SỰ DẤN THÂN CỦA NI GIỚI PHẬT GIÁO TRÊN LĨNH VỰC TỪ THIỆN XÃ HỘI

Hội nghị Nữ giới Phật giáo Sakyadhita lần thứ 11 ðược tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh, chúng tôi xin tỏ lòng cảm ơn ðến TW GHPGVN, chính phủ, cơ quan chính quyền thành phố Hồ Chí Minh, Hội Sakyadhita, cùng quý Ni trưởng, Ni sư trong và ngoài nước và tất cả các bạn từ khắp nơi trên thế giới đã hội tụ đến Việt Nam, quê hương của chúng tôi để cùng lắng nghe, chia sẻ với nhau trên tinh thần hòa hợp, học hỏi và tiến bộ, cùng hướng đến sự phát triển bền vững, yêu thương và nhập thế của những người con gái dòng họ Thích (Sakyadhita).

I. Những thế hệ Ni giới dấn thân:

Phật giáo Việt Nam hiện nay có rất nhiều truyền thống, trong ðó ba truyền thống: Bắc tông (Mahayana), Nam tông (Theravada) và Khất sĩ (Mendicant)có tỷ lệ đông. Ba hệ phái này hình thành và phát triển hòa hợp và có ảnh hưởng sâu sắc ðến sự phát triển ðời sống tâm linh của Phật tử Việt Nam. Tuy nhiên trong ba hệ phái, Ni giới Phật giáo Bắc tông chiếm số ðông, sau ðó là Ni giới hệ phái Khất sĩ, Nữ giới Phật giáo Nam tông Kinh vẫn còn hạn chế.

Nãm 1981, Giáo hội Phật giáo Việt Nam được thành lập, đây là tổ chức Giáo hội duy nhất ở Việt Nam quản lý tất cả truyền thống Phật giáo từ các cõ sở Tự viện, Tịnh xá, Tịnh thất, Niệm Phật đường từ địa phương đến Trung ương. Trên nền tảng cùng nhau phát triển, thống nhất và hòa hợp trong một ðất nước hòa bình, Ni giới Phật giáo các truyền thống có điều kiện tu học, thực nghiệm, dấn thân trong các Phật sự và phụng sự trong các lĩnh vực xã hội.

Sự hình thành một bộ phận Ni giới tiến bộ và năng nỗ ngày nay có được từ sự trao truyền chánh pháp và truyền thừa đạo hạnh từ nhiều ban Tôn túc giáo phẩm Tãng, Ni trong lịch sử Phật giáo Việt Nam. Ðó là những tấm gương sáng về đạo hạnh và về tinh thần tu học nghiêm túc từ thời Hai Bà Trưng, thời Lý Thánh Tông. Ðến thế kỷ XX, ðã có nhiều bậc Trưởng lão Ni đóng góp tích cực cho phong trào tu học đầu tiên của Ni giới: Ni trưởng Diệu Tịnh, Ni trưởng Hồng Nga, Ni trưởng Diệu Kim, Ni trưởng Nhý Thanh... Ðể tiếp nối những truyền thống cao ðẹp ấy, quý Ni trưởng Huyền Học, Ni trưởng Thể Quán, Ni trưởng Ðàm Minh, Ni trưởng Diệu Không, Ni trưởng Chí Kiên, Ni trưởng Giác Nhẫn, Ni trưởng Trí Hải… hết lòng chãm lo cho ðàn hậu tấn. Tuy thời kỳ chiến tranh khốc liệt nhýng quý Ngài vẫn cố gắng xây dựng Ni trường, Phật học Viện ðể ðào tạo ðội ngũ kế thừa, tiếp nối mạng mạch Phật pháp. Chúng ta không quên Ni trưởng Huỳnh Liên, Ni trưởng Bạch Liên … , những vị có đời sống phạm hạnh thanh tịnh, dám dấn thân cùng với chư Ni Việt Nam tham gia vào các phong trào ðấu tranh, giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Những tấm gương sáng rất sống động của các bậc trưởng lão Ni ðã hình thành nên một thế hệ Ni trẻ Việt Nam biết dấn thân trên con đường đầy gian khó.

Vào ðầu thế kỷ 21, số lượng Ni giới ở Việt Nam Tãng lên hàng vạn, chiếm tỉ lệ 47% trên tổng số 50.000 Tãng Ni. Sự phát triển lớn mạnh về số lượng chư Ni trên một đất nước đang phát triển như Việt Nam là điều đáng mừng. Tuy nhiên, vai trò của Ni giới cần phải ðýợc phát huy và dựa trên nền tảng đạo đức truyền thống: Bi, Trí, Dũng. Nhiều Ni trẻ ngày nay ðã và ðang ra sức tu học tại các học viện trên khắp đðất nước, ðang du học tại các nýớc bạn như Ấn Ðộ, Nepal, Trung Quốc, lãnh thổ Ðài Loan, Myanmar, Mỹ, Thái Lan… Nhiều vị Ni trẻ ðã ðỗ ðạt nhiều học vị: cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ Phật học, thế học trong nước cũng như các nước phát triển. Một số Ni trẻ hiện nay đã và đang phụng sự tích cực cho các Ban Trị sự tỉnh thành, Trung ương Giáo hội trên các mặt: thông tin báo chí, Hoằng Pháp, Giáo dục, Nghi lễ, Từ thiện xã hội... Vai trò của Ni giới Phật giáo ðược nhiều ngành quan tâm, ðảm trách nhiều vị trí quan trọng trong xã hội.

Ni giới ngoài việc duy trì thời khóa tu học ở chùa, phát huy sở học, chư Ni còn tham gia nhiều công tác của Giáo hội từ Trung ương đến địa phương. Ðặc biệt trên lĩnh vực Từ thiện xã hội, giúp đỡ nhiều đối tượng nghèo khổ trên khắp đất nýớc, giúp đỡ ngýời già neo đơn, phụ nữ nghèo khổ, bệnh tật, trẻ mồ côi, lang thang cơ nhỡ… Ðây là sự nỗ lực của bản thân Ni giới nhằm đem đến đời sống an lạc, no ðủ và yêu thương cho cộng đồng xã hội.

II. Sự dấn thân của chư Ni: .

Trong bối cảnh cả thế giới lâm vào khủng hoảng kinh tế, Việt Nam không là ngoại lệ, nên chúng tôi luôn khuyến khích mỗi gia đình cần phải quản lý đời sống theo hýớng tiết kiệm và bền vững. Bản thân tôi là ngýời đã từng gắn bó với công tác từ thiện xã hội trên 30 nãm và những ngày còn lại, tôi sẽ cố gắng dành cho những người nghèo khổ, bệnh tật và bất hạnh. Xuất thân từ khoá xã hội của Trung tâm An Sinh (nãm 1972) do Ni sư Trí Hải mở tại Ðại học Vạn Hạnh, tôi bắt đầu ðề ra mục tiêu ðầu tiên là tiếp cận cô nhi ở các ký nhi viện, đến thãm các đối tượng khuyết tật tại các Trung tâm xã hội. Nãm 1974, tôi trở về Ðồng Nai dạy học cho trẻ em nghèo. Và chính mảnh đất Ðồng Nai ðã giúp tôi đi ðến con ðýờng hoạt ðộng từ thiện xã hội lâu dài. Sau khi đất nước giải phóng, người dân rất khó khãn, thất nghiệp Tãng cao, Nhà nước vận động dân ði kinh tế mới, đồng thời khuyến khích mở các cơ sở sản xuất để giải quyết nguồn lao động thừa. Nãm 1976, tôi tham gia thành lập tổ hợp 19/8, đan mây tre lá xuất khẩu sang các nước XHCN. Nãm 1980, tôi được bầu làm chủ nhiệm và chuyển tổ hợp lên thành Hợp tác xã Thành Công, Hợp Tác Xã đã giải quyết công ăn việc làm cho trên 2.000 xã viên đa số là nữ giới.

Tại Ðại hội Phật giáo toàn quốc nhiệm kỳ II (1987-1992), GHPGVN ðề cử tôi đảm trách Trưởng Ban Kinh tế nhà chùa TTXH. Ðến nãm 1988, Trung ương Giáo hội PG quyết định bổ nhiệm tôi làm Giám ðốc xí nghiệp 711. Xí nghiệp 711 tiếp tục sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ và đã đóng góp nguồn kinh phí không nhỏ cho Giáo Hội. Từ đó đến nay tôi tham gia 5 nhiệm kỳ, đảm trách công tác TTXH TWGH.

Dấn thân vào công tác TTXH, chúng tôi luôn thực hiện lời dạy của Ðức Phật “phục vụ chúng sanh là cúng dường chư Phật”, đem đời sống của người tu sĩ Phật giáo hòa nhập vào cuộc đời. Ðdưc sự cho phép của Giáo hội, chúng tôi mở các khóa học đào tạo đội ngũ kế thừa: Ðào tạo 270 cô giáo nuôi dạy trẻ, mở hai lớp sơ cấp y tá cho 225 học viên, khóa trang trí mỹ thuật, cắm hoa cho 150 học viên, khóa dược tá cho 132 học viên, 2 khóa nghiệp vụ xã hội cho 280 học viên. Sau khi học xong, các học viên tùy theo ngành nghề ra phục vụ. Có những vị tiếp tục học, có những vị bây giờ đã là bác sỹ, nhà giáo, giảng viên xã hội, có những vị mở trường mẫu giáo dạy trẻ .v.v…

Bên cạnh ðó, chúng tôi đã cùng với những huynh đệ là quý Ni sư trong nhóm cựu học Ni của 2 Ni trường Dược Sư, Ni trường Từ Nghiêm như: Ni trưởng Tịnh Mẫn, Ni sư Như Như, Ni sư Nhật Khương, Ni sư Như Tường, Ni sư Như Thiện, Nhựt Hạnh, Như Thành…cùng bà con Phật tử đến những vùng xa xôi hẻo lánh trên mọi miền đất nước, đến thãm bệnh nhân tâm thần, ung thư, người mù, tàn tật, bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS, nhiễm chất độc Dioxin, trẻ mồ côi tại các mái ấm, thãm tù nhân … Ðể tạo ðiều kiện giúp đỡ về tinh thần, vật chất cho họ có phương tiện sinh sống, tùy vào hoàn cảnh của mỗi người mỗi, gia đình mà chúng tôi có cách giúp ðỡ khác nhau.

Trên 30 năm, chúng tôi đã không ngừng vận động những ngýời có đạo tâm cùng kết hợp với chúng tôi thực hiện nhiều chương trình đem lại sự an lành cho những ngýời nghèo, bệnh tật và bất hạnh: Chương trình đem lại ánh sáng cho ngýời nghèo mù ở thành thị và nông thôn; giúp đỡ cho học sinh nghèo hiếu học, tặng hàng ngàn xuất học bổng và xe đạp cho học sinh có hoàn cảnh khó khãn; tặng xe lãn cho người khuyết tật; khám và chữa bệnh phụ khoa cho phụ nữ nghèo ở miền sông nước; đem lại nguồn nước sạch cho các gia đình nông thôn thiếu nước bị ô nhiễm; cất nhà tình thương chống lũ lụt; xây cầu bê tông ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long; chương trình cứu trợ thiên tai, lũ lụt trên tất cả mọi miền đất nước … và đặc biệt cùng đồng hành với chư Ni trẻ khó khãn để giúp đỡ họ trên con ðường tu học, hoàn thiện là một ngýời con gái của Ðức Phật.

III. Ðối tượng cần quan tâm:

Hơn 30 nãm lặn lội ở nhiều vùng đất khác nhau, cùng sống và sinh hoạt với người nghèo, chúng tôi nhận thấy họ là những ngýời thiệt thòi hơn hết. Ở miền núi phía Bắc, nhiều gia đình dân tộc ít người thiếu sự chãm sóc y tế, họ cần sự giúp đỡ về kinh tế cũng như phương tiện để sinh sống, trẻ em cũng cần ðược quan tâm nhiều để tiếp tục đến trường, nhiều khu vực nông thôn ở Việt Nam vẫn còn thiếu nước sạch để sinh hoạt. Như khu vực Ðồng bằng sông Cửu Long, do ðời sống sông nước đặc thù nên phụ nữ nghèo ở nơi này mang nhiều căn bệnh hiểm nghèo không có điều kiện trị bệnh như mù mắt, bệnh phụ khoa. Chúng tôi mong rằng ngày càng có nhiều chư Ni sát cánh bên nhau, thực hiện hạnh nguyện đem lại lợi ích thiết thực cho bà con nghèo khó, cùng chung tay góp một phần nhỏ bé của mình qua việc chãm sóc y tế cho ngưýời dân nghèo, giúp xây dựng trường học, xây dựng cầu ở nông thôn…, giúp cho phụ nữ nghèo, trẻ em và những người bất hạnh.

VI. Kết luận

Sự dấn thân của Ni giới Phật giáo Việt Nam qua các hoạt ðộng sinh hoạt của Giaos hội Phật giáo về từ thiện xaax hội, chúng tõi rút ra những kinh nghiệm như sau:

Một là: Từ truyền thống tốt đẹp của Ni giới với những đóng góp to lớn cho Phật giáo Việt Nam, biểu hiện là những bậc trưởng lão Ni như đã đề cập ở trên, là những tấm gương đức hạnh để Ni giới hiện nay học tập và noi theo trên bước đường hoằng dương Phật pháp, đặc biệt là trong công tác từ thiện xã hội.

Hai là: Cần tiếp tục xây dựng và bồi dưỡng thế hệ Ni giới trẻ Phật giáo tinh thơng nội điển, tinh nghiêm giới luật; làm cơ sở vững chắc cho sự phát triển của Ni giới Việt Nam, đóng góp vào sự hưng thịnh của Phật giáo nói chung.

Ba là: Giáo hội và các Ban Ngành có trách nhiệm, đặc biệt là Phân ban Đặc trách Ni giới, cần xây dựng chương trình đào tạo chính quy, khoa học... cho Ni giới về công tác từ thiện xã hội trong nhiều lãnh vực như: nuôi dưỡng trẻ em mồ côi - khuyết tật; chăm nuôi dạy trẻ; chăm sóc người già neo đơn; cứu trợ đồng bào gặp khó khăn v.v.. khắc phục tình trạng tự phát và thiếu đồng bộ như hiện nay trong công tác từ thiện.

Bốn là: Chúng tôi rất cần sự hỗ trợ từ nhiều phía, nhất là chư Tôn giáo phẩm Tãng Ni, bà con Phật tử trong và ngoài nước cũng như các tầng lớp xã hội, ðể Ni giới có ðiều kiện thuận lợi trên con ðường dấn thân hành thiện. Con ðường ðó cần nhiều người đồng hành để chia sẻ và đồng cảm.

Ni sư Thích nữ Huệ Từ

Chú thích:

1. Theo báo cáo của Ban Tăng sự - GHPGVN nhiệm kỳ V – 2007.

2 . ĐHPG lần thứ I - tại Thủ đô Hà Nội – 1981.

3. Theo báo cáo của Ban Tăng Sự - GHPGVN nhiệm kỳ V – 2007

4. Chương trình đem lại ánh sáng cho những bệnh nhân nghèo bị mù lòa thực hiện từ năm 1999 đến nay. Mỗi tuần vào các ngày thứ ba-thứ tư, đón từ 40 -50 bệnh nhân ở các tỉnh về về bệnh viện Trưng Vương mổ mắt, ghép thủy tinh thể, đa số bệnh nhân đều được sáng mắt. Trong 10 năm qua, ban TTXHTW chúng tôi đã giúp 19.800 bệnh nhân được sáng mắt.

5. Hàng năm vào dịp tết Trung Thu, Ban TTXHTW tổ chức về thăm, giúp đỡ cho học sinh nghèo ở các tỉnh vùng sâu vùng xa như: Bạc Liêu, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Bến Tre, Cà mau Ninh Thuận, Bình Thuận, Quảng Nam, Bình Phước, Đồng Nai… Quà tặng gồm tập viết, quần áo học sinh, bánh kẹo, có khi tặng cho mỗi học sinh 01 xe đạp để các em làm phương tiện đi học; giúp người già neo đơn tàn tật.

6. Chương trình tặng xe lăn xe lắc cho bà con nghèo khuyết tật, chúng tôi đã thực hiện từ năm 1992 đến nay được 3700 chiếc. Trong đó, Hội Tâm Lực ở Mỹ gởi về ủng hộ 2.000 chiếc xe lăn. Chúng tôi cũng đại diện Hội Tâm Lực đã vận chuyển đến các tỉnh: Đồng Tháp, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Vĩnh Long, Quảng Trị-Thừa Thiên Huế, Gia Lai, KomTom, ĐăkNông, Quảng Nam Đà Nẵng, giúp cho bà con nghèo tàn tật.

7. Chương trình đem lại nguồn nước sạch, chúng tôi đặc biệt chú trọng đến các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, Cà Mau, Bạc Liêu, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Bến Tre…đa số các tỉnh này nguồn nước quá ô nhiễm. Từ năm 1999 đến nay, chúng tôi đã giúp được 510 giếng khoan (trị giá mỗi giếng 2.200.000đ ); 200 giếng đào (mỗi giếng bình quân 2.200.000đ).

8. Trong nhiệm kỳ V, ban TTTW và các tỉnh thành đã thực hiện giúp đỡ cho đồng bào bị thiên tai bão lụt: trên 423.000.000 tỉ đồng, giúp nhà tình thương 452 căn hộ; xây cầu bê tông: 75 cây, và đặc biệt là ủng hộ nạn nhân Sóng Thần ở các nước Nam Á, Đông Nam Á: 63.800 USD.

(Trích tham luân Hội nghị Phật giáo thế giới lần thứ XI tại Tp. Hô Chí Minh, Viêt Nam)