CON ÐƯỜNG ÐƯA ÐẾN NIỀM HẠNH PHÚC TỐI THƯỢNG

Tất cả nhân loại đều muốn được hạnh phúc. Tất cả đều tìm cầu hạnh phúc. Sự tìm cầu hạnh phúc của con người đã kéo dài tiếp nối từ đời này sang đời khác  nhưng không bao giờ tìm thấy theo phương cách mà hạnh phúc được tầm cầu và đó chỉ là một cách thích nghi với những điều kiện của thế giới khách quan bên ngoài mà quên đi thế giới nội tâm. Lịch sử của thế giới đã chứng minh điều này. Nhưng công cuộc cải cách xã hội, kinh tế, luật pháp, chính trị, cho dù chúng  nhằm đến mục đích nào đi nữa, cũng không bao giờ mang lại niềm hạnh phúc  hoàn toàn và chân thật cho con người. Tại sao?

Khi con người đã giải thoát khỏi hàng loạt các điều kiện, khổ đau khác ngóc đầu lên và khi khổ đau đó được đoạn trừ khi những cái khác cứ tiếp tục xuất hiện. Sự xuất hiện và tái xuất hiện, sự thăng trầm này là bản chất của tất cả các hiện tượng thế gian.  Sẽ không bao giờ có được một niềm hạnh phúc chân thật cho đại đa số. Nó là một gì thuộc riêng tư và cá nhân. Nó bắt nguồn từ bên trong chứ không ở thế giới bên ngoài.

Con người sẽ tìm thấy hạnh phúc nhiều hơn ở thế giới nội tâm so với thế giới bên ngoài.

Khoa học hiện đại tuyên bố rằng không có điều gì trong vũ trụ này là tĩnh tại. Mọi thứ đều năng động, mọi thứ đều ở trạng thái chuyển động. Không có gì đứng yên tại một chỗ. Chúng ta trở nên tốt đẹp hơn và hạnh phúc  hơn hoặc là đi theo con đường xấu xa tội lỗi và do vậy buồn rầu khổ đau ngày càng tích lũy nhiều. Ðể được hạnh húc phải vượt qua buồn rầu khổ đau, Ðức  Phật đã  chỉ ra cho nhân loại con đường đưa đến sự đoạn tiệt tất cả các buồn rầu khổ đau.

Con đường đưa đến sự hạnh phúc là Bát Thánh đạo. Con đường này phải được chúng ta thực hành, tu tập trước khi nó được gọi là con đường. Có một cái gì cổ hữu trong từ “con đường” một ý tưởng mà chúng ta đã thực hành nó trước kia.
Một con đường không thể hiện hữu môt cách ngạc nhiên. Trước tiên chúng ta phải chặt cây, dọn đường và khai phóng nó rồi dạo trên  nó. Tương tự như vậy, Bát Thánh đạo được thực hành trước đây bởi vô lượng Ðức Phật trong quá khứ. Trước kia con đường này cũng được chư vị Bồ Tát và A-la-hán thực hành tu tập. Ðức Phật chỉ khám phá con đường chứ Ngài không tạo ra nó, bởi vì nó đã hiện hữu từ vô lượng kiếp về quá khứ. Thực sự nó là môt con đường cổ xưa.

Bát Thánh đạo là một con đường phải được thực hành, tu tập. con đường này rất thiết thực trong cuộc sống của chúng ta. Ðể hiểu và chứng nghiệm chân lý, chúng ta phải thực hành con đường này.

Con đường này bao gồm một sự sưu tập cẩn thận và khôn khéo của tất cả các điều kiện quan trọng tiên quyết, cần thiết cho sự phát tiển tâm linh của chúng ta.

Bát Thánh đạo được chia làm 3 nhóm nhỏ:

Giới (sila), Ðịnh (samadhi) và Tuệ (panna). Con đường này là  độc nhất vô nhị của Phật giáo và nó là nhân tố cơ bản để phân biệt vơí những tôn giáo và triết học khác. Chính qui tắc của Phật giáo về sự tu tập tâm linh và vật lý mới có thể đưa đến sự chấm dứt đau khổ, buồn rầu, thất vọng và đưa đến sự an lạc tuyệt đối, Niết-bàn.

Tám yếu tố của con đường là:
1. Chánh kiến (samma-ditthi)              
2. Chánh tư duy (samma-samkappa)
3. Chánh ngữ (samma-vaca)
4. Chánh nghiệp (samma-kammanta)
5. Chánh mạng (samma-ajiva) 
6. Chánh tinh tấn (samma-vayama) 
7. Chánh niệm (samma- sati)
8. Chánh định (samma-samadhi)

Liên quan đến con đường này trong bài pháp đầu tiên tại vườn Nai, Ðức Phật gọi con đường này là Trung đạo (Majjimha patipada) bởi vì nó tránh xa hai cực đoan: tham đắm vào dục lạc, thuộc hạ liệt thấp hèn, đưa đến nguy hại là một cực đoan; tự ép xác trong việc tu tập khổ hạnh, đau đớn, thấp hèn và đưa đến nguy hại là một cực đoan khác.

Phải luôn ghi nhớ trong tâm rằng từ “con đường” chỉ là một thuật ngữ mang nghĩa bóng . Mặc dù theo qui ước thông thường chúng ta nói về  việc thực hành một con đường, theo ý nghĩa tuyệt đối, 8 bước có nghĩa là 8 yếu tố tâm linh. Chúng thì tương quan tương duyên với nhau, và ở cấp độ cao nhất, chúng đồng thời hoạt động; và chúng không được tu tập thực hành từng cái một theo số thứ tự. Thậm chí ở cấp độ thấp nhất mỗi một yếu tố nên được kết  hợp một ít với một vài mức độ của chánh kiến; bởi vì chánh kiến là yếu tố chủ đạo trong Ðạo Phật.

Ðức Phật dùng ngôn ngữ mạnh mẽ để cảnh báo cho chư đệ tử Ngài đề phòng thái độ chỉ chú trọng vào việc học sách vở lý thuyết như vầy:

Dù tụng đến ngàn câu kệ vô nghĩa,
Chẳng  bằng một cậu kệ có nghĩa lý,
Nghe xong tâm liền tịch tịnh”. (PC-101)

Mặc dù anh ta tụng chỉ một vài câu kệ, kinh điển, nhưng hành theo giáo pháp; từ bỏ tham, sân, si, có chánh kiến, tâm của anh ta hoàn toàn được giải thoát và không chấp thủ ở đời này và đời sau; thì nhất định anh ta liền được qủa vị của một vị tâm được tịch tịnh.

Sự chứng đắc mục tiêu cuối cùng của Ðạo Phật-Niết-bàn (Nibbàna) không đòi hỏi một sự thấu hiểu nền triết lý thâm uyên và khó hiểu của đạo Phật. Những gì được yêu cầu, đòi hỏi một sự phát triển tiếp tục của tâm thông qua một quá trình tu tập tâm hành  giả có thể đạt được tri kiến đưa đến sự giải thoát, Ðức Phật đã tuyên bố.

GIỚI LUẬT (SILA)

Giới luật được căn cứ trên cơ sở tình thương và lòng từ bi, bao gồm 3 yếu tố trong Bát Thánh đạo chính là: Chánh ngữ, Chánh nghiệp và Chánh mạng.

Ðức Phật tuyên thuyết giáo pháp của Ngài  “vì lợi ích của của số đông, vì hạnh phúc của số đông, vì lòng thương tưởng cho đời”.

Giới (sila) giai đoạn đầu tiên của con đường được hình thành trên cơ sở tình thương, lòng từ bi. Tại sao chúng ta nên tránh làm hại và cướp lấy của người khác? Ðó có phải là tình thương cho chúng ta và những người khác chăng? Tại sao chúng ta cứu giúp, bố thí người nghèo, người bần cùng cần sự giúp đỡ, và những kẻ rơi vào cảnh khốn cùng? Ðó có phải là tình thương của chúng ta dành cho họ chăng?

Tránh làm các điều ác, làm các điều lành là chức năng của giới, là nguyên tắc tu tập giới được dạy trong Phật giáo. Chức năng này thì không bao giờ vắng mặt tình thương lòng từ bi. Giới bao hàm những phẩm chất của tâm như tình thương, khiêm nhường, khoan dung, cảm thông, lòng độ lượng và hạnh phúc đối với sự thành đạt của những người khác.

Theo Phật giáo để cho một người được hoàn hảo có hai phẩm chất mà anh ta nên tu tập ngang bằng với nhau: một là từ bi; hai là trí tuệ. Từ bi ở đây biểu trưng cho tình thương, lòng độ lượng, khoan dung, tử tế và những phẩm chất cao quý như thế thuộc về mặt tình cảm, cảm xúc hoặc những phẩm chất của tâm. Nếu chúng ta  chỉ tu tập, phát triển mặt cảm xúc tình cảm mà quên đi mặt tri thức, thì chúng ta có thể ttrở thành một người tốt bụng nhưng ngu xuẩn, không có trí, ngược lại, nếu chỉ tu tập phát triển mặt trí thức, tuệ mà lãng quên đi mặt  tình cảm thì có thể trở thành một con người có trí nhưng lòng dạ cứng rắn, sắt đá, không có cảm xúc đối với những người khác. Do đó, để trở nên hoàn hảo chúng ta nên tu tập cả hai yếu tố ngang nhau.

Chánh Ngữ có nghĩa là tránh né không:
· Nói vọng ngữ;
· Nói đâm thọc, nói nhảm nhí, lời nói có thể mang lại sự câm hận, thù địch, sự chia sẻ và bất hòa giữa những cá nhân hoặc nhóm người .
· Nói  ác khẩu, thô lỗ, mất lịch sự, và lăng mạ xỉ nhục.
· Tán gẫu vô ích nhảm nhí, nhàn rỗi và phí thời gian.

Khi chúng ta tránh né những lời nói sai lầm và tai hại này, thì tự nhiên chúng ta phải nói sự thật, phải dùng từ ngữ,  câu cú thân thiện và nhân  đức, dễ chịu và nhã nhặn, có ý nghĩa và hữu ích. Chúng ta không nên phát ngôn cẩu thả: nói đúng nơi, đúng lúc không nên không phải thời mà nói. Nếu chúng ta không thể nói ra điều gì hữu ích thì nên giữ "sự im lặng của bậc Thánh".

Chánh Nghiệp là tránh:
· Sát sinh;
· Trộm cắp của không cho, và
· Tham đắm vào quan hệ tình dục bất chính. Do vậy, chúng ta phải tu tập từ bi, chỉ lấy những gì khi được cho phép, sống phạm hạnh và giản dị.
Chánh Mạng  có nghĩa là từ bỏ lối sống tà ma nó mang lại sự tai hại và khổ đau cho tha nhân:
· Mua bán trái phép khí giới và vũ  khí hạt nhân  nguy hiểm đến tính mạng con người;
· Mua bán các loại động vật có thể giết lấy thịt;
· Mua bán trái phép con người thường là nô lệ, rấùt thịnh hành ttrong thời kỳ của Ðức Phật;
· Các thứ chất men rượu và thuốc độc;

Và sống cuộc sống chân chánh bằng nghề nghiệp không thể chê trách được và không làm hại mình và tha nhân. Chúng ta có thểà nhìn thấy rõ ràng ở nơi đây rằng Phật giáo phản đối mạnh mẽ bất kỳ loại chiến tranh nào, khi Phật giáo đưa ra rằng việc kinh doanh khí giới và các loại vũ khí giết người là một tội ác và phi phương tiện của cuộc sống.

Chúng ta nên nhận ra rằng đạo đức và luân lý của Phật giáo nhằm mục đích đề cao cuộc sống hạnh phúc và hòa hợp cả cho cá nhân và cho xã hội. Nền đạo đức luân lý này được xem như là một nền tảng không thể thiếu được cho sự chứng đắc cao hơn về mặt tâm linh. Không có một sự phát triển tâm linh nào có thể đạt được mà không cần đến nền tảng tâm linh này. Những nguyên tắc luân lý này nhắm đến xây dựng xã hội an toàn bằng cách đẩy mạnh sự hợp nhất, hài hòa và những mối quan hệ chân chánh giữa con người với con người.

Trong Phật giáo, luân lý đạo đức không phải là một cứu cánh xét về bản thân. Nhưng nó là một phương tiện để đạt đến sự giải thoát cức cánh. Nền luân lý hoàn hảo tách rời khỏi một mục tiêu, không được hướng đến sự giải thoát  cứu cánh được mong muốn, chỉ có một ý nghĩa tương đối theo quan điểm của Phật giáo. Không chỉ ác mà còn thiện phải được vượt quá. Thậm chí giáo lý của Ðức Phật cũng phải siêu việt. Ðức Phật so sánh giáo pháp của Ngài giống như một chiếc bè được chúng ta dùng để vượt qua bờ bên kia một cách an toàn và không phải dùng nó cho mục đích nắm vát trên vai mà đi.

Một khi chúng ta đã đạt đến bờ bên kia, chúng ta không phải mang chiếc bè trên vai  mà đi chiếc bè phải được bỏ lại.

ÐỊNH (SỰ TỤ TẬP TAÂM LINH-MENTAL DISCIPLINE)

Tiếp đến là định, bao gồm 3 yếu tố khác trong Bát Thánh đạo chính là: Chánh tinh tấn, Chánh niệm và Chánh định.

Chánh Tinh Tấn là cố gắng chơn chánh, chi thứ 6 của Bát Thánh đạo, chia làm bốn:

· Cố gắng ngăn chặn cái ác và bất thiện pháp chưa phát sinh trong tâm của chúng ta.
· Cố gắng ngăn chặn cái ác bất thiện pháp đã phát sinh.
· Nỗ lực thúc đẩy và phát triển cái thiện pháp đã hiện hữu.

Do vậy, chức năng của tinh tấn phải cảnh giác, thận trọng và kiểm tra tất cả các pháp bất thiện, và tu tập, thúc đẩy và duy trì các thiện pháp và tư duy thanh tịnh phát sinh trong tâm của chúng ta.

Một con người khôn khéo có trí, kiềm chế được lời nói và hành động về thân của anh ta, thông qua giới luật, luôn nỗ lực xem xét tỉ mỉ những tư duy suy nghĩ của anh ta, những yếu tố tâm linh và tránh những tư duy điên cuồng.

Chánh Niệm là tỉnh giác, chánh niệm và chú tâm liên quan đến:

· Những hành động của thân (kaya);
· Các cảm thọ (vedana);
· Những hành động của tâm (cita) và
· Ý tưởng tư duy, khái niệm và các pháp.

Việc thực hành tập trung vào hơi thở là mộât trong những bài thực hành rất phổ biến và được nhiều người biết đến, liên quan đến thân, cần thiết cho sự phát triển của tâm linh. Có nhiều phương pháp khác nhau để tu tập phát tiển chánh niệm trong mối liên hệ với thân thể.

Liên quan đến các cảm thọ, chúng ta nên chú ý tỉnh thức về tất cả các hình thức, loại cảm thọ, lạc thọ, khổ thọ, bất khổ bất lạc thọ, và chú ý về sự xuất hiện và biến mất của các cảm thọ này ngay chính trong thân của chúng ta.

Liên quan đến những hành động của tâm chúng ta nên ý thức liệu tâm có tham hay không tham, có sân hay không sân, có si hay không si tán loạn hay định-Theo cách này, chúng ta nên ý thức tất cả các sự chuyển động của tâm, và chúng sanh khởi và đoạn diệt như thế nào.

Ðối với các ý tưởng, tư duy,khái niệm và các pháp chúng ta nên biết được bản chất của chúng, chúng xuất hiện và biến mất như thế nào, chúng được tu tập như thế nào, chúng được kiềm chế và hủy diệt như thế nào...
Yếu tố thứ 3 và cũng là yếu tố cuối cùng của định là chánh định đưa đến thiền thứ 4.
Ở thiền thứ nhất, tham và các ác bất thiện pháp như tham dục, sân hận, trạo cử, hôn trầm, và nghi được đoạn trừ và các cảm thọ của hỷ lạc được duy trì, cùng với một vài hành động của tâm. Ở thiền thứ 2, tất cả các hoạït động của tri giác bị đè nén, chỉ còn khinh an và nhất tâm và các cảm thọ hỷ lạc vẫn còn được duy trì. Ở giai đoạn thiền thứ 3, cảm giác hỷ thọ, một cảm giác năng động cũng biến mất, trong khi đó bản chất của lạc vẫn còn duy trì cộng với xả niệm thanh tịnh. Ở thiền thứ 4, tất cả các cảm thọ, lạc thọ và khổ thọ, hỷ và buồn rầu đều tan biến chỉ còn xả niệm thanh tịnh và tỉnh giác được duy trì.
Do vậy, tâm được tu tập, định  phát triển nhờ vào Chánh tinh tấn, Chánh niệm và Chánh định.

TUỆ (PANNA)

Hai yếu tố còn lại là Chính  kiến và Chánh tư duy hình thành nên Tuệ.

Tư duy bao gồm tư duy xuất thế, tư duy thiện ý và tư duy từ bi, vô hại. Những tư duy này phải được trau dồi tu tập và hướng đến tất cả các loại chúng sinh, không phân biệt màu da, chủng tộc, giai cấp tầng lớp. Bởi vì chúng bao hàm tất cả các loài có sự sống không có giới hạn thỏa thuận nào cả. Sự tỏa chiếu những tư duy cao thượng, thánh thiện như thế thì không thể xảy ra đối với những ai có tâm ích kỷ và coi trọng bản thân mình.

Một con người có thể thông minh, uyên bác và có học thức, nhưng nếu anh ta thiếu đi chánh tư duy, thì theo lời dạy của Ðức Phật, anh ta là một người ngu, chứ không phải là mộât người có sự hiểu biết vềø tri kiến. Nếu chúng ta nhìn các pháp với một khả năng suy  xét chính xác ly tham, thì chúng ta sẽ hiểu rằng ước muốn ích kỷ, sân hận và bạo lực không thể đi cùng với trí tuệ chân thật. Chánh kiến hoặc trí tuệ chân thật thì luôn luôn có sự hiện hữu của chánh tư duy và không bao giờ vắng mặt được.

Chánh kiến và sự hiểu biết về các pháp, các sự vật đúng với thực tại  chúng đang là, và đó chính là Tứ Thánh đế cắt nghĩa, giải thích thật tướng của các pháp. Do đó, Chánh kiến được giảm thiểu đến mức tột cùng là sự hiểu biết về Tứ Thánh đế. Sự hiểu biết này, cái nhìn này là trạng thái trí tuệ cao nhất mà  có thể  nhìn thấy được thực tại tối hậu.

Theo Phật pháp, có 2 loại kiến. Những gì chúng ta thường gọi  “kiến”  là tri thức, sự hiểu biết, một trí nhớ được tích lũy, sự nắm bắt một chủ đề theo một dữ liệu đã cho nào đó. Cái này được gọi là “biết theo” (knowing accordingly). Nó không uyên thâm lắm. Sự hiểu biết thực sự uyên thâm được gọi là sự thể nhập (penetration), nhìn thấy các pháp đúng như chân bản chất của chúng không có một danh xưng hay nhãn hiệu nào. Sự thể nhập này chỉ có thể khi tâm được hoàn toàn thanh tịnh, không cấu uế và được phát triển hoàn toàn nhờ vào thiền định.

Chánh kiến hay trí tuệ thể nhập là kết quả của quá trình hành thiền không gián đoạn và kiên cố, hoặc là sự tu tập tâm một cách cẩn thận. Ðối với người có chánh kiến thì không thể có những quan điểm, cái nhìn về sự vật hiện tượng bị mây vô minh che phủ; bởi vì anh ta đã giải thoát khỏi các nhiễm ô, bất định và  đã chúng đắt tâm giải thoát bất động.

Hãy Ði Ðúng Con Ðường

Những lời dạy của Ðức Phật về con đường này giải thích chức năng và mục đích của việc tu tập Giới (sila), Ðịnh (samadhi) và Tuệ (panna). Giải thoát tự do có nghĩa là kinh nghiệm sống không có sự hiện hữu của giặc tam độc: tham lam, sân hận và si mê (lobha, dosa và moha) tấn công tâm của chúng ta. Nhưng giặc  tam độc này được đoạn trừ, nhổ sạch nhờ vào sự tu tập tam vô lậu học: Giới- Ðịnh và Tuệ.

Do vậy, rõ ràng là những lời dạy của Ðức Phật nhắm đến sự thanh tịnh hóa cao nhất, một trạng thái sức khỏe tinh thần hoàn hảo, tự do giải thoát khỏi các lậu hoặc.

Trong hiện tại sự giải thoát khỏi các lậu hoặc của tâm, sự tự do khỏi các bệnh tật của thân và tâm tùy thuộc tuyệt đối và hoàn toàn vào mỗi người, chứ không một ai khác, là con người hay các thiên thần. Thậm chí một Ðức Phật tối thượng cũng không thể cứu giúp con người ra khỏi các kiết  sử của hiện hữu ngoại trừ cách chỉ cho anh ta một con đường. Con đường của Giới-Ðịnh-Tuệ. Ðôi khi còn được liên hệ đến như là một sự tu tập tam vô lậu học và không có cái nào trong chúng tự thân là cứu cánh giải thoát; mỗi yếu tố trong đó là phương tiện để đạt đến giải thoát cứu cánh. Một yếu tố trong tam vô lậu học không thể hoạt động tách rời, riêng biệt với hai yếu tố còn lại. Như trong trường hợp một cái kiềng ba chân bị mất đi một chân thì không thể đứng vững được, ở đây cũng vậy mộât yếu tố không thể hoạt động mà không có sự hổ trợ của các yếu tố khác. Ba yếu tố này đi với nhau và hỗ trợ lẫn nhau. Giới củng cố Ðịnh, và ngược lại Ðịnh  thúc đẩy Tuệ phát triển. Tuệ giúp cho chúng ta đoạn trừ kiến bị vô minh che khuất  nhìn thấy đời và tất cả các pháp liên  quan đến cuộc đời khi chúng sinh khởi  và hủy diệt.

Thay vì những tri thức khoa học, nhân loại trên thế giới càng ngày càng trở nên bất an, lo lắng và có cảm giác sợ hãi và bất mãn. Họ say sưa với ước muốn để đạt được danh vọng, giàu có quyền lực  và hài lòng với những ý nghĩa đó.

Ðối với thế giới phiền nhiễu, ô trược này vẫn còn đầy dẫy sân hận, ích kỷ nghi ngờ và bạo lực, đúng lúc nhất cho chúng ta truyền bá thông điệp của Ðức Phật về tình thương và sự hiểu biết, bát thánh  đạo đưa đến sự chứng đắc an lạc- Niết-bàn cho nhân loại học hỏi.

Duy chỉ có trí thức về con đường, cho dù hoàn hảo đến đâu đi nữa cũng sẽ không thể được an lạc. Trong trường hợp này, nhiệm vụ của chúng ta là phải thực hành và duy trì nó.

Con đường thì thực sự khó hành, nhưng nếu chúng ta, với nỗ lực tinh tấn thường xuyên, và hoàn toàn tỉnh giác, đi trên con  đường và theo dõi từng bước chân của chúng ta, thì một ngày nào đó chúng ta sẽ đạt đến điểm đích. Một đứa trẻ tập đứng và đi dần dần. Cũng vậy tất cả chúng ta phải đi từng bước một từ thất bại nhiều lần cho đến thành  công cuối cùng. Ðó là một con đường đưa đến sự chứng đắc thực tại tối hậu, hoàn toàn tự do, giải thoát  qua sự thành đạt mỹ mãn của Giới-Ðịnh-Tuệ.

Tóm lại, chúng ta có thể nhìn thấy rằng đó là một con đường của cuộc sống phải được tu tập, thực hành và phát triển bởi mỗi cá nhân. Ðó là một sự kiềm chế thân nghiệp, khẩu nghiệp và ý nghiệp, tự phát triển và thanh tịnh hóa. Nó là một con đường độc nhất  không liên quan gì đến niềm tin cầu nguyện, thờ phụng hoặc lễ nghi tôn giáo.

 

Thích Quảng Bảo