Chọn lành, lánh dữ

Mời mọi người cùng nhau đem đạo vào đời, thảo luận chia sẻ học hỏi kinh nghiệm tu tập và áp dụng Phật pháp vào đời sống hằng ngày

Điều hành viên: Thanh Tịnh Lưu Ly, binh

Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Chọn lành, lánh dữ

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

Thông báo
Vào ngày cuối cùng của đời mình, thiền sư Tanzan viết 60 bưu thiếp, nhờ một người trợ lý gởi đi. Rồi thiền sư qua đời.

Các tờ bưu thiếp viết:

Tôi đang rời xa thế giới này.
Đây là thông báo cuối cùng của tôi.

Tanzan
27 tháng 7 năm 1892

Bình:
* Thiền sư Tanzan (18??-27.7.1892) là giáo sư triết tại Đại Học Hoàng Gia Nhật (ngày nay là Đại Học Tokyo) thời Minh Trị Thiên Hoàng. Tanzan là nhân vật chính trong một số công án Thiền Nhật Bản nổi tiếng, như truyện Thiền này và truyện “Đường Bùn”. Thiền sư nổi tiếng về việc không theo một số giới luật Phật giáo, như luật ăn chay và luật cấm rượu.

* Theo truyền thống Phật gia, chết chỉ là bước qua cánh cửa từ kiếp này sang kiếp kia, trong một vòng chuỗi vô lượng kiếp. Con người có thể chủ động về sự chết của mình. Chọn ngày giờ đi và cách đi. Hai cách thường dùng nhất là thiền định nhịn ăn, và tự thiêu… và theo truyền thuyết có thể có những cách ít người biết được.

Chủ động về cái chết của chính mình được xem như là một sự kiện lớn đánh dấu tự do của con người. Ta có thể không chủ động được sanh, nhưng ít ra ta cũng chủ động tử.
(Trần Đình Hoành dịch và bình)

Học-giả
Đọc Truyện thiền, nghe lời giảng, quay trở lại. Làm như Thiền-sư thì không thể, vì ta còn là học sinh.
Nhưng ít nhứt ta cũng biết chọn lành, lánh dữ. Nhưng bằng cách nào ta biết! – Phải học đạo lý, rồi thực hành theo. Là điều duy nhất.


Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Chọn lành, lánh dữ

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

"Thien Nhan"]

* Theo truyền thống Phật gia, chết chỉ là bước qua cánh cửa từ kiếp này sang kiếp kia, trong một vòng chuỗi vô lượng kiếp. Con người có thể chủ động về sự chết của mình. Chọn ngày giờ đi và cách đi. Hai cách thường dùng nhất là thiền định nhịn ăn, và tự thiêu… và theo truyền thuyết có thể có những cách ít người biết được.
Đối với Phật Pháp nói chung cho chúng sanh thì như thế, tức đối với người mê thì còn nói kiếp nầy kiếp kia vòng luân hồi.

Đối với Thiền Tông, đối với người Giác Ngộ thì việc sanh tử chẳng qua chỉ là trò đùa của nghiệp thức. Tham Thiền phá vở nghiệp thức để trở về với Chân Tánh Bồ Đề của mình sẵn có thì Tỉnh Mộng, thoát vòng luân hồi sanh tử. Tỏ ngộ rằng vốn không có sanh thì làm gì có tử. Như mặt trời luôn tỏ sáng, chẳng qua mây mù che thì tạm mất vậy thôi. Mây mù có bay đến bay đi, trái đất có quay, mà mặt trời vẫn không đến đi (đó chỉ là ví dụ, đừng chấp, vì mặt trời vẫn có đến đi sanh diệt). Dụ tánh giác mình sẵn có như mặt trời.

Vọng Thức còn thì luân hồi sanh tử còn.
Vọng Thức diệt thì luân hồi sanh tử diệt.

Nên nói: "Tâm sanh các pháp sanh, tâm diệt các pháp diệt."

Khi nói đến cách đi thì nói đến cách ra đi là "Đi Đứng Nằm Ngồi". Chứ sao lại nói cách nhịn ăn và thiêu!


Học-giả
Đọc Truyện thiền, nghe lời giảng, quay trở lại. Làm như Thiền-sư thì không thể, vì ta còn là học sinh.
Nhưng ít nhứt ta cũng biết chọn lành, lánh dữ. Nhưng bằng cách nào ta biết! – Phải học đạo lý, rồi thực hành theo. Là điều duy nhất.
Người học mà không hành thì gọi là học giả.
Người vừa học vừa hành như Thiền thì cũng có thể gọi người đó là Thiền Sư vậy.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Chọn lành, lánh dữ

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

Người học mà không hành thì gọi là học giả.
Người vừa học vừa hành như Thiền thì cũng có thể gọi người đó là Thiền Sư vậy.

Cảm ơn D/h chiếu cố. Thôi thì những bài nói hay học hỏi về Thiền. Thì gọi là Hành-giả vậy.

--------------------------------------------=============--------------------------
Thường thì những bài viết ra, mình nghĩ là viết để học thì nhiều, chớ không dám nói là Hành.

Bởi vì! Miệng nói hành, mà tâm không hành thì giống như mình tự khoe khoan và còn dối với lòng.
Vì vậy Học-giả là tốt nhất.


Hình đại diện của người dùng
VO_HUU_BAT_KHONG606
Bài viết: 2587
Ngày: 08/04/08 22:33
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: ...
Đã cảm ơn: 1 time

Re: Chọn lành, lánh dữ

Bài viết chưa xem gửi bởi VO_HUU_BAT_KHONG606 »

Làm sao để chọn lành, lánh dữ?

Vì trên thực tế có người cho rằng điều này điều kia là lành, nhưng thật ra lại là điều dữ!


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Chọn lành, lánh dữ

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

VO_HUU_BAT_KHONG606 đã viết:Làm sao để chọn lành, lánh dữ?

Vì trên thực tế có người cho rằng điều này điều kia là lành, nhưng thật ra lại là điều dữ!
Chào chú Admin VHBK, lâu rồi mới gặp lại. Chúc chú thân tâm an lạc.

Câu hỏi của chú không phải dể, cũng không phải khó. Với chú Phật-pháp thì cao rồi, tui sẽ không bao giờ nói Pháp với chú, tất là sẽ thua ngay.

Hiện nay câu hỏi này có rất nhiều người còn nghi vấn. Thí dụ về thiện/ác Giới luật đầu của người tại-gia.

Tui đang tọa thiền, hay tụng kinh. Rồi có nhiều con muổi đến chích có nên giết nó? Hoặc tui đang đào đất, làm cỏ ngoài vườn, thì tui đã sát hại biết bao nhiêu sinh linh.v.v. Nếu người bi quan tiêu cực thấy cái gì cũng ác. Không dám làm.

Còn người sống theo lối tích cực. Thì bị dèm pha của ngoại đạo "thí dụ: ông tu mà còn sát hại chúng sanh, tàn ác, vô nhân đạo ô thôi đủ thứ" Làm cho bạn phải thối chí. Cã hai cách nghĩ điều không chính xác của đạo Phật.

Đạo Phật không nói lên điều đó, và cũng không phủ định điều đó. Mà tùy thuận chúng sanh mà cảm hóa.
"Tự giác, giác tha, giác hạnh viên mãn" Làm điều vì, đừng hại mình, hại người, cã hai đồng thuận là điều tốt.

Cách nghĩ thứ hai: Thí dụ: Bàn tay chúng ta lành lặn, thì có cầm thuốc độc cũng chẳng làm gì được ta.
Hoặc: Ta đã tạo được nhiều nghiệp thiện, phước đức nhiều rồi. Thì việc đó cũng không thể đẩy ta vào địa ngục.

Các bạn có thể xem lại truyện ông quan ăn cắp dê. Nay tui đã thất lạc, bạn nào biết xin hãy post lên rất cám ơn.


Hình đại diện của người dùng
VO_HUU_BAT_KHONG606
Bài viết: 2587
Ngày: 08/04/08 22:33
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: ...
Đã cảm ơn: 1 time

Re: Chọn lành, lánh dữ

Bài viết chưa xem gửi bởi VO_HUU_BAT_KHONG606 »

Thien Nhan đã viết: Chào chú Admin VHBK, lâu rồi mới gặp lại. Chúc chú thân tâm an lạc.
Cám ơn DH.
Câu hỏi của chú không phải dể, cũng không phải khó. Với chú Phật-pháp thì cao rồi, tui sẽ không bao giờ nói Pháp với chú, tất là sẽ thua ngay.
:))

DH phóng đại VHBK lên rồi.Nếu VHBK đã chứng ngộ pháp VÔ SANH thì DH có nói đằng nào cũng chẳng qua được.

Người có tâm thắng - thua thì ngay đó đã thua rồi.

Việc này ngoài lề, xin giác qua một bên.

Hiện nay câu hỏi này có rất nhiều người còn nghi vấn. Thí dụ về thiện/ác Giới luật đầu của người tại-gia.

Tui đang tọa thiền, hay tụng kinh. Rồi có nhiều con muổi đến chích có nên giết nó? Hoặc tui đang đào đất, làm cỏ ngoài vườn, thì tui đã sát hại biết bao nhiêu sinh linh.v.v. Nếu người bi quan tiêu cực thấy cái gì cũng ác. Không dám làm.

Còn người sống theo lối tích cực. Thì bị dèm pha của ngoại đạo "thí dụ: ông tu mà còn sát hại chúng sanh, tàn ác, vô nhân đạo ô thôi đủ thứ" Làm cho bạn phải thối chí. Cã hai cách nghĩ điều không chính xác của đạo Phật.

Đạo Phật không nói lên điều đó, và cũng không phủ định điều đó. Mà tùy thuận chúng sanh mà cảm hóa.
"Tự giác, giác tha, giác hạnh viên mãn" Làm điều vì, đừng hại mình, hại người, cã hai đồng thuận là điều tốt.

Cách nghĩ thứ hai: Thí dụ: Bàn tay chúng ta lành lặn, thì có cầm thuốc độc cũng chẳng làm gì được ta.
Hoặc: Ta đã tạo được nhiều nghiệp thiện, phước đức nhiều rồi. Thì việc đó cũng không thể đẩy ta vào địa ngục.

Các bạn có thể xem lại truyện ông quan ăn cắp dê. Nay tui đã thất lạc, bạn nào biết xin hãy post lên rất cám ơn.
Nhân - quả là bạn lành của chúng ta, dạy cho ta bài học ở đời. Và từ đó mà lánh dữ. kinhle


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.21 khách