Tin tức Phật giáo Thế giới (tuần thứ 4, tháng 02.2011)

 

Chùa Eko-in ở sơn trấn Koya-san, nam Osaka (Nhật Bản) - Photo: time.com
Chùa Eko-in ở sơn trấn Koya-san, nam Osaka (Nhật Bản) - Photo: time.com

 

 

NHẬT BẢN: Chùa chiền ở sơn trấn Koya-san 

 

Sơn trấn Koya-san nằm ở phía nam Osaka, miền trung nước Nhật. Kể từ thế kỷ thứ 9, đây là nơi thu hút khách hành hương, khi tu sĩ Phật giáo Kobo Daishi thành lập Phật phái Shingon tại vùng cây tuyết tùng cổ này.

 

Ngày nay, dù vẫn là một trong các địa điểm linh thiêng nhất của đất nước, Koya-san đang thu hút khách tham quan vì những nguyên nhân gần gũi hơn: Chư tăng điều hành nơi ăn ở cho khách viếng, với những căn phòng giản dị có thảm tatami, bàn thấp, đệm sàn, giường nệm và phòng tắm công cộng.

 

Khách được dùng bữa ăn tối và điểm tâm rất ngon, theo cách nấu chay shojin-ryori truyền thống dành cho chư tăng Nhật Bản.

 

Về mặt tinh thần của một cuộc tham quan, như tại chùa Eko-in (một trong khoảng 50 tự viện ở Koya-san có cung cấp chỗ ăn ở), khách có thể tham gia tụng kinh cùng chư tăng bên trong chùa vào sáng sớm. Chùa Eko-in cũng cho khách dự hỏa lễ buổi sáng, giống như tại nhiều ngôi chùa khác.

 

(time.com - February 24, 2011) 

 

ẤN ĐỘ: Lộ trình cho Viện Đại học Nalanda 

 

New Delhi, Ấn Độ - Ngày 21-02-2011, Hội đồng Quản trị của Viện Đại học Nalanda mới đã đặt ra lộ trình để thực hiện chức năng của viện, dự kiến vào năm 2013.

 

Đây là cuộc họp đầu tiên của Hội đồng Quản trị, vốn trước đây hoạt động như là Nhóm Cố vấn Nalanda của viện Đại học Nalanda. Viện được thành lập cách vị trí lịch sử của trường Đại học Nalanda (xưa) ở bang Bihar chỉ khoảng 10 km.

 

Việc tuyển dụng giảng viên sẽ được tiến hành một hoặc hai học kỳ trước khi khóa học đầu tiên ghi danh, để họ có một vai trò trong qua trình hoàn thiện cơ cấu.

 

Trường Đại học Nalanda mới này sẽ khởi động với 7 khoa, chủ yếu về nhân văn.

 

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Tân Gia Ba là George Yeo, cũng là thành viên Hội đồng Quản trị, nói rằng viện Đại học sẽ giúp phát triển toàn bộ khu vực vốn bị lạc hậu này. Ông cũng tìm địa điểm cho một phi trường quốc tế gần Nalanda và nói rằng mạng mạch du lịch Phật giáo sẽ nổi tiếng khi Viện hoạt động.

 

(The  Hindu - February 22, 2011) 

 

 1

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Ấn Độ S M Krishna (giữa), trưởng Hội đồng Quản trị Nalanda Amartya Sen (trái) và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Tân Gia Ba George Yeo (phải), trước khi vào họp tại Nhà Hyderabad ở New Delhi - Photo: V V Krishna

CANADA: Xây dựng Phật tự lớn nhất thế giới 

 

Ngôi đền Phật giáo lớn nhất thế giới đang được xây dựng gần làng Bethany ở khu Bethany Hills của tỉnh Ontario. Đây sẽ là một bản sao của Chùa Ngũ Đài Sơn ở Trung quốc và là ngôi chùa đầu tiên trong số 4 tự viện sẽ được xây tại thành phố Peterborough của Ontario.

 

Chùa mới đang được xây trên 564 mẫu Anh và việc xây dựng tại công trình này đã bắt đầu cách đây khoảng 3 năm. Mười hai tòa nhà sẽ được xây trên cảnh quan này, trong đó có một đền thờ với diện tích 65.000 feet vuông. Có một cổng vào rộng khoảng 30m và cao 4m, phía sau cổng là một tượng Phật bằng đá nặng khoảng 100 tấn.

 

Tất cả các hạng mục đều đang được tạo tác tại Trung quốc, sau đó chở tàu sang tập trung tại công trình.

 

Địa điểm của chùa đã được chọn vì nó nằm ngay giữa 2 thành phố Toronto và Ottawa, và không xa Montreal lắm. Ngôi chùa Phật giáo lớn nhất thế giới này sẽ là trung tâm tinh thần cho tất cả mọi người ở Canada.

 

(Suite 101 - February 23, 2011)

 

HOA KỲ: Lễ kỷ niệm 100 năm của bộ sưu tập nghệ thuật Tây Tạng 

 

Vào năm 1911, Viện Bảo tàng Newark (bang New Jersey) là viện đầu tiên trên thế giới đã tổ chức một cuộc triển lãm dành riêng cho nghệ thuật Tây Tạng.

 

Để kỷ niệm 100 năm của sự kiện này, Viện Bảo tàng Newark sẽ tổ chức cuộc triển lãm trong 9 tháng, dự kiến khai mạc vào ngày 05-03-2011. Triển lãm có tên "100 năm bộ sưu tập Tây Tạng", kéo dài cho đến tháng 12-2011.

 

Đặc biệt là Đức Đạt Lai Lạt Ma sẽ ghé thăm viện bảo tàng theo lời mời, khi Ngài đến thành phố Newark để dự hội nghị Thượng đỉnh Giáo dục Hòa bình Newark - diễn ra từ ngày 13 đến 15-05-2011.

 

Viện Bảo tàng Newark có 5 phòng triển lãm thường trực dành cho việc trưng bày nghệ thuật Tây Tạng, hiện đang được sắp đặt lại cho lễ kỷ niệm 100 năm.

 

Cũng khai mạc vào ngày 05-03-2011 còn có cuộc triển lãm ngắn hạn "Tsongkhapa - Cuộc đời của một vĩ nhân Tây Tạng". Đây là một bộ đầy đủ 15 tranh của thế kỷ thứ 18 mới được bảo tồn, minh họa tiểu sử của Tsongkhapa (1357-1419) - người sáng lập giáo phái Gelug của Phật giáo Tây Tạng.

 

(The New York Times - February 25, 2011)   

 

2

Tượng đức bồ tát Tối Thắng Phật Đảnh tại Viện Bảo tàng Newark (Hoa Kỳ) - Photo: Viện Bảo tàng Newark

 

HÀN QUỐC: Chùa Hwaeomsa, kho tàng của núi Jirisan 

 

Chùa Hwaeomsa là vùng đất Phật trải rộng trên một khu vực của núi Jirisan ở tỉnh Jeollanan-do, là nơi linh thiêng đối với người địa phương. Chùa được thành lập trong triều đại vua Seong Baekjae (544 sau Công nguyên) bởi một cao tăng Ấn Độ tên là Yeongi. Qua lịch sử 1.500, Hwaeomsa không chỉ giữ nguyên vẹn kinh Phật mà còn cả lịch sử, văn hóa và truyền thống Triều Tiên nữa. Cùng với lịch sử lâu đời, chùa có nhiều tài sản văn hóa, và thậm chí có thể được xem là "Kho tàng của núi Jirisan".

 

Phần lớn các tòa nhà quan trọng của chùa  nằm trong khu vực xung quanh sân chính.

 

Chùa có Điện Gakhwangjeon, là Phật điện lớn nhất trong tất cả Phật điện hiện có ở Hàn quốc. Theo một truyền thuyết thì một bà lão nghèo đã đầu thai làm một công chúa và đã xây điện này để cúng dường. Đèn lồng bằng đá ở trước điện Gakhwangjeon cũng là cái lớn nhất Hàn quốc.

 

( hwaeomsa.org - February 25, 2011)  

 

3

Chùa Hwaeomsa ở núi Jirisan, tỉnh Jeollanan-do (Hàn quốc) - Photo: hwaeomsa.org

Diệu Âm lược dịch

haitrieuam.com