Vai Trò Trụ Trì Trong Xã Hội Ngày Nay

ĐỀ CƯƠNG: NGƯỜI TRỤ TRÌ VÀ NGÔI CHÙA TRONG XÃ HỘI NGÀY NAY

TT. Thích Bảo Nghiêm – Phó Chủ tịch HĐTS, Trưởng ban Hoằng pháp TW

alt
Cùng với lịch sử hơn 2000 năm du nhập và phát triển của đạo Phật tại Việt Nam, ngôi chùa – trung tâm tu tập và truyền bá Phật pháp đã hiện diện, gắn bó với đời sống của người dân Việt bao thế hệ, trở thành “Mái chùa che chở hồn dân tộc/ Nếp sống muôn đời của Tổ tông” như Hòa thượng Mãn Giác đã từng viết. Ngày nay, cùng với sự phát triển về kinh tế, xã hội trong bối cảnh hội nhập và giao lưu đa văn hóa, ngôi chùa Việt càng cần phải khẳng định và phát huy vị thế, vai trò của mình, để “hoằng dương Phật pháp, lợi lạc quần sinh”.

 

I. VAI TRÒ CỦA NGÔI CHÙA TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI

 

Với cái nhìn thoáng qua, người ta thường chỉ thấy ngôi chùa là nơi tu tập của Tăng, Ni và một số Phật tử, đồng thời là nơi đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của người dân. Tuy nhiên, vị trí, vai trò của ngôi chùa còn lớn lao hơn thế rất nhiều.

 

1. Vai trò tín ngưỡng – tâm linh

Với đa số người dân Việt Nam, ngôi chùa chính là nơi tìm đến, nơi trở về mỗi khi có việc hệ trọng trong cuộc đời như việc hiếu, hỷ, xây cất nhà cửa, sinh con..., hoặc vào những dịp thường lệ theo phong tục, tập quán như đi lễ đầu xuân, lễ rằm, mùng một. Người dân đến chùa, thỉnh sư để tìm một chỗ dựa, để cầu bình an, tài lộc... Vai trò tín ngưỡng, tâm linh được thể hiện thông qua các hoạt động điển hình:

- Rước vong lên chùa

- Cầu siêu, giải oan

- Cầu an

- Bán khoán trẻ

- Các khóa lễ vía Phật, Bồ tát, Thánh Tăng

- Lễ hội chùa, giỗ Tổ

Ngoài ra, tại một số chùa còn kết hợp một số hình thức tín ngưỡng dân gian, tín ngưỡng truyền thống như dâng sao giải hạn, hầu đồng, xem ngày, giờ tốt, phong thủy, tử vi, tướng số...

Với vai trò này, chúng ta cần gạn đục, khơi trong, tùy duyên và khéo léo để dần đưa người dân về với Chính pháp, tránh hai thái cực phủ nhận hoặc bị lấn át  bởi tín ngưỡng dân gian. Đồng thời, nhà chùa cần chú trọng tổ chức các sự kiện Phật giáo ở quy mô lớn, thu hút đông người tham dự, qua đó khôi phục lại những phong tục đã bị mai một như lễ hội Phật đản, hoặc phát huy những nghi lễ cốt yếu của Phật giáo:

- Cầu quốc thái dân an vào rằm tháng giêng

- Cầu siêu vào rằm tháng bảy

- Tắm Phật và rước Phật vào dịp Phật đản

- Hoa đăng vào dịp Phật thành đạo...

Cần phải khẳng định rằng vai trò tín ngưỡng – tâm linh vẫn luôn là vai trò quan trọng của ngôi chùa, và thực hiện tốt vai trò này sẽ là tiền đề để gieo duyên, thu hút người dân đến với nhà Phật.

2. Vai trò giáo dục

Phật tử và người dân đến chùa, đến với đạo Phật không chỉ vì nhu cầu tâm linh – tín ngưỡng mà điều cốt lõi hơn là để tu học Phật pháp, học các giá trị đạo đức, rèn luyện nhân cách, văn hóa ứng xử. Vai trò này được thể hiện thông qua các hoạt động của nhà chùa như:

- Các buổi giảng pháp, pháp thoại

- Các thời, khóa tu tập: bát quan trai, một ngày an lạc, khóa tu mùa hè, khóa tu chuyên biệt dành cho các đối tượng khác nhau

- Các hoạt động giáo dục khác như tọa đàm, chia sẻ, giao lưu...

Để phát huy vai trò này, bên cạnh việc hướng dẫn tu học Phật pháp, nhà chùa cũng nên phối hợp tổ chức các chương trình đào tạo kỹ năng sống, nhất là cho giới trẻ, các em thiếu niên nhi đồng, qua đó thay đổi hình ảnh “trẻ vui nhà, già vui chùa”, khắc phục tâm lý e ngại của phụ huynh khi quyết định cho con em tới chùa sinh hoạt, giúp thế hệ trẻ gắn bó hơn với Phật pháp, đề phòng các hiện tượng cải đạo.

3. Vai trò chăm sóc sức khỏe

Con người trong cuộc đời có lúc không thể tránh khỏi bệnh về thân và về tâm. Với bệnh về thân, người ta có thể tìm đến các cơ sở y tế đông, tây y, và cả nhà chùa. Nhiều ngôi chùa đã trở thành nơi khám, chữa bệnh, phát thuốc, tư vấn sức khỏe, thường là với chi phí thấp hoặc miễn phí. Đây là việc làm rất ý nghĩa, thể hiện vai trò từ bi, cứu khổ của đạo Phật. Để thực hiện tốt vai trò này, các chùa, tùy điều kiện, có thể thực hiện một số việc như:

- Cử vị sư hoặc Phật tử tham gia các khóa học về sơ cấp cứu, đông y

- Sưu tầm, phố biến và cung cấp các bài thuốc dân gian, phòng và chữa các bệnh thông thường

- Thường xuyên tư vấn về sức khỏe cho Phật tử

- Kết hợp với các cơ sở y tế, các y bác sĩ Phật tử tổ chức khám chữa bệnh, phát thuốc miễn phí (nhất là ở những ngôi chùa nông thôn, vùng sâu, xa...)

- Hướng dẫn tập dưỡng sinh, khí công, thể dục (nhất là những ngôi chùa ở đô thị)

Đặc biệt hơn, Phật giáo là phương thuốc hữu hiệu giúp phòng, chống các bệnh về tâm, trừ bỏ tam độc tham – sân – si, giúp mọi người có thái độ sống tích cực, cân bằng, xả bỏ những lo toan, căng thẳng của cuộc sống ngày càng bận rộn, hối hả. Nhà chùa có thể giúp chữa bệnh về tâm thông qua những hoạt động hướng dẫn tu tập Phật pháp như đã nói ở trên, đồng thời cũng có thể chú ý những việc sau đây:

- Tổ chức các buổi pháp thoại chuyên đề về hạnh phúc gia đình, lập thân lập nghiệp, làm giàu, giáo dục con cái.

- Thông qua các chúng trưởng, các Phật tử nòng cốt để lắng nghe, nắm bắt đời sống tâm lý, tình cảm của Phật tử, thực hiện vai trò tư vấn, hòa giải khi cần thiết

4. Vai trò tham quan, du lịch

Đa số các ngôi chùa được xây dựng trong không gian rộng rãi, hòa hợp với phong cảnh tự nhiên, nhiều ngôi chùa được xếp hạng di tích lịch sử, văn hóa. Đến chùa, người dân không chỉ được học hỏi Phật pháp, và còn được hòa mình vào không khí thiền môn, không khí thiên nhiên, tìm kiếm và trải nghiệm những giá trị văn hóa ngàn năm của dân tộc. Trong xã hội căng thẳng hiện nay, nhu cầu thư giãn, tìm về thiên nhiên là rất lớn, và ngôi chùa trở thành một lựa chọn lý tưởng để đáp ứng nhu cầu này.

Hiện nay, nhiều chùa chưa chú trọng đáp ứng nhu cầu này, dẫn đến hiện tượng mùa lễ hội thì đông đúc, xô bồ, xong lễ hội thì đìu hiu, vắng vẻ. Hoặc nhiều du khách đến chùa không được hướng dẫn, giúp đỡ, tạo điều kiện để hiểu hết giá trị lịch sử, văn hóa, Phật pháp. Chuyến tham quan giống như cưỡi ngựa xem hoa, không để lại ấn tượng gì đáng kể. Thực hiện vai trò này, các chùa nên thực hiện những việc như:

- Tôn trí cảnh chùa trang nghiêm, sạch sẽ, gần gũi và hòa hợp với thiên nhiên

- Bố trí người tiếp đón khách thập phương ân cần, chu đáo, có thuyết minh, giới thiệu

- Xuất bản các tờ rơi, sách bỏ túi giới thiệu về giá trị lịch sử, văn hóa ngôi chùa và địa phương

- Một số chùa có thể liên kết với các cơ sở du lịch tổ chức chương trình trải nghiệm đời sống thiền môn (tương tự chương trình temple stay của Hàn Quốc)

II. VỊ TRỤ TRÌ TRONG ĐỜI SỐNG NHÀ CHÙA VÀ CỘNG ĐỒNG

Vị trụ trì cùng tứ chúng sinh hoạt tại chùa có thể coi là một giáo hội Phật giáo thu nhỏ, có các chức năng tương tự như các ban ngành của giáo hội. Nếu người trụ trì thực hiện tốt các chức năng này, đồng nghĩa với việc hòan thành trách nhiệm và sứ mạng của người trụ pháp vương gia, trì như lai tạng. Có thể khái quát chức năng, vai trò của người trụ trì theo các ban ngành hiện tại của GHPGVN như sau:

 

 

TT

 

 

Chức năng

 

 

Nhiệm vụ

 

 

1

 

 

Chủ hộ

 

 

- Đại diện pháp lý của ngôi chùa về đối nội và đối ngoại

 

- Quản lý chung các hoạt động của chùa

 

 

2

 

 

Tăng sự, giáo dục Tăng Ni, nghiên cứu Phật học

 

 

- Giám sát việc tuân thủ giới luật và pháp luật của Tăng Ni tu học tại chùa

 

- Truyền bá Phật pháp, hướng dẫn tu học cho Tăng Ni trong chùa

 

- Nghiên cứu chuyên sâu, tham gia viết bài cho các báo, tạp chí

 

- Ấn tống, lưu trữ kinh điển

 

 

3

 

 

Văn hóa, nghi lễ

 

 

- Xây dựng nếp sống văn hóa nhà chùa, vừa mang nét truyền thống dân tộc, truyền thống Phật giáo và phù hợp với đời sống hiện đại

 

- Truyền bá những giá trị văn hóa Phật giáo thông qua các hình thức như:

 

+ Ấn bản nội bộ: Bản tin, báo tường, tập văn, nhất là vào các dịp đặc biệt như đầu xuân, vía Phật, hội chùa...

 

+ Sáng tác văn, thơ Phật giáo

 

+ Sáng tác, biểu diễn văn nghệ Phật giáo

 

- Tham gia các hoạt động văn hóa của cộng đồng, thông qua đó truyền bá giá trị văn hóa Phật giáo

 

- Bảo tồn, phát huy giá trị lịch sử, văn hóa của ngôi chùa, tổ chức tham quan, vãn cảnh, du lịch, trải nghiệm đời sống nhà chùa

 

- Tổ chức hội chùa, các lễ hội Phật giáo tại chùa mang đậm bản sắc dân tộc, truyền thống địa phương và bản sắc Phật giáo

 

- Tổ chức, hướng dẫn Phật tử thực hiện các nghi lễ Phật giáo, nhất là các nghi lễ phổ thông, nghi lễ vào các dịp Đại lễ đặc biệt như cầu siêu, cầu an, vu lan, Phật đản

 

 

4

 

 

Hoằng pháp

 

 

- Thuyết giảng Phật pháp

 

- Hướng dẫn Phật tử tu học, ứng dụng Phật pháp vào mọi mặt của đời sống

 

- Thực hiện các công cụ, phương tiện hoằng pháp như tài liệu tu học, băng đĩa, sách, website...

 

 

5

 

 

Hướng dẫn Phật tử

 

 

- Thành lập, Tổ chức, quản lý các đạo tràng phù hợp với từng đối tượng Phật tử khác nhau, xây dựng các nội quy, quy chế sinh hoạt của Phật tử tại chùa

 

- Hướng dẫn Phật tử tham gia các hoạt động của chùa, giáo hội địa phương và hoạt động xã hội

 

- Xây dựng cơ sở dữ liệu, thông tin của Phật tử sinh hoạt tại chùa, qua đó hỗ trợ, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của Phật tử, nhất là khi gia đình Phật tử có sự kiện quan trọng như hiếu, hỉ...

 

 

6

 

 

Kinh tế - Tài chính

 

 

- Vận động, quản lý kinh phí xây dựng, tôn tạo, duy trì cảnh chùa, hoạt động của chùa

 

- Vận động kinh phí cho các hoạt động từ thiện xã hội

 

- Tổ chức khai thác các hoạt động tại chùa như lễ hội, du lịch...

 

 

7

 

 

Từ thiện – xã hội

 

 

- Tổ chức khám, chữa bệnh

 

- Quyên góp từ thiện, cứu trợ xã hội

 

- Tham gia các hoạt động từ thiện xã hội khác như hiến máu nhân đạo, đi bộ vì hòa bình, xóa đói giảm nghèo, xóa mù chữ, giáo dục bổ túc, chăm sóc bênh nhân HIV-AIDS, trẻ em nghèo, trẻ mồ côi, người già không nơi nương tựa, dạy nghề

 

 

8

 

 

Đối ngoại

 

 

- Xây dựng và phát triển quan hệ với các cơ quan chính quyền, đoàn thể tại địa phương

 

- Phối hợp tổ chức, tham gia các hoạt động của địa phương

 

- Phối hợp với các chùa trên địa bàn, tham gia các Phật sự của giáo hội các cấp

 

- Truyền thông các hoạt động của chùa

 

 

III. GIẢI PHÁP NÂNG CAO VỊ THẾ, VAI TRÒ CỦA NGÔI CHÙA VÀ TRỤ TRÌ

 

Ngoài các vấn đề đã được đề cập ở trên, để phát huy vị thế, vai trò của ngôi chùa nói chung, người trụ trì nói riêng trong đời sống xã hội và đời sống nhà chùa, nên chăng cần thực hiện các giải pháp sau đây:

1) Người trụ trì phải là tấm gương sáng cho tăng chúng và hàng Phật tử noi theo trong các mặt như:

 

- Nghiêm trì giới luật, giữ gìn đạo hạnh

- Tu tập

 

- Đối nhân xử thế

2) Bên cạnh nội điển, người trụ trì cần tích cực trau dồi kiến thức, kỹ năng đời sống như:

 

- Kiến thức, hiểu biết về xã hội, hiểu biết về pháp luật, chính sách của Nhà nước

- Kỹ năng lãnh đạo, quản lý, tổ chức điều hành, quản lý thời gian, giải quyết vấn đề, kỹ năng thuyết trình, thuyết giảng

 

3) Phát huy vai trò của tứ chúng trong hoạt động của chùa:

- Tổ chức hợp lý các đạo tràng, các hình thức tu học cho các đối tượng khác nhau

 

- Mạnh dạn giao việc, ủy thác, ủy quyền cho Tăng chúng và Phật tử. Phát huy thế mạnh của Phật tử trong việc tổ chức các sự kiện lớn của chùa

- Lắng nghe, ghi nhận, động viên kịp thời tăng chúng và Phật tử

 

4) Xã hội hóa, quần chúng hóa các nghi lễ, lễ hội Phật giáo, thu hút đông đảo người dân tham gia các lễ hội Phật giáo:

- Truyền thông rộng rãi, hấp dẫn các sự kiện, lễ hội của chùa

 

- Tạo điều kiện, cơ hội để quần chúng tham gia các lễ hội thay vì chỉ đóng vai khán giả

- Lựa chọn các hoạt động điển hình, đặc sắc cho từng lễ hội

 

5) Đa dạng hóa hình thức, phương pháp, nội dung tu học Phật pháp phù hợp với các đối tượng khác nhau, ví dụ:

- Thiếu nhi: sinh hoạt tập thể, vui chơi

 

- Học sinh, sinh viên, người trẻ: tập Thiền, Phật pháp ứng dụng, Diễn đàn Phật pháp

- Người trung tuổi: tụng kinh, niệm Phật, hộ niệm...

 

6) Bên cạnh các hoạt động, sinh hoạt truyền thống của nhà chùa, cần tích cực tổ chức các hoạt động mang tính cộng đồng, thiết thực và gắn bó với đời sống xã hội như:

- Mừng thọ, chúc thọ

 

- Tư vấn, tiếp sức mùa thi

- Tết thiếu nhi, Tết Trung thu

 

- Hiến máu nhân đạo, cứu trợ xã hội

7) Quan hệ tốt, tranh thủ sự ủng hộ của các cấp chính quyền, đoàn thể đối với hoạt động của chùa:

 

- Chủ động chúc mừng, thăm hỏi, động viên chính quyền, đoàn thể tại địa phương vào các dịp phù hợp

- Chủ động bàn bạc, trao đổi, truyền thông các hoạt động của giáo hội địa phương, của chùa với chính quyền và đoàn thể các cấp

 

- Phối hợp với chính quyền, đoàn thể thực hiện các hoạt động của chùa và của chính quyền, đoàn thể

 

 Hàn Du

http://senvamco.com