Trang 1 trên 1

Nghe nhạc ảnh hưởng thận

Đã gửi: 28/09/19 08:02
gửi bởi gioidinhtue
MỖI LẦN ĐAU ĐỚN, LẠI NGHE NHỮNG BÀI NHẠC BUỒN

Tai là cửa ra của Thận, nghe nhạc sẽ ảnh hưởng ra sao đến Thận?

Những giọt nước mắt vô hình

.

.

.

Tôi có cô em, ngoại hình không được mỹ miều, nhưng tâm hồn rất đẹp. Đến tuổi nhiều rồi vẫn chưa lấy chồng, người người công kích, gia đình càng nặng lời. Đợt nó khủng hoảng, tôi có gặp khuyên vài lời hãy bình an, thấy nước da đã nhợt, thỉnh thoảng lại lắc đầu, bàn tay theo thói quen có khi lại vuốt tai

Tôi nhìn con bé, hỏi nó:

- Em có phải 1 năm gần đây thường nghe nhạc, lại đeo tai nghe nghe đủ loại bài hát không?

- Vâng anh, giờ ai chẳng vậy hả anh?

Tôi nhìn con bé, lắc đầu bảo:

- Tai là NGOẠI KHIẾU (cửa ra) của THẬN, vốn dĩ trên tai có chứa TINH KHÍ. Tinh khí này do là đường nối với Thận, nên cũng trực tiếp như Thận, nói cách khác còn chính là Thận, do đó cái Tai với quả Thận hình ngược nhau, nhưng cũng như nhau, xem tai biết Thận

- Em chỉ nghe nhạc, như mọi người, và anh đừng góp ý em rằng em phải ra ngoài hay tiếp xúc với mọi người, có được không anh? Anh là người điềm đạm, đừng giống người khác anh ạ

- Điều anh nói với em không phải về lối sống, vì nếu em không quảng giao thì em sẽ sâu sắc hơn, trên đời này cái gì cũng có giá của nó. Điều anh băn khoăn là, em không chỉ nghe nhạc, mà còn nghe rất nhiều khi về đêm. Đêm tối chủ về Âm, đó là khi Thận hoạt động mạnh nhất, tập trung tại Thận mà diễn hóa tinh lực con người. Khi đó con người ta mà bảo nguyên thủ nhất (giữ gìn không đi quan hệ lung tung), thì sức khỏe thăng tiến, xương cốt được sửa chữa, mệt mỏi của một ngày tan biến. Tất nhiên nhiều người đến đêm thì lại muốn phóng xuất cái tinh lực ấy, cho nên chuyện nam nữ thường diễn ra mạnh mẽ nhất từ sau khi mặt trời lặn

Con bé đứng lên đút tay vào túi nói:

- Em chỉ mệt mỏi vì lời người khác cố nói với em thôi

- Cứ nghe anh đã. Trên đời này không có sự tiếp xúc nào mà không trả giá, dù ít hay nhiều. Em ăn cơm cũng đổi khí trên miệng lấy khí của đồ ăn thức uống, em xem ảnh cũng đổi khí của mắt lấy hình của ảnh. Đơn giản nhất, em nói chuyện phải tốn hơi tốn sức. Được chính là mất, con người ta là vì được mất này mà không ngừng hao mòn, không ngừng mệt mỏi

- Cái này đúng đấy, em nghe người khác nói nhiều, em rất mệt. Như thế có phải nghe, biết, hiểu cũng là đang đem KHÍ của Tai ra mà đổi đúng không anh?

- Đúng. Điều khác biệt là gì? KHÍ ở TAI lại chính là TINH KHÍ, nói cách khác em nghe bao nhiêu thì đổi lấy bấy nhiêu TINH KHÍ, đổi nhiều quá cũng không khác gì đang giao hợp liên tục, TINH KHÍ thất thoát. Cho nên người nào ham mê ái dục thì cũng thích nghe ca hát âm nhạc. Người nào tâm dạ thuần chính thì nghe, đọc, nói, viết đều cân bằng, vừa phải. Sự mất đi của TINH KHÍ ở TAI khác với sự mất đi của các loại khí ở MẮT, MIỆNG, MŨI, DA thế nào em có biết không

Con bé hơi chấn động, hỏi lại tôi:

- Ý anh là ở MẮT, MIỆNG, MŨI, DA thì dẫu sao cũng là KHÍ HẬU THIÊN, tiêu tốn có thể bù lại miễn là không quá đà? Còn TINH KHÍ của TAI do là TINH KHÍ, nên mất mà không bù được?

- Chính thế. Hơn nữa em nghe nhạc suốt ngày, đêm nằm nghe, ngày ngồi nghe, rảnh đang nghe, bận cũng nghe. Cái nghe đó cũng như đang giao hợp, không thật sự chắc mình đang làm gì, nhưng vẫn cứ thế không dừng được. Trong sinh lý, người nào thất thoát tinh khí nhiều quá thì dần bất lực, lãnh cảm. Nhưng em thất thoát tinh khí của tai, không chỉ dần đẩy tới tâm trạng u buồn, mà suy nghĩ cũng kém nhanh nhạy, da mặt sẽ ngày càng tái nhợt, tai sẽ hay mệt và ngứa, thần khí trên đầu cũng nhanh thất tán. 1 năm qua coi như ngày nào em cũng đang phung phí TINH KHÍ. Mà vì gì? Vì mọi người nói ra nói vào khiến em đau mệt mà buông thả? Vì em tự ti về bản thân nên tha hồ phá bản thân? Vì em thiếu đi yêu thương nên sẵn sàng vứt bỏ chính mình?

Con bé ứa nước mắt nhìn tôi hồi lâu, bảo:

- Anh nói đúng lắm, em quả thật thương tâm về chính mình. Có lẽ chính vì thương tâm về thân phận mình, em cứ buông nó cho cái gì có thể. Chắc là vì em sợ chết sợ tổn hại, nên chẳng dám đem mình cho những thứ ngoài đời, chỉ tự mình hủy hoại ngày qua ngày, chụp tai nghe nhạc, nghe bất cứ gì động đến trái tim. Rồi như anh nói, có lẽ cứ thế tinh thần em suy sụp, chẳng thể tập trung, suy nghĩ bạc nhược, lòng dạ ngày càng đau đớn, tự ái ngày càng lên, càng ngày càng không ai chịu nổi, càng không ai chịu nổi càng tự đánh mất mình, cứ thể lặp đi lặp lại cái bi kịch của mình trong đầu óc, trong cảm xúc, trong thân thể

- Đúng thế, em nhận ra là tốt lắm. Người bế tắc càng tìm đến âm nhạc tự xoa dịu càng bế tắc hơn, sự thỏa mãn phải trả giá bằng khí lực. Ở đời này, con người ta giữ được thân thể lành mạnh hay không, chính là nhờ ý chí, nghị lực, trong mọi hoàn cảnh dù đen tối tuyệt vọng đến đâu, cũng không buông tuồng thân xác mình

- Mọi sự nghe đều là TỔN TINH TỐN KHÍ, vậy lẽ nào em đừng nên nghe gì nữa?

- Không phải. Có những điều em nghe sẽ không làm em tiêu tán TINH KHÍ. Đó là LỜI NÓI THIỆN TÂM, LỜI NÓI ĐẠO LÝ và LỜI EM TỰ NÓI CHO MÌNH NGHE

- Lời THIỆN TÂM, có phải là lời xuất phát từ trái tim thiện lành, đó là lý do người xưa vẫn dạy tránh xa bạn xấu, đừng nghe lời ác xúc xiểm? LỜI ĐẠO LÝ có phải là lời người hiểu sự, thấu biết, trí huệ, lời soi sáng ấy em nghe thì lòng sẽ nhẹ đi? LỜI EM TỰ NÓI có phải là lời có cả thiện lành và thấu hiểu mà em là người duy nhất có thể nói cho em?

Tôi mỉm cười bảo:

- Đúng vậy, tất nhiên nên có giới hạn, cái gì quá đà quá cũng làm mất cân bằng âm dương, cái gì cực đoan đều thành hủy hoại. Trong đời mình, em phải tự cân bằng mọi thứ, nếu không đều sẽ có kết cục là tự hủy hoại

Sau đó, sự đời muôn nẻo, tôi không có thời gian găp con bé. Nhưng nghe nói sau đó, nó thay đổi rất nhiều, cuộc sống thật sự an lành hơn. Người ta, ai cũng đều có những giọt nước mắt VÔ HÌNH của mình, nhưng đừng để giọt nước mắt ấy hủy hoại đời mình

..

..

.

Nếu có bất kì vấn đề nào cần giải đáp, các bạn có thể gửi câu hỏi đến Hắc Hoa Đà theo link:



#hắc_hoa_đà

Re: Nghe nhạc ảnh hưởng thận

Đã gửi: 15/12/19 17:47
gửi bởi LuuHoan
link ở đâu cơ ạ?!