HOẰNG PHÁP ĐỐI VỚI GIỚI TRẺ TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI

alt Hôm nay trong không khí trang nghiêm, đoàn kết hòa hợp thắm tình đạo vị của chư tôn đức giảng sư quý ban Hoằng Pháp các tỉnh thành trong cả nước, cùng chung sức đồng lòng đưa ra những chương trình hoạch định của ban Hoằng Pháp, nhằm thúc đẩy sự nghiệp trao truyền giáo lý Phật Đà ngày một phát triển.

 

Ban hoằng Pháp tỉnh hội Phật giáo Ninh Bình, xin kính dâng lên chư tôn đức giáo phẩm cùng toàn thể quý liệt vị đại biểu, lời cầu chúc vô lượng an lạc, vô lượng cát tường, chúc buổi hội thảo thành công tốt đẹp.đồng thời chúng con cũng xin trình bày đôi nét cùng hội thảo về một số vấn đề cần quan tâm tới công cuộc hoằng pháp với giới trẻ hiện nay.

Kính bạch chư tôn đức

Kính thưa quý vị đại biểu

  1. 1. ĐIỀU KIỆN XÃ HỘI HIỆN TẠI:

Một thực tế cho thấy, thế giới hiện nay thay đổi rất nhiều so với những thế kỷ trước, bởi sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật. Chính khoa học kỹ thuật đã tạo ra những tiện nghi trong cuộc sống, và củng chính khoa học kỷ thuật đã làm thay đổi cả lối sống của con người. Các điều kiện sống vật chất như :nhà lầu, xe hơi, ti vi, tủ lạnh, các thiết bị kỹ thuật số, đã làm cho đời sống con người được thuận tiện hơn, đa dạng và phong phú,tuy nhiên cũng chính vì thế mà thế giới cũng đang mất đi sự bình quân giữa đời sống vật chất và đời sống tinh thần, giữa khuynh hướng hưởng thụ và khuynh hướng đạo đức.

Một khi giá trị đạo đức và tinh thần kém đi tức là con người đang đi dần vào tội lỗi và đau khổ mà không biết. Chính bản thân họ cũng không ý thức được rằng những việc mình đang làm là tội lỗi. Đó cũng là lý do tại sao giới trẻ bây giờ dễ nổi loạn, kiêu ngạo và bướng bỉnh. Thực tế cho thấy gần đây, trờn các chương trình truyền hình Việt Nam luôn đưa tin về những cuộc xả súng vào trường học giết người hàng loạt diễn ra tại Mỹ, tại Đức, những vụ việc thảm sát đó đều do vị thành niên là hung thủ.Việt Nam chúng ta, những tội phạm ở lứa tuổi vị thành niên đang ngày một nhiều hơn. Lứa tuổi thanh thiếu niên cũng mắc phải những căn bệnh xã hội đáng lo ngại.  Đó là tiếng chuông báo động về tình trạng đạo đức xã hội đang xuống cấp nghiêm trọng.

 

 

 

 

Điều mà chúng ta dễ dàng nhận thấy là xã hội ngày nay đang phát triển quá nhanh, nhanh hơn bất cứ thời điểm nào khác trong lịch sử. Những tiến bộ to lớn trên các lĩnh vực công nghệ, xã hội và kinh tế đã làm thay đổi không chỉ ở khía cạnh vật chất của nền văn minh mà còn thay đổi cách cư xử của con người đối với thế giới xung quanh mình. Về xã hội, chúng ta đang đối mặt với nhiều vấn đề  khó khăn phức tạp hơn như nạn bạo động loạn hành, nạn đói kém triền miên, nạn bạo lực gia đình, lợi dụng trẻ em vv...  Về tự nhiên, chúng ta đang phải đối mặt với  với một thực tế cũng nan giải không kém đó là vấn nạn về môi trường. Nhân loại dường như đang sống trong bầu không khí ngột ngạt do trái đất nóng dần lên, lụt lội, bão tố, sóng thần, động đất ở nơi này hay nơi khác,khiến cho tinh thần con người bất an. Người ta cũng cho rằng giới trẻ ngày nay, không muốn có cuộc sống và hành vi của mình theo các chuẩn mực đạo đức , họ không tin vào đời sống tâm linh. Thậm chí các thế hệ đi trước, không hiểu được con cháu mình đang nhìn cuộc đời như thế nào? với thực tế như vậy, giới trẻ ngày nay không còn mang trong mình những niềm tin xa xưa của ông cha, mà họ nhìn thế giới bằng một nhãn quan khác, dễ thích ứng với cuộc sống mới hơn . Song, giới trẻ cũng không nên cho rằng tất cả các quan niệm cổ xưa đều vô bổ. Trong vũ trụ này có những chân lý không bao giờ thay đổi . Điều duy nhất có thể thay đổi là phương cách thích ứng với những chân lý ấy trong đời sống thường nhật của mình như thế nào.

 

 

 

Những người trẻ tuổi cũng cần hiểu rằng khoa học đã làm thoả mãn những nhu cầu vật chất của con người nhưng nó không đáp ứng được nhu cầu tâm linh . Một con người sống với mục đích hoàn toàn thiên về vật chất sẽ không  thể nào cảm nhận được những cảm xúc cao thượng của lòng tri ân , tình thương yêu, sự hối tiếc , sự cảm thông và lòng từ ái.

 

Khác với khoa học, tôn giáo dạy cho bạn những giá trị tâm linh thánh thiện. Theo Phật giáo, con người thường có ba bản năng : một là thiên tính, hai là nhân tính và ba là thú tính. Thiên tính là khả năng phát triển những giá trị vốn có bẩm sinh, còn nhân tính là do quá trình rèn luyện đạo đức mà nên, thỳ tớnh, là con người khụng biết ý thức rốn luyện cũng như làm chủ được mỡnh mà dẩn đến tội lỗi.

Vậy đạo đức là gì?

Đã có người định nghĩa rằng: Đạo đức là những khuynh hướng tốt trong tâm ta, mà những khuynh hướng đó tạo nên những lời nói và hành vi bên ngoài khiến cho mọi người chung quanh ta được chuyển hoá, an vui, lợi ích.

Như vậy đạo đức là cái tốt ở bên trong, nhưng được đánh giá bằng biểu hiện ra bên ngoài. Hay có thể nói đạo đức là gốc của những hành vi lời nói tốt đẹp bên ngoài. Những hành vi như bác ái, bình đẳng,vị tha, nhẫn nhục, khiêm hạ, hoà hợp, kín đáo, can đảm , hối hận, biết ơn, nhường nhịn, giữ lời hứa , nhu thuận, tận tuỵ đó  đều là những biểu hiện của đạo đức.

Trong đạo Phật :  Đức tính vị tha luôn khiến ta quan tâm đến mọi người xung quanh mình. Thậm chí có khi còn lấy niềm vui và hạnh phúc của người là hạnh phúc của mình, thi ân mà không cầu báo. Có thể nói cách khác, vị tha, bao dung, nhân từ, bình đẳng, cũng chính là tiêu chí tự giác giác tha  trong kinh Phật Đại thừa.

 

 

 

 

Đức tính khiêm hạ, mà ngày nay gọi là đức khiêm tốn cũng được xem là đạo đức đáng kính trọng, vì đức tính này luôn thúc đẩy chúng ta phải tôn trọng mọi người, tôn trọng luật pháp, tôn trọng trật tự cộng đồng và xã hội. Một khi ta biết tôn trọng chân thành người khác, sống và làm việc theo pháp luật cũng là đem an vui đến cho mọi người, cũng chính là ta đang biểu thị những hành vi đạo đức làm an bình xã hội.

 

 

 

Đức tính kín đáo, khiến ta không khoe khoang, vì thế không bị cạnh tranh vô ích. Trong cuộc sống nếu ai không phô bày của cải, không khoe khoang sắc đẹp, không cậy chức cậy quyền thì làm gì có sự cạnh tranh, ganh ghét , sân hận, thù oán.  Ngoài ra còn có tám muôn tế hạnh là đạo đức vô hạn nơi các bậc Thánh, là những đạo đức cao thượng mà con người cần vươn tới.

 

  1. 2. NHU CẦU GIÁO DỤC THANH THIẾU NIấN

Chính vì sự mất bình quân giữa đời sống tinh thần đạo đức và vật chất hưởng thụ trong cuộc sống hiện đại ngày nay, mà nhiều người không còn biết tương lai sẽ đi về đâu. Không ít những thanh niên ngày nay cho rằng cuộc sống chỉ cần có tiền là có tất cả. Và không ít người vì có tiền cũng đã bất chấp tất cả. Bất chấp cả hiếu nghĩa với cha mẹ, tổ tên, bất chấp cả tình anh em như thủ túc, bất chấp cả đạo nghĩa thầy trò và tình nghĩa vợ chồng.vv... Nếu ai cũng sống bằng tính ích kỷ như thế thì xã hội rồi sẽ đi về đâu?

Từ những thực tế đó mà việc giáo dục đạo đức trong xã hội  ngày nay được đặt ra cấp thiết hơn bao giờ hết. Cuộc sống đang đòi hỏi chúng ta phải biết xiển dương giá trị đạo đức và tinh thần hiếu dưỡng. may mắn và hạnh phúc thay, Đức Phật đã để lại cho nhân loại một hệ thống tư tưởng giáo lý vô giá về trí tuệ,  về lòng từ bi, về đức khoan dung, về tính khiêm hạ , nhằm làm cho xã hội loài người bớt đi những mảnh đời bất hạnh, tiến tới sự hoà hợp và phát triển. Lời dạy của Đức Phật dường như một giải pháp nhiệm mầu để đối trị với căn bệnh trầm kha thiếu đạo đức trong xã hội ngày nay.  Theo lời Đức Phật, tu tâm dưỡng tính  chính là sự tu dưỡng đạo đức để xây dựng một thế giới tràn đầy an lạc, tràn đầy tình thương yêu và đạo đức trong sáng. Đạo Phật, thật sự có thể đóng góp rất nhiều vào hai lĩnh vực mà thế giới đang rất cần đó là : đạo đức và sự bình an trong nội tâm.

+ Như chúng ta đã biết, con người sống trên đời này cần nhiều hơn những gì đang có, nhưng trên tất cả con người rất cần đạo đức làm nền tảng căn bản, làm cốt lõi, làm linh hồn. Nếu xã hội thiếu nền tảng đạo đức thì sẽ đổ vỡ tất cả. Cuộc sống bị đảo lộn, người cảm thấy bất an. Kinh tế kém phát triển, xã hội nghèo khó, con người sẽ đi đến  đường cùng của  sự nghèo đói.

+ Nhu cầu thứ hai là xã hội luôn cần sự bình an nội tâm. Hiện nay cuộc sống của con người nhìn chung đang rất căng thẳng vì cuộc mưu sinh . Những trò chơi  điện tử, sàn nhảy, sàn chứng khoán, việc làm, học hành, thi cử, xin việc vv... đều đang trở thành sức ép nặng nề cho con người trong xã hội. Chính vì vậy, sự bình an trong tâm hồn là một nhu cầu rất lớn, bên cạnh nhu cầu về đạo đức. Chính vì vậy, tư tưởng và giáo pháp cao thượng của Đức Phật không chỉ là niềm hy vọng mà còn là sự cứu cánh giúp cho con người kiến tạo một thế giới an bình, thịnh vượng, mà trước nhất chính là giúp con người cú một cuộc sống an lạc và vả thõn và tõm ngay trong cuộc sống hiện tại.

Nói về giáo dục, Chủ tịch Hồ chí Minh đã dạy rằng: Mười năm trồng cây, trăm năm trồng người. Giáo dục để chuyển hoá nội tâm của con người là vấn đề rất cấp thiết hiện nay, song không phải chỉ một sớm một chiều mà phải có kế sách lâu dài, không phải của riêng ai mà của toàn xã hội, của toàn Đảng toàn dân, của từng gia đình và của chính bản thân mỗi con người. Những năm gần đây, Giáo hội Phật giáo VN đã ý thức được trách nhiệm và  những vấn đề về giáo dục nhân cách, đạo đức mà xã hội đang phải đối mặt. Đặc biệt đã và đang rất quan tâm đến lĩnh vực giáo dục, đạo đức cho lứa tuổi thanh thiếu niên hiện nay. Bởi lẽ, chúng ta ai cũng hiểu rằng Thanh niên là mùa xuân của nhân loại, và Trẻ em hôm nay thế giới ngày mai.

Các câu lạc bộ thanh niên Phật tử được thành lập ở nhiều tỉnh thành trong cả nước. Các đạo tràng chuyên tu theo các pháp môn như Thiền tụng, Tịnh độ tụng, Pháp Hoa tụng, Bát quan trai giới, các khóa Phật thất, chương trình chuyên tu cho Phật tử vv...ngày càng được đông đảo phật tử tham gia tu học. Điều đáng ghi nhận là việc tu học của Phật tử ngày càng thiết thực, đi đúng hướng và đúng với nhu cầu mà con người hiện nay. Càng ngày càng có nhiều thanh niên Phật tử  trực tiếp hay gián tiếp tham gia từ thiện giúp đỡ cho người nghèo ở vùng sâu vùng xa, những người cú hoàn cảnh khó khăn do thiên tai bão lụt, lốc xoáy, lũ quét. Những tấm gương dấn thân vì đạo pháp, vì chúng sinh của các vị Tăng ni trực tiếp chăm sóc người mắc phải những căn bệnh thế kỷ như Sida, ma tuý... Có những vị Tăng Ni còn vào trực tiếp trại cải tạo cai nghiện để giảng pháp, hướng dẫn họ ngồi thiền, niệm Phật khiến cho những con người có một thời si mê lầm lỗi, như được gột rửa thân tâm lấy lại sự bình an mà phấn đấu để được trở về làm người hữu ích trong xã hội. Chính những nỗ lực hoằng pháp của Giáo hội,  làm cho các tầng lớp nhân dân đã và đang tìm thấy ở Phật giáo những giá trị đạo đức cao thượng, hữu ích cho đời sống bản thân, gia đình và xã hội. Điều đáng mừng là giới trẻ ngày nay cũng đang tìm về với đạo Phật ngày càng nhiều hơn.

Tuy nhiên, trong hàng triệu Phật tử tham gia tu học một cách tinh tấn, thì tỷ lệ thanh thiếu niên trong đó chưa nhiều lắm, chủ yếu tập trung ở những người đã có tuổi nghỉ hưu. Chính vì vậy mà trách nhiệm của chúng ta, những người tu hành xuất gia theo Phật phải đưa ra chương trình hành động thiết thực để thế hệ thanh niên tin sâu vào đức hạnh và làm theo đức hạnh của các chư Phật. Riêng các tỉnh thành phía Bắc, tuy không có một phong trào gia đình Phật tử rầm rộ và kiên trì bền bỉ như các tỉnh miền trung và các tỉnh phía nam song cũng hình thành và làm sống dậy một tinh thần Phật giáo mới mẻ. Đó là phong trào tuổi trẻ Phật giáo Thủ đô tham gia học tập giáo lý; tổ chức các chương trình hỗ trợ mùa thi cho học sinh phổ thông; Tư vấn và khuyến khích các học sinh tìm lấy những hướng nghề nghiệp, trường học phù hợp với  năng lực của gia đình và chính mình. Các câu lạc bộ thanh niên Phật tử không chỉ là nơi giao hội vui chơi cho các em, mà còn là nơi các em được hướng dẫn ứng xử bằng tình yêu thương giữa con người với con người; giữa cá nhân và xã hội; giữa nhân lọai và môi trường trái đất xung quanh chúng ta. Ở đây các em học được cách tự kiềm chế bản thân mình để sống một cách hòa hợp trong cộng đồng và giữ bình an trong tâm hồn. Phải nói rằng những gì Phật giáo đã làm được trong việc góp phần giáo dục đạo đức và nhân cách sống cho phật tử là rất đáng kể, song không phải là tất cả. Vì hiện nay số lượng Phật tử chưa tương xứng với một đất nước cú hơn 80 triệu người dân, mà Phật giáo đó du nhập sớm nhất, đó quả thực là  một tỷ lệ qúa khiêm tốn để tạo nên một xã hội không tai họa, không tệ nạn, không trộm cắp, không bạo hành vv... người người nhà nhà được sống trong bầu không khí bình an và tinh tấn. Với thực trạng này, đòi hỏi tinh thần nhập thế vào đời của các Tăng Ni một cách tích cực hơn, năng động hơn. Giáo hội khu vực phiá Bắc đề ra một chương trình hành động như sau :

1. Một là xây dựng ngày càng nhiều hơn các đạo tràng tu tập, để các Phật tử có nơi tu hành, có nơi nương tựa.  Chúng ta phải làm sao phá bỏ được quan niệm tồn   tại lâu đời  trong dân gian “ trẻ vui nhà,  già vui chùa vv....

2. Mở thêm các câu lạc bộ thanh niên Phật tử trong các dịp hè, lồng ghép sinh     họat hè của các em ở các phố phường, khối xóm vào việc học tập giáo lý của Đức Phật.

3. Mở các trung tâm hỗ trợ mùa thi, các hoạt động vui chơi lồng ghép tinh thần của Phật giáo đến các vùng xâu vùng xa.

4. Hỗ trợ và động viên kịp thời tới các học sinh, sinh viên, có hoàn cảnh khó khăn, hoặc mặc cảm với những lỗi lầm trong cuộc sống.

5. Đội ngũ giảng sư và giảng pháp viên cần tích cực dấn thân hơn nữa trong công cuộc hoằng pháp phù hợp với thời đại ngày nay, là chỗ dựa tinh thần và nơi chia sẻ của tuổi trẻ mỗi khi có dịp tiếp xúc.

Trên đây là đôi điều Ban Hoằng Pháp tỉnh Ninh Bình, xin đóng góp cho chương trình hội thảo hôm nay. Trước khi dứt lời  chúng con kính chúc Chư tôn thiền đức Tăng Ni, quý vị đại biểu thân tâm thường an lạc, chúc Hội thảo thành tựu viên mãn.

Xin trân trọng cảm ơn!

 

ĐĐ. Thích Đức Lợi

BAN HOẰNG PHÁP TỈNH NINH BÌNH

Theo banhoangphaptw.com