.
Bây giờ chúng ta cùng tìm hiểu chánh niệm tỉnh giác.
Thế nào là tỉnh giác? Chúng ta tham khảo về tỳ kheo tỉnh giác trong Kinh Tương Ưng Bộ.
"Và như thế nào, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo tỉnh giác?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo khi đi tới, khi đi lui đều tỉnh giác; khi nhìn thẳng, khi nhìn quanh đều tỉnh giác;
khi co tay, khi duỗi tay, đều tỉnh giác; khi mang y kép, bình bát, thượng y đều tỉnh giác; khi ăn, uống, nhai, nếm đều
tỉnh giác; khi đi đại tiện, tiểu tiện đều tỉnh giác; khi đi, đứng, ngồi, nằm, thức, nói, im lặng đều tỉnh giác.
Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo tỉnh giác"
(S.IV, 210)
Về thân, thân thể đang làm gì, tỳ kheo biết đang làm đấy, đang ăn biết đang ăn, đang đi biết đang đi, đang nằm biết đang nằm, đang nhìn biết đang nhìn... Như vậy là tỉnh giác.
Ngược lại, đang ăn, không biết đang ăn; đang đi không biết đang đi; đang nằm không biết đang nằm, đang nhìn không biết đang nhìn..., như vậy là không tỉnh giác.
Học tập tỉnh giác thế nào?
Chúng ta thực hiện chậm một số hoạt động thường ngày, và không thực hiện đồng thời nhiều hoạt động, hành động để học tập tỉnh giác.
Làm chậm:
Khi đi, đi chậm lại; khi ăn, ăn chậm lại, khi gãi, gãi chậm lại... Làm như thế để có thói quen tỉnh giác, biết đang làm gì. Nếu làm nhanh quá, hành động kết thúc, mất thói quen tỉnh giác. Nhờ có tỉnh giác khi không tỉnh giác ta biết mình không tỉnh giác.
Làm một việc:
Khi đi chỉ đi, khi ăn chỉ ăn, khi nghe chỉ nghe... Nếu chúng ta làm nhiều việc cùng lúc, thì biết việc này, sẽ bỏ sót việc kia. Ví dụ khi ăn, không được vừa ăn vừa nghe nhạc, hay vừa xem tivi. Nếu nghe nhạc, thì ta không biết mình đang ăn và ngược lại. Ví dụ tiếp trong hoạt động ăn, không vừa gắp thức ăn vừa nhai, hành động gắp và hành động nhai nên làm tuần tự, trước sau.
Khi thường xuyên theo dõi hoạt động, hành động đang làm, chúng ta có thói quen tỉnh giác. Để đến mức độ chánh niệm tỉnh giác chúng ta phải thực tập chánh niệm.
Thế nào là chánh niệm? Chúng ta tham khảo về tỳ kheo chánh niệm trong Kinh Tương Ưng Bộ:
"Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo chánh niệm?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo sống quán thân trên thân, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo chánh niệm.
Sống quán thọ trên các cảm thọ, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời.
Sống quán tâm trên tâm, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời.
Sống quán pháp trên các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời.
Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo chánh niệm."
(S.IV, 210)
Niệm về thực tại là chánh niệm. Niệm là chìm ngập vào trong đối tượng, hướng tâm đến đối tượng với mong muốn hiểu sâu đối tượng. Nhờ tỉnh giác, chúng ta có thói quen biết thực tại. Nhưng niệm thực tại, chúng ta chứng chân lý. Thiếu chánh niệm, tỉnh giác giúp chúng ta biết thực tại ở mức độ thô, mức độ vật lý bên ngoài. Có chánh niệm, chúng ta biết thực tại ở mức độ vi tế, chân lý tột cùng.
Học tập chánh niệm thế nào?
Học tập theo kinh Tứ niệm xứ.
21 phép niệm trong tứ niệm xứ là chánh niệm.
-Quán thân: 14 = hơi thở (1) + các tư thế (1) + biết rõ việc đang làm (1) + bất tịnh (1) + các nguyên tố sắc (1) + tử thi (9)
-Quán thọ: 1
-Quán tâm: 1
-Quán pháp: 5 = các triền cái (1) + các uẩn (1) + các căn (1) + các yếu tố giác ngộ (1) + 4 Thánh đế (1)
Lấy phép quán hơi thở làm ví dụ.
Trước hết chuẩn bị tư thế ngồi. Ngồi kiết già, lưng thẳng để vững chãi, khi niệm sẽ không bị ảnh hưởng do tư thế ngồi không vững chãi gây ra. Rồi niệm hơi thở.
Hơi thở đi vào biết đi vào (đó là tỉnh giác) , hơi thở đi ra biết đi ra (đó là tỉnh giác) ==> có chánh niệm ==> Hơi thở vô dài biết hơi thở vô dài, hơi thở ra dài biết hơi thở ra dài ( đó là tỉnh giác) ==> có chánh niệm hơn ==> hơi thở vô ngắn biết hơi thở vô ngắn, hơi thở ra ngắn biết hơi thở ra ngắn (đó là tỉnh giác) ==> có chánh niệm nhiều hơn ==> cảm giác toàn thân tôi thở vô, cảm giác toàn thân tôi thở ra (đó là tỉnh giác) ==> có chánh niệm nhiều hơn ==> an tịnh toàn thân tôi thở vô, anh tịnh toàn thân tôi thở ra (đó là tỉnh giác).
Như vậy, cái chúng ta quán, hơi thở là hơi thở, là thân trên thân, không có thọ, không có tâm, không có pháp, không có người đàn ông, người đàn bà, người đẹp, người xấu.
Một số ví dụ về có tỉnh giác nhưng không có niệm: con mèo rình chuột, nghệ sĩ xiếc biểu diễn, xạ thủ bắn súng.
Một số ví dụ về niệm nhưng không phải chánh niệm: niệm kasina, niệm sự chết, niệm 10 Phật đức.
Ban đầu TMH định viết thật rõ từng bước thực hành, nhưng thôi, viết như trên tạm thời đã đủ. Với lòng mong cầu giải thoát, quý đạo hữu có thể tự tìm tòi thêm, các khóa thiền tập trung không thiếu, sự chỉ dẫn của Thiền sư dành cho thiền sinh mới vẫn là hơn. Và cũng là chờ duyên bổ sung từ quý đạo hữu trong diễn đàn.
Kính mong quý đạo hữu cùng bổ sung, chia sẻ, đặt câu hỏi nhằm trợ duyên cho nhau thực hành chánh niệm tỉnh giác!
Nguyện cho tất cả được an vui, hòa hợp, giải thoát!
Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Re: Tỉnh giác và chánh niệm - Học tập thực hành
Theo mình cuộc sống chúng ta phải luôn tỉnh táo , không trong trạng thái mê ngủ , mơ mộng mông lung . Như đang học bài mà lại mơ mộng đến game chẳng hạn .
Chúng ta mắt nhìn cuốn tập sẽ không thấy được chữ vì tâm không hướng vào tập mà hướng vào những cảnh thuộc Pháp nảy sinh tùy ý theo tham , sân , si . Đức Phật từng dạy " này chư Tỳ Kheo tư hay tác ý là nghiệp " . Chính cái tác ý , chú ý hay tư này chúng ta phải nghiếp phục nó . Khi đã có chánh kiến rồi thì điều phục nó theo nó chánh kiến đó là chánh đạo .
Chúng ta mắt nhìn cuốn tập sẽ không thấy được chữ vì tâm không hướng vào tập mà hướng vào những cảnh thuộc Pháp nảy sinh tùy ý theo tham , sân , si . Đức Phật từng dạy " này chư Tỳ Kheo tư hay tác ý là nghiệp " . Chính cái tác ý , chú ý hay tư này chúng ta phải nghiếp phục nó . Khi đã có chánh kiến rồi thì điều phục nó theo nó chánh kiến đó là chánh đạo .
-
- Bài viết: 404
- Ngày: 08/01/09 01:28
- Giới tính: Nam
- Đến từ: HCM
Re: Tỉnh giác và chánh niệm - Học tập thực hành
Kính đạo hữu Koa,koa đã viết:Theo mình cuộc sống chúng ta phải luôn tỉnh táo , không trong trạng thái mê ngủ , mơ mộng mông lung . Như đang học bài mà lại mơ mộng đến game chẳng hạn .
Chúng ta mắt nhìn cuốn tập sẽ không thấy được chữ vì tâm không hướng vào tập mà hướng vào những cảnh thuộc Pháp nảy sinh tùy ý theo tham , sân , si . Đức Phật từng dạy " này chư Tỳ Kheo tư hay tác ý là nghiệp " . Chính cái tác ý , chú ý hay tư này chúng ta phải nghiếp phục nó . Khi đã có chánh kiến rồi thì điều phục nó theo nó chánh kiến đó là chánh đạo .
Dẫu biết không nên mơ mộng nhưng thật khó làm thay, thật khó điều phục tâm của chúng ta.
Ở đây đạo hữu điều phục tâm như thế nào?
Và đạo hữu nghĩ sao về suy nghĩ này : "trước khi có chánh kiến chúng ta phải thực hành chánh niệm".Khi đã có chánh kiến rồi thì điều phục nó theo nó chánh kiến đó là chánh đạo
-
- Bài viết: 205
- Ngày: 13/08/13 01:13
- Giới tính: Nam
- Phật tử: Tại gia
- Đến từ: BẾN TRE
Re: Tỉnh giác và chánh niệm - Học tập thực hành
Hiền hữu Thogminhhon kính mến !
KÍ́NH
Theo câu trên của hiền hữu thì tạ̣i sao thứ tự sắp xếp Bát Chánh Đạo Đức Phật lại sắp Chánh kiến trước, nhưng khi thực hành lại thực hành Chánh Niệm trước ? kính mong hiền hữu giảng trạch dùm......Và đạo hữu nghĩ sao về suy nghĩ này : "trước khi có chánh kiến chúng ta phải thực hành chánh niệm".
KÍ́NH
-
- Bài viết: 404
- Ngày: 08/01/09 01:28
- Giới tính: Nam
- Đến từ: HCM
Re: Tỉnh giác và chánh niệm - Học tập thực hành
Đạo hữu Chanhhoitrong kính mến,chanhhoitrong_123 đã viết:Hiền hữu Thogminhhon kính mến !Theo câu trên của hiền hữu thì tạ̣i sao thứ tự sắp xếp Bát Chánh Đạo Đức Phật lại sắp Chánh kiến trước, nhưng khi thực hành lại thực hành Chánh Niệm trước ? kính mong hiền hữu giảng trạch dùm......Và đạo hữu nghĩ sao về suy nghĩ này : "trước khi có chánh kiến chúng ta phải thực hành chánh niệm".
KÍ́NH
Do còn có một số việc cần làm, TMH xin hẹn hồi đáp, trao đổi cùng đạo hữu vào cuối tuần này.
Ngoài chia sẻ kinh nghiệm, TMH còn muốn trích dẫn kinh điển để chúng ta cùng hưởng pháp lạc từ Thế Tôn.
Mong đạo hữu hoan hỷ!
Kính chúc đạo hữu an lạc!
-
- Bài viết: 404
- Ngày: 08/01/09 01:28
- Giới tính: Nam
- Đến từ: HCM
Re: Tỉnh giác và chánh niệm - Học tập thực hành
Kính đạo hữu Chanhhoitrong,
Thực hành chánh niệm cần phải làm để có được chánh kiến, đó chính là kinh nghiệm của TMH thưa đạo hữu.
Và thực hành chánh niệm chính là thực hành tứ niệm xứ.
Tứ niệm xứ => chánh kiến
Trước hết xin trích dẫn lời giảng của Đức Bổn Sư về chánh kiến:
"
Chánh kiến, này các Tỷ-kheo, Ta nói có hai loại. Này các Tỷ-kheo, có loại chánh kiến hữu lậu, thuộc phước báo, đưa đến quả sanh y (upadhivepakka); có loại chánh kiến, này các Tỷ-kheo, thuộc bậc Thánh, vô lậu, siêu thế, thuộc đạo chi (magganga).
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là chánh kiến hữu lậu, thuộc phước báo, đưa đến quả sanh y? Có bố thí, có cúng dường, có tế tự, có quả báo các nghiệp thiện ác, có đời này, có đời khác, có mẹ, có cha, có các loại hóa sanh; ở đời có các vị Sa-môn, Bà-la-môn, chánh hướng, chánh hạnh, sau khi với thượng trí tự mình chứng đạt đời này và đời khác lại tuyên bố lên. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là chánh kiến hữu lậu, thuộc phước báo, đưa đến quả sanh y.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là chánh kiến thuộc bậc Thánh, vô lậu, siêu thế, thuộc đạo chi? Phàm cái gì, này các Tỷ-kheo, thuộc trí tuệ, tuệ căn, tuệ lực, trạch pháp giác chi, chánh kiến, đạo chi của một vị tu tập Thánh đạo, thành thục trong Thánh đạo, có vô lậu tâm, có Thánh tâm. Chánh kiến như vậy, này các Tỷ-kheo, thuộc bậc Thánh, vô lậu, siêu thế, thuộc đạo chi.
"
Dù là chánh kiến hữu lậu, hay chánh kiến vô lậu cũng phải khởi lên nơi tự thân, không hoài nghi, không vay mượn. Lấy ví dụ, một Phật tử cho rằng có đời này, có đời sau, có nghiệp thiện, ác nhưng tự thân không thấy được những điều đó, do nghe lại, do tin tưởng vị đạo sư. Như vậy vị ấy không phải là người có chánh kiến, mà theo chánh kiến của người khác. Nhưng nhờ yết kiến, nhờ thân cận các bậc Thánh có chánh kiến vị ấy sẽ có cơ hội khởi sinh chánh kiến nơi mình. Cơ hội ấy sẽ có được nếu thực tập chánh niệm, hay Tứ niệm xứ.
"Này các Tỷ-kheo, đây là con đường độc nhất đưa đến thanh tịnh cho chúng sanh, vượt khỏi sầu não, diệt trừ khổ ưu, thành tựu chánh trí, chứng ngộ Niết-bàn. Ðó là Bốn Niệm xứ."
Thanh tịnh cho chúng sanh => Chánh kiến được khởi sinh , một từ diễn tả khác của chánh kiến = như thật biết rõ.
Theo sự hiểu của TMH từ các bài giảng của thầy Thiền sư, sự thực hành niệm xứ sẽ đem đến cho một người các mức độ ghi nhận thực tại ngày một vi tế hơn (các tầng tuệ phát triển). Đến mức tột cùng, người ấy sẽ thấy được thực tướng, lúc đó không còn nghi ngờ về các tướng của pháp (khổ, vô ngã) vì người ấy ngay lúc đó thấy bằng sự không suy xét, không tưởng tượng, như thật biết rõ = chánh kiến. Và lúc này, người ấy được coi là bậc Thánh (vị Nhập lưu). Khi người ấy tư duy thực tại, tư duy là chánh (chánh tư duy), khi người ấy niệm thực tại, niệm là chánh (chánh niệm)... Lúc này người ấy vẫn phải thực hành niệm xứ để Chánh tri kiến, Chánh tư duy, Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng, Chánh tinh tấn, Chánh niệm, Chánh định được thành thục và diệt trừ những kiết sử còn sót lại.
Còn vì sao Thế tôn nêu chánh kiến trước trong bát thánh đạo thì theo ý TMH như sau:
*Chánh kiến => tâm của bậc thánh
*Chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng=> hành của bậc thánh (tâm sở)
*Chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định=> tâm sở khác hành của bậc thánh.
Với phàm phu chúng ta, khi phân tích tâm, chúng ta cũng được phân tích tâm - tâm sở. Với bậc thánh, giai đoạn thánh đạo khởi sinh Thế tôn cũng phân tích như vậy.
Đạo lộ tu tập của chúng ta từ lúc phàm phu cho đến lúc trở thành thánh hữu học không khi nào không có tứ niệm xứ. Nếu coi bát thánh đạo là công cụ để diệt trừ kiết sử, thì tứ niệm xứ là phương pháp sử dụng các công cụ ấy. Phương pháp ấy hiệu quả đến mức Thế tôn đã nói: "Này các Tỷ-kheo, không cần gì nửa tháng, một vị nào tu tập Bốn Niệm xứ này trong bảy ngày, vị ấy có thể chứng một trong hai quả sau đây: Một là chứng Chánh trí ngay trong hiện tại, hai là nếu còn hữu dư y, thì chứng quả Bất hoàn. Này các Tỷ-kheo, đây là con đường độc nhất đưa đến thanh tịnh cho chúng sanh, vượt khỏi sầu não, diệt trừ khổ ưu, thành tựu Chánh trí, chứng ngộ Niết-bàn. Ðó là Bốn Niệm xứ. "
Do vậy, đạo hữu Chanhhoitrong kính mến, hãy thọ trì tứ niệm xứ là con đường duy nhất.
Trong Tương Ưng Uẩn, Thế Tôn đã thuyết giảng cho Trưởng lão Tissa:
"
Ví như, này Tissa, có hai người. Một người không giỏi về đường sá, một người giỏi về đường sá. Trong hai người ấy, người không giỏi về đường sá này hỏi người giỏi về đường sá kia về con đường. Người ấy trả lời: "Hãy đi, này Bạn, đây là con đường. Hãy đi theo con đường ấy trong một thời gian. Sau khi đi theo con đường ấy một thời gian, Bạn sẽ thấy con đường ấy chia làm hai. Ở đây, hãy bỏ con đường phía trái, và lấy con đường phía mặt. Rồi đi theo con đường ấy trong một thời gian. Sau khi đi theo con đường ấy trong một thời gian, Bạn sẽ thấy một khu rừng rậm. Hãy đi theo con đường ấy trong một thời gian. Sau khi đi theo con đường ấy trong một thời gian, Bạn sẽ thấy một đầm nước lớn. Hãy đi theo con đường ấy trong một thời gian, Bạn sẽ thấy một vực nước sâu. Hãy đi theo con đường ấy trong một thời gian. Sau khi đi theo con đường ấy trong một thời gian, Bạn sẽ thấy một khoảnh đất bằng khả ái!"
27) Ðây là ví dụ của Ta dùng, này Tissa, để nêu rõ ý nghĩa. Và ý nghĩa như sau:
28) Người không giỏi về đường sá, này Tissa, là ví cho kẻ phàm phu. Người giỏi về đường sá, này Tissa, là ví cho Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác.
29) Con đường chia làm hai, này Tissa, là ví cho trạng thái nghi hoặc. Con đường tay trái, này Tissa, là ví cho con đường tà đạo tám ngành, tức là tà tri kiến... tà định. Con đường tay mặt, này Tissa, là ví cho con đường Thánh đạo Tám ngành, tức là chánh tri kiến... chánh định.
30) Khu rừng rậm, này Tissa, là ví cho vô minh. Các đầm nước thấp, này Tissa, là ví cho các dục. Vực nước sâu, này Tissa, là ví cho phẫn nộ, ưu não. Khoảnh đất bằng phẳng khả ái, này Tissa, là ví cho Niết-bàn.
31) Hãy hoan hỷ, này Tissa! Hãy hoan hỷ, này Tissa! Ta giáo giới (cho Ông), Ta giúp đỡ (cho Ông), Ta giảng dạy (cho Ông).
"
Bậc Chánh Đẳng Giác đã chỉ cách đóng con đường bên trái, đã chỉ cách đến con đường bên phải, đã trao truyền Tứ niệm xứ. Đạo hữu Chanhhoitrong, hãy thực tập Tứ niệm xứ. Hãy yết kiến, hãy thân cận một bậc thánh để được truyền dạy phương pháp tuyệt diệu này. Hãy giữ gìn pháp bằng cách khởi sinh pháp nơi tự thân.
Nguyện cho mong muốn thoát khổ của đạo hữu được đền đáp xứng đáng.
Nguyện cho tất cả chúng sinh được an vui, hòa hợp, giải thoát!
Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
Thực hành chánh niệm cần phải làm để có được chánh kiến, đó chính là kinh nghiệm của TMH thưa đạo hữu.
Và thực hành chánh niệm chính là thực hành tứ niệm xứ.
Tứ niệm xứ => chánh kiến
Trước hết xin trích dẫn lời giảng của Đức Bổn Sư về chánh kiến:
"
Chánh kiến, này các Tỷ-kheo, Ta nói có hai loại. Này các Tỷ-kheo, có loại chánh kiến hữu lậu, thuộc phước báo, đưa đến quả sanh y (upadhivepakka); có loại chánh kiến, này các Tỷ-kheo, thuộc bậc Thánh, vô lậu, siêu thế, thuộc đạo chi (magganga).
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là chánh kiến hữu lậu, thuộc phước báo, đưa đến quả sanh y? Có bố thí, có cúng dường, có tế tự, có quả báo các nghiệp thiện ác, có đời này, có đời khác, có mẹ, có cha, có các loại hóa sanh; ở đời có các vị Sa-môn, Bà-la-môn, chánh hướng, chánh hạnh, sau khi với thượng trí tự mình chứng đạt đời này và đời khác lại tuyên bố lên. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là chánh kiến hữu lậu, thuộc phước báo, đưa đến quả sanh y.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là chánh kiến thuộc bậc Thánh, vô lậu, siêu thế, thuộc đạo chi? Phàm cái gì, này các Tỷ-kheo, thuộc trí tuệ, tuệ căn, tuệ lực, trạch pháp giác chi, chánh kiến, đạo chi của một vị tu tập Thánh đạo, thành thục trong Thánh đạo, có vô lậu tâm, có Thánh tâm. Chánh kiến như vậy, này các Tỷ-kheo, thuộc bậc Thánh, vô lậu, siêu thế, thuộc đạo chi.
"
Dù là chánh kiến hữu lậu, hay chánh kiến vô lậu cũng phải khởi lên nơi tự thân, không hoài nghi, không vay mượn. Lấy ví dụ, một Phật tử cho rằng có đời này, có đời sau, có nghiệp thiện, ác nhưng tự thân không thấy được những điều đó, do nghe lại, do tin tưởng vị đạo sư. Như vậy vị ấy không phải là người có chánh kiến, mà theo chánh kiến của người khác. Nhưng nhờ yết kiến, nhờ thân cận các bậc Thánh có chánh kiến vị ấy sẽ có cơ hội khởi sinh chánh kiến nơi mình. Cơ hội ấy sẽ có được nếu thực tập chánh niệm, hay Tứ niệm xứ.
"Này các Tỷ-kheo, đây là con đường độc nhất đưa đến thanh tịnh cho chúng sanh, vượt khỏi sầu não, diệt trừ khổ ưu, thành tựu chánh trí, chứng ngộ Niết-bàn. Ðó là Bốn Niệm xứ."
Thanh tịnh cho chúng sanh => Chánh kiến được khởi sinh , một từ diễn tả khác của chánh kiến = như thật biết rõ.
Theo sự hiểu của TMH từ các bài giảng của thầy Thiền sư, sự thực hành niệm xứ sẽ đem đến cho một người các mức độ ghi nhận thực tại ngày một vi tế hơn (các tầng tuệ phát triển). Đến mức tột cùng, người ấy sẽ thấy được thực tướng, lúc đó không còn nghi ngờ về các tướng của pháp (khổ, vô ngã) vì người ấy ngay lúc đó thấy bằng sự không suy xét, không tưởng tượng, như thật biết rõ = chánh kiến. Và lúc này, người ấy được coi là bậc Thánh (vị Nhập lưu). Khi người ấy tư duy thực tại, tư duy là chánh (chánh tư duy), khi người ấy niệm thực tại, niệm là chánh (chánh niệm)... Lúc này người ấy vẫn phải thực hành niệm xứ để Chánh tri kiến, Chánh tư duy, Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng, Chánh tinh tấn, Chánh niệm, Chánh định được thành thục và diệt trừ những kiết sử còn sót lại.
Còn vì sao Thế tôn nêu chánh kiến trước trong bát thánh đạo thì theo ý TMH như sau:
*Chánh kiến => tâm của bậc thánh
*Chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng=> hành của bậc thánh (tâm sở)
*Chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định=> tâm sở khác hành của bậc thánh.
Với phàm phu chúng ta, khi phân tích tâm, chúng ta cũng được phân tích tâm - tâm sở. Với bậc thánh, giai đoạn thánh đạo khởi sinh Thế tôn cũng phân tích như vậy.
Đạo lộ tu tập của chúng ta từ lúc phàm phu cho đến lúc trở thành thánh hữu học không khi nào không có tứ niệm xứ. Nếu coi bát thánh đạo là công cụ để diệt trừ kiết sử, thì tứ niệm xứ là phương pháp sử dụng các công cụ ấy. Phương pháp ấy hiệu quả đến mức Thế tôn đã nói: "Này các Tỷ-kheo, không cần gì nửa tháng, một vị nào tu tập Bốn Niệm xứ này trong bảy ngày, vị ấy có thể chứng một trong hai quả sau đây: Một là chứng Chánh trí ngay trong hiện tại, hai là nếu còn hữu dư y, thì chứng quả Bất hoàn. Này các Tỷ-kheo, đây là con đường độc nhất đưa đến thanh tịnh cho chúng sanh, vượt khỏi sầu não, diệt trừ khổ ưu, thành tựu Chánh trí, chứng ngộ Niết-bàn. Ðó là Bốn Niệm xứ. "
Do vậy, đạo hữu Chanhhoitrong kính mến, hãy thọ trì tứ niệm xứ là con đường duy nhất.
Trong Tương Ưng Uẩn, Thế Tôn đã thuyết giảng cho Trưởng lão Tissa:
"
Ví như, này Tissa, có hai người. Một người không giỏi về đường sá, một người giỏi về đường sá. Trong hai người ấy, người không giỏi về đường sá này hỏi người giỏi về đường sá kia về con đường. Người ấy trả lời: "Hãy đi, này Bạn, đây là con đường. Hãy đi theo con đường ấy trong một thời gian. Sau khi đi theo con đường ấy một thời gian, Bạn sẽ thấy con đường ấy chia làm hai. Ở đây, hãy bỏ con đường phía trái, và lấy con đường phía mặt. Rồi đi theo con đường ấy trong một thời gian. Sau khi đi theo con đường ấy trong một thời gian, Bạn sẽ thấy một khu rừng rậm. Hãy đi theo con đường ấy trong một thời gian. Sau khi đi theo con đường ấy trong một thời gian, Bạn sẽ thấy một đầm nước lớn. Hãy đi theo con đường ấy trong một thời gian, Bạn sẽ thấy một vực nước sâu. Hãy đi theo con đường ấy trong một thời gian. Sau khi đi theo con đường ấy trong một thời gian, Bạn sẽ thấy một khoảnh đất bằng khả ái!"
27) Ðây là ví dụ của Ta dùng, này Tissa, để nêu rõ ý nghĩa. Và ý nghĩa như sau:
28) Người không giỏi về đường sá, này Tissa, là ví cho kẻ phàm phu. Người giỏi về đường sá, này Tissa, là ví cho Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác.
29) Con đường chia làm hai, này Tissa, là ví cho trạng thái nghi hoặc. Con đường tay trái, này Tissa, là ví cho con đường tà đạo tám ngành, tức là tà tri kiến... tà định. Con đường tay mặt, này Tissa, là ví cho con đường Thánh đạo Tám ngành, tức là chánh tri kiến... chánh định.
30) Khu rừng rậm, này Tissa, là ví cho vô minh. Các đầm nước thấp, này Tissa, là ví cho các dục. Vực nước sâu, này Tissa, là ví cho phẫn nộ, ưu não. Khoảnh đất bằng phẳng khả ái, này Tissa, là ví cho Niết-bàn.
31) Hãy hoan hỷ, này Tissa! Hãy hoan hỷ, này Tissa! Ta giáo giới (cho Ông), Ta giúp đỡ (cho Ông), Ta giảng dạy (cho Ông).
"
Bậc Chánh Đẳng Giác đã chỉ cách đóng con đường bên trái, đã chỉ cách đến con đường bên phải, đã trao truyền Tứ niệm xứ. Đạo hữu Chanhhoitrong, hãy thực tập Tứ niệm xứ. Hãy yết kiến, hãy thân cận một bậc thánh để được truyền dạy phương pháp tuyệt diệu này. Hãy giữ gìn pháp bằng cách khởi sinh pháp nơi tự thân.
Nguyện cho mong muốn thoát khổ của đạo hữu được đền đáp xứng đáng.
Nguyện cho tất cả chúng sinh được an vui, hòa hợp, giải thoát!
Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
-
- Bài viết: 205
- Ngày: 13/08/13 01:13
- Giới tính: Nam
- Phật tử: Tại gia
- Đến từ: BẾN TRE
Re: Tỉnh giác và chánh niệm - Học tập thực hành
Đạo hữu TMH kính mếnThongminhhon đã viết:Kính đạo hữu Chanhhoitrong,
.............
Còn vì sao Thế tôn nêu chánh kiến trước trong bát thánh đạo thì theo ý TMH như sau:
*Chánh kiến => tâm của bậc thánh
*Chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng=> hành của bậc thánh (tâm sở)
*Chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định=> tâm sở khác hành của bậc thánh.
Với phàm phu chúng ta, khi phân tích tâm, chúng ta cũng được phân tích tâm - tâm sở. Với bậc thánh, giai đoạn thánh đạo khởi sinh Thế tôn cũng phân tích như vậy.
Lộ trình tu tập Bát Chánh Đạo không phải chỉ là lộ trình phân tích tâm mà cả lộ trình tu Giới, Định, Tuệ . Chắc có lẽ đh giỏi về Vi Diệu Pháp nên câu trả lời của đạo hữu cũng hơi khó hiểu đối với những kẻ phàm phu như tôi. Nhưng tôi tạm hiểu cách sắp xếp như trên của đh là theo lộ trình Vi diệu pháp: Tâm , Tâm sở ,Sắc Pháp, Niết bàn. Như vậy Chánh kiến được Đức Phật sắp đầu tiên là chỉ dành cho các bậc thánh hay sao ? còn những người mới tu học Bát Chánh đạo thì sao? Bởi vì một kẻ phàm phu không thể có Chánh kiến như bậc thánh được chỉ có Tà kiến, Tà tư duy, Tà ngữ…. mà thôi, cái mấu chốt là tại sao Đức Phật xếp Chánh kiến trước muốn hiểu được điều này theo thiển ý của tôi không biết có đúng không nhe chúng ta dựa vào bài kinh Chánh Tri Kiến -–Trung Bộ kinh theo lời dạy của Tôn giả Sariputta: người có Chánh Tri kiến là người có nhận thức đúng về Tứ Diệu Đế, về điều thiện và bất thiện, về tiến trình 12 nhân duyên… tất nhiên một kẻ phàm phu thì không thể có Chánh kiến đúng được nó tuỳ vào căn cơ trình độ nhận thức về Chánh pháp và đang đứng ở đâu trên lộ trình Bát Chánh đạo . Khi con người không biết và thấy về khổ, nguyên nhân khổ thì làm sau thoát được khổ. Xã hội loài người từ xưa tới nay có những hạng người không hề biết và thấy về khổ, nguyên nhân khổ, họ tự làm khổ mình và khổ người bằng nhiều cách, nhận thức ban đầu này rất là quan trọng đối với lộ trình Bát chánh đạo.Cũng chính điều đó mà Đức Phật xếp Chánh kiến trước nhất, tất nhiên Chánh kiến của một phàm phu không thể thẩm thấu được Tứ Đế , nhưng có học và có nghe về khổ thì cũng là có chút xíu về Chánh kiến rồi phải không hiền hữu
Vài hàng trao đổi cùng hiền hữu kính chúc hiền hữu luôn tang thịnh pháp của Thế Tôn
-
- Bài viết: 429
- Ngày: 23/11/10 22:04
- Giới tính: Nam
- Đến từ: Việt Nam
- Được cảm ơn: 2 time
Re: Tỉnh giác và chánh niệm - Học tập thực hành
hihi, chỗ này có nhiều cái hay để nói à nha. Theo như đh nói thì phải chăng là khi con ngta thấy biết về khổ và nguyên nhân khổ là sẽ thoát được khổ?chanhhoitrong_123 đã viết: Khi con người không biết và thấy về khổ, nguyên nhân khổ thì làm sao thoát được khổ. Xã hội loài người từ xưa tới nay có những hạng người không hề biết và thấy về khổ, nguyên nhân khổ, họ tự làm khổ mình và khổ người bằng nhiều cách, nhận thức ban đầu này rất là quan trọng đối với lộ trình Bát chánh đạo.Cũng chính điều đó mà Đức Phật xếp Chánh kiến trước nhất, tất nhiên Chánh kiến của một phàm phu không thể thẩm thấu được Tứ Đế , nhưng có học và có nghe về khổ thì cũng là có chút xíu về Chánh kiến rồi phải không hiền hữu
Vài hàng trao đổi cùng hiền hữu kính chúc hiền hữu luôn tang thịnh pháp của Thế Tôn
như có 1 người nhận biết được rằng khi con ngta thù hằn lẫn nhau, tranh giành, ẩu đả nhau sẽ gây nên nhiều đau khổ và người ấy quyết tâm từ bỏ những điều đó, như thế phải chăng là anh ta đã thoát khổ?
hay như trong thời của Phật có đạo Kỳ-na giáo do Mihavira (599-527 TCN) sáng lập có quan điểm khá cấp tiến, đi ngược hoàn toàn với quan điểm thống trị và thần quyền của đạo Bà-la-môn như “giai cấp” Bà-la-môn sinh ra từ miệng của Phạm thiên, hàng tiện dân Thủ-đà-la sinh ra từ gót chân Phạm thiên.. Họ cho rằng xác thân này vốn là hôi thối phàm phu, phải xuất gia thoát tục tu hành mới đạt đạo giải thoát. Giáo lý của họ có những điều như sau:
"Bất hại là quan điểm giáo lý quan trọng của Kì-na giáo. Bất hại bắt nguồn từ tư tưởng, sau đó được bày tỏ qua lời nói và cuối cùng là hành động cho nên Tu sĩ phải luôn ghi nhớ về các quy định sau:
1. Cẩn trọng trong ngôn từ.
2. Cẩn trọng trong suy tư.
3. Thận trọng khi đi đứng.
4. Tập trung khi nâng vật lên hoặc để vật xuống.
5. Khi ăn uống, phải quan sát thức ăn và nước uống.
6. Từ bỏ tất cả những sở hữu thế tục.
7. Để cho ngũ giác quan thỏa mãn là một tội lỗi.
8. Mỗi năm ẩn cư 3 tháng mùa mưa.
9. Chấp nhận thức ăn từ sự hỷ cúng của thế gian.
10. Mặc đồ khác biệt với xã hội.
11. Ăn chay tuyệt đối.
* Những quy định cho người cho tại gia có 5 điều:
1. Không tổn hại mạng sống hữu tình (ahimsa).
2. Không nói dối (satya).
3. Không trộm cắp (asteya).
4. Không tà dâm (brahmacarya).
5. Hạn chế tham đắm các sở hữu thế tục (aparigraha).
Lời khuyên thứ năm của giáo điều còn mang thông điệp đến các tín đồ, không nên để thân xác và tâm lý bị lôi cuốn, trói buộc vào thế giới vật dục, do giác quan mang lại những khoái cảm thì cũng bị xem là tội lỗi." - https://vi.wikipedia.org/wiki/K%E1%BB%B3_na_gi%C3%A1o
haha, như vậy thì ít nhiều gì tôn giáo này cũng có Chánh kiến về cái khổ của thế gian phải không Đh? thế thì họ đã thoát được khổ chưa nhỉ??
ý ngu tui muốn nói ở đây là thấy biết về Khổ và nguyên nhân Khổ (theo như cách nói trên của Đh) là không đủ để đưa đến giải thoát hoàn toàn khỏi Khổ. Nếu dễ như thế thì đã có nhiều bậc thầy tu hành giải thoát giác ngộ trước khi cả thái tử Tất-đat-đa chào đời
nếu thế thì Phật đâu có dạy như thế này :
“Này các Tỷ kheo, chúng sanh bị sanh chi phối, khởi sự mong cầu: "Mong rằng ta khỏi bị sanh chi phối, mong rằng ta khỏi phải đi thác sanh". Lời cầu mong ấy không được thành tựu. Như vậy gọi là cầu bất đắc khổ! Này các Tỷ kheo, chúng sanh bị già chi phối... chúng sanh bị bệnh chi phối... chúng sanh bị chết chi phối.. chúng sanh bị sầu, bi, khổ, ưu, não chi phối, khởi sự mong cầu: "Mong rằng ta khỏi bị sầu, bi, khổ, ưu, não chi phối! Mong rằng ta khỏi đương chịu sầu, bi, khổ, ưu, não". Lời mong cầu ấy không được thành tựu. Như vậy là cầu bất đắc khổ.”
haha, như vậy là đã từng có những hạng chúng sanh thấy biết về Khổ, khởi lòng mong cầu thoát Khổ nhưng mà vẫn không thoát được Khổ đó Đh
suy ngẫm, suy ngẫm … chỗ này cần phải suy ngẫm cho thật kỹ để nhận chân cho được KHỔ Thánh đế của bậc thánh và quan điểm về khổ của phàm phu. Khó chứ không phải dễ đâu nha Đh.
@TMH: lâu ngày ghé thăm diễn đàn ngu tui có đôi lời trao đổi chánh pháp với đồng đạo, có gì quấy nhiễu trong topic mong Đh hoan hỷ bỏ qua cho nhé!
sẵn tiện Đh cũng có nói về chánh niệm Tỉnh giác, đạo Kỳ-na giáo cũng có dạy cho đệ tử điều 3,4,5:
- thận trọng khi đi đứng, tập trung khi nâng vật lên hoặc để vật xuống, khi ăn uống, phải quan sát thức ăn và nước uống... Đh thấy nó có giống với khái niệm Tỉnh giác được phật dạy trong đoạn kinh Đh đã trích ở trên không:
- này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo khi đi tới, đi lui đều tỉnh giác; khi co tay, duỗi tay đều tỉnh giác; khi ăn, uống, nhai, nếm đều tỉnh giác..
chỗ này Đh có ý kiến gì không??
Thân ái!!
-
- Bài viết: 205
- Ngày: 13/08/13 01:13
- Giới tính: Nam
- Phật tử: Tại gia
- Đến từ: BẾN TRE
Re: Tỉnh giác và chánh niệm - Học tập thực hành
Hiền hữu Không Biết kính mến !Không biết đã viết:hihi, chỗ này có nhiều cái hay để nói à nha. Theo như đh nói thì phải chăng là khi con ngta thấy biết về khổ và nguyên nhân khổ là sẽ thoát được khổ?chanhhoitrong_123 đã viết: Khi con người không biết và thấy về khổ, nguyên nhân khổ thì làm sao thoát được khổ. Xã hội loài người từ xưa tới nay có những hạng người không hề biết và thấy về khổ, nguyên nhân khổ, họ tự làm khổ mình và khổ người bằng nhiều cách, nhận thức ban đầu này rất là quan trọng đối với lộ trình Bát chánh đạo.Cũng chính điều đó mà Đức Phật xếp Chánh kiến trước nhất, tất nhiên Chánh kiến của một phàm phu không thể thẩm thấu được Tứ Đế , nhưng có học và có nghe về khổ thì cũng là có chút xíu về Chánh kiến rồi phải không hiền hữu
Vài hàng trao đổi cùng hiền hữu kính chúc hiền hữu luôn tang thịnh pháp của Thế Tôn
như có 1 người nhận biết được rằng khi con ngta thù hằn lẫn nhau, tranh giành, ẩu đả nhau sẽ gây nên nhiều đau khổ và người ấy quyết tâm từ bỏ những điều đó, như thế phải chăng là anh ta đã thoát khổ?
hay như trong thời của Phật có đạo Kỳ-na giáo do Mihavira (599-527 TCN) sáng lập có quan điểm khá cấp tiến, đi ngược hoàn toàn với quan điểm thống trị và thần quyền của đạo Bà-la-môn như “giai cấp” Bà-la-môn sinh ra từ miệng của Phạm thiên, hàng tiện dân Thủ-đà-la sinh ra từ gót chân Phạm thiên.. Họ cho rằng xác thân này vốn là hôi thối phàm phu, phải xuất gia thoát tục tu hành mới đạt đạo giải thoát. Giáo lý của họ có những điều như sau:
"Bất hại là quan điểm giáo lý quan trọng của Kì-na giáo. Bất hại bắt nguồn từ tư tưởng, sau đó được bày tỏ qua lời nói và cuối cùng là hành động cho nên Tu sĩ phải luôn ghi nhớ về các quy định sau:
1. Cẩn trọng trong ngôn từ.
2. Cẩn trọng trong suy tư.
3. Thận trọng khi đi đứng.
4. Tập trung khi nâng vật lên hoặc để vật xuống.
5. Khi ăn uống, phải quan sát thức ăn và nước uống.
6. Từ bỏ tất cả những sở hữu thế tục.
7. Để cho ngũ giác quan thỏa mãn là một tội lỗi.
8. Mỗi năm ẩn cư 3 tháng mùa mưa.
9. Chấp nhận thức ăn từ sự hỷ cúng của thế gian.
10. Mặc đồ khác biệt với xã hội.
11. Ăn chay tuyệt đối.
* Những quy định cho người cho tại gia có 5 điều:
1. Không tổn hại mạng sống hữu tình (ahimsa).
2. Không nói dối (satya).
3. Không trộm cắp (asteya).
4. Không tà dâm (brahmacarya).
5. Hạn chế tham đắm các sở hữu thế tục (aparigraha).
Lời khuyên thứ năm của giáo điều còn mang thông điệp đến các tín đồ, không nên để thân xác và tâm lý bị lôi cuốn, trói buộc vào thế giới vật dục, do giác quan mang lại những khoái cảm thì cũng bị xem là tội lỗi." - https://vi.wikipedia.org/wiki/K%E1%BB%B3_na_gi%C3%A1o
haha, như vậy thì ít nhiều gì tôn giáo này cũng có Chánh kiến về cái khổ của thế gian phải không Đh? thế thì họ đã thoát được khổ chưa nhỉ??
ý ngu tui muốn nói ở đây là thấy biết về Khổ và nguyên nhân Khổ (theo như cách nói trên của Đh) là không đủ để đưa đến giải thoát hoàn toàn khỏi Khổ. Nếu dễ như thế thì đã có nhiều bậc thầy tu hành giải thoát giác ngộ trước khi cả thái tử Tất-đat-đa chào đời
nếu thế thì Phật đâu có dạy như thế này :
“Này các Tỷ kheo, chúng sanh bị sanh chi phối, khởi sự mong cầu: "Mong rằng ta khỏi bị sanh chi phối, mong rằng ta khỏi phải đi thác sanh". Lời cầu mong ấy không được thành tựu. Như vậy gọi là cầu bất đắc khổ! Này các Tỷ kheo, chúng sanh bị già chi phối... chúng sanh bị bệnh chi phối... chúng sanh bị chết chi phối.. chúng sanh bị sầu, bi, khổ, ưu, não chi phối, khởi sự mong cầu: "Mong rằng ta khỏi bị sầu, bi, khổ, ưu, não chi phối! Mong rằng ta khỏi đương chịu sầu, bi, khổ, ưu, não". Lời mong cầu ấy không được thành tựu. Như vậy là cầu bất đắc khổ.”
haha, như vậy là đã từng có những hạng chúng sanh thấy biết về Khổ, khởi lòng mong cầu thoát Khổ nhưng mà vẫn không thoát được Khổ đó Đh
suy ngẫm, suy ngẫm … chỗ này cần phải suy ngẫm cho thật kỹ để nhận chân cho được KHỔ Thánh đế của bậc thánh và quan điểm về khổ của phàm phu. Khó chứ không phải dễ đâu nha Đh.
Chắc có lẽ hiền hữu đọc không kỷ ý của tôi vì tôi chưa hề nói rằng biết về khổ , nguyên nhân khổ thì chấm dứt khổ liền, ý của tôi ở đây muốn nói là muốn hết khổ chí ít ra cũng phải hiểu biết về nó từ hiểu biết này rồi đi đến chổ thực hành để đạt được kết quả là rất xa và trong bài viết của tôi có đoạn viết "tất nhiên Chánh kiến của một phàm phu không thể thẩm thấu được Tứ Đế , nhưng có học và có nghe về khổ thì cũng là có chút xíu về Chánh kiến rồi "
Hiểu và biết về một điều gì đó trước khi làm rất là quan trọng không ai nhắm mắt làm càng trừ khi người đó không trí tuệ , điều này hiền hữu làm công tác khoa học chắc có lẽ hiểu hơn ai hết . Bởi thế khi sắp lộ trình Bát chánh đạo đức Thế Tôn của chúng ta sắp Chánh kiến trước là lẽ đó, nhận thức ban đầu rất quan trọng nhưng khi bắt tay vào làm và đưa đến kết quả thì nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố nữa.Ngay cả Đức Phật cũng vậy khi chưa giác ngộ, Chánh kiến ban đầu của ngài cũng đã nêu rất rõ trong bài kinh Thánh Cầu có đoạn viết như sau: "Này các Tỷ-kheo, Ta cũng vậy, trước khi Giác Ngộ, khi chưa chứng Chánh Ðẳng Giác, khi còn là Bồ-tát, tự mình bị sanh lại tìm cầu cái bị sanh, tự mình bị già, lại tìm cầu cái bị già, tự mình bị bệnh... tự mình bị chết... tự mình bị sầu"... tự mình bị ô nhiễm lại tìm cầu cái bị ô nhiễm. Này các Tỷ-kheo, rồi Ta suy nghĩ như sau: "Tại sao Ta, tự mình bị sanh lại tìm cầu cái bị sanh, tự mình bị già... (như trên)... tự mình bi ô nhiễm lại tìm cầu cái bị ô nhiễm? Vậy Ta, tự mình bị sanh, sau khi biết rõ sự nguy hại của bị sanh, hãy tìm cầu cái không sanh, vô thượng an ổn khỏi các khổ ách, Niết-bàn; tự mình bị già... cái không già... tự mình bị bệnh... cái không bệnh... tự mình bị chết... cái bất tử... tự mình bị sầu... cái không sầu... tự mình bi ô nhiễm, sau khi biết rõ sự nguy hại của cái bị nhiễm, hãy tìm cầu cái không ô nhiễm, vô thượng an ổn khỏi các khổ ách, Niết-bàn."
Như vậy cái suy nghĩ về sanh, gìa, bệnh, chết và rồi tìm cái không sanh không già ...chết như vậy có phải là Chánh kiến ban đầu của Bồ tát Tất Đạt Đa không thưa hiền hữu KHÔNG BIẾT nhưng Bồ Tát vẫn chưa hết khổ là điều hiển nhiên vì ngài chỉ mới nhận thức về điều đó thôi ,và ngài phải đđi hết lộ trình Bát Chánh Đạo thì mới hết khổ
VÀI HÀNG TRAO ĐỔI KÍNH CHÚC HIỀN HỮU AN LẠC
-
- Bài viết: 404
- Ngày: 08/01/09 01:28
- Giới tính: Nam
- Đến từ: HCM
Re: Tỉnh giác và chánh niệm - Học tập thực hành
Đạo hữu Chanhhoitrong kính mến,chanhhoitrong_123 đã viết: Như vậy Chánh kiến được Đức Phật sắp đầu tiên là chỉ dành cho các bậc thánh hay sao ? còn những người mới tu học Bát Chánh đạo thì sao?
Phần lớn các bài kinh Đức Phật giảng cho hàng Tỳ kheo, đều là những vị đã nhập lưu, đã nếm hương vị Niết Bàn, đã có chánh kiến. Theo TMH để giữ sự toàn hảo của Pháp chúng ta nên thừa nhận hàng phàm phu chúng ta không có chánh kiến, chỉ nương nhờ chánh kiến của các bậc thánh với lòng tin kính.
Khi con người không biết và thấy về khổ, nguyên nhân khổ thì làm sau thoát được khổ. Xã hội loài người từ xưa tới nay có những hạng người không hề biết và thấy về khổ, nguyên nhân khổ, họ tự làm khổ mình và khổ người bằng nhiều cách, nhận thức ban đầu này rất là quan trọng đối với lộ trình Bát chánh đạo.Cũng chính điều đó mà Đức Phật xếp Chánh kiến trước nhất, tất nhiên Chánh kiến của một phàm phu không thể thẩm thấu được Tứ Đế , nhưng có học và có nghe về khổ thì cũng là có chút xíu về Chánh kiến rồi phải không hiền hữu
Miễn là quan điểm này gieo chút sự hứng khởi, sự hứng khởi đưa đến sự thực hành, sự thực hành đưa đến giải thoát thì trong sự thảo luận này giữa đạo hữu và TMH, TMH hoàn toàn đồng ý.
Lành thay đạo hữu Chanhhoitrong, với nhân duyên sẵn có của đạo hữu, TMH tin ngày đạo hữu cùng bước trên con đường giải thoát sẽ không xa. Hãy thân cận bậc hiền trí, thời đạo hữu sẽ đạt nhiều lợi ích.
Xin nhận sự kính trọng từ TMH!
Kính chúc đạo hữu an lạc!
Đạo hữu Không biết kính mến,Không biết đã viết:
sẵn tiện Đh cũng có nói về chánh niệm Tỉnh giác, đạo Kỳ-na giáo cũng có dạy cho đệ tử điều 3,4,5:
- thận trọng khi đi đứng, tập trung khi nâng vật lên hoặc để vật xuống, khi ăn uống, phải quan sát thức ăn và nước uống... Đh thấy nó có giống với khái niệm Tỉnh giác được phật dạy trong đoạn kinh Đh đã trích ở trên không:
- này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo khi đi tới, đi lui đều tỉnh giác; khi co tay, duỗi tay đều tỉnh giác; khi ăn, uống, nhai, nếm đều tỉnh giác..
chỗ này Đh có ý kiến gì không??
Thân ái!!
Lành thay khi đạo hữu nêu lên câu hỏi này. Thời Đức Phật, và thời kỳ trước Đức Phật có rất nhiều tôn giáo phát triển, họ cũng có một mục đích cao đẹp giải thoát khỏi đau khổ. Không chỉ giảng dạy cho đệ tử :
mà hơn thế có nhiều tôn giáo nhận ra rằng không nên dính mắc vào các đối tượng của 6 cửa giác quan (mắt - tai - mũi - lưỡi - thân - ý). Đức Phật sau này cũng có nói lại điều đó, không có gì mới, nhưng điều độc nhất chỉ có ở lời dạy của Đức Phật là Ngài chỉ cách để thực hiện điều đó. Như thế nào?- thận trọng khi đi đứng, tập trung khi nâng vật lên hoặc để vật xuống, khi ăn uống, phải quan sát thức ăn và nước uống..
Khi các đối tượng của 6 cửa giác quan tiếp xúc với 6 cửa giác quan, nếu có dính mắc, tham ái khởi sinh. Các đạo sư trước thời Đức Phật mong muốn rằng đừng tham ái, đừng tham ái. Nhưng họ không thấy được mắc xích quan trọng trong quá trình này: thọ . Tức là 6 cửa giác quan -> xúc -> thọ -> ái. Có 6 cửa giác quan ắt có xúc, có xúc ắt có thọ, nhưng ngay khi thọ khởi sinh nếu chánh niệm tỉnh giác thì ái không sinh. Mắc xích ngay chỗ này đứt, hành diệt. Và cách để tỉnh giác chánh niệm thì như trong bài kinh niệm xứ đã nêu, tuy nhiên phương pháp thực hành thì TMH nghĩ chúng ta nên đến một khóa thiền để trải nghiệm trọn vẹn.
Trở lại chi tiết câu hỏi của đạo hữu hơn, tỉnh giác của ngoại đạo và một người mới thực hành tứ niệm xứ không có gì khác, chỉ là chú ý hời hợt bên ngoài. Với người thực hành niệm xứ thuần thục, hay một thánh hữu học, tỉnh giác là chánh niệm tỉnh giác, mỗi một hành động của thân đều gắn liền với cảm giác, quan sát sự sinh diệt của cảm giác cùng với hành động mới được coi là tỉnh giác. Và khi chánh niệm tỉnh giác thì ái mới không khởi sinh.
Vài chia sẻ,
Mong một ngày được cùng trao đổi với đạo hữu về pháp hành!
Xin nhận sự kính trọng từ TMH
Kính chúc đạo hữu tinh tấn trên con đường thực hành pháp giải thoát!
Đang trực tuyến
Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến. và 1 khách