Linh Ứng Kinh Kim Cang Bát Nhã

Kính mời các bạn tham gia ghi lại kinh nghiệm tu tập và những gì mắt thấy tai nghe về sự cảm ứng nhờ hành trì giáo lý Phật.
Hình đại diện của người dùng
123456789
Bài viết: 170
Ngày: 06/06/09 21:16
Giới tính: Nam

Re: Linh Ứng Kinh Kim Cang Bát Nhã

Bài viết chưa xem gửi bởi 123456789 »

15- CÔNG ĐỨC THỤ TRÌ KINH

“Tu-bồ-đề ! Nếu có thiện nam thiện nữ, buổi sáng đem hằng hà sa thân mạng bố thí, buổi trưa lại đem hằng hà sa thân mạng bố thí, buổi chiều cũng đem hằng hà sa thân mạng bố thí, đem thân bố thí như vậy đến vô lượng trăm ngàn vạn kiếp; nhưng nếu lại có người nghe kinh điển này tin tưởng không sai, thì phúc người này hơn phúc người trước, huống chi còn sao chép thụ trì đọc tụng, giảng giải cho người khác.”

Phật nói thời mạt pháp được nghe kinh này, tin tưởng không sai trái, không sinh bốn tướng, thì đó là tri kiến của Phật. Công đức người này hơn công đức xả thân nhiều kiếp của người trước, trăm ngàn vạn lần không thể ví dụ. Một niệm nghe kinh được phúc còn nhiều, huống chi còn sao chép thụ trì đọc tụng và giảng giải cho người khác. Phải biết người này chắc chắn thành tựu Vô thượng chính đẳng chính giác. Vì vậy dùng nhiều phương tiện để giảng nói kinh điển rất sâu xa này, giúp người lìa các tướng, được Vô thượng chính đẳng chính giác. Công đức đạt được rộng lớn vô biên. Tuy xả thân nhiều kiếp mà không hiểu các pháp vốn không, tâm còn năng sở, chưa lìa kiến chấp chúng sinh. Nếu có thể nghe kinh ngộ đạo, nhanh chóng trừ hết ngã nhân, thì ngay dưới một câu nói là Phật rồi. Đem cái phúc hữu lậu của sự xả thân, thật không thể so sánh kịp với cái tuệ vô lậu của sự trì kinh. Cho nên dầu bố thí của báu đầy khắp mười phương hay xả thân ba đời cũng không bằng thụ trì bốn câu kệ của kinh này.

“Tu-bồ-đề ! Tóm lại kinh này là không thể nghĩ bàn, không thể đo lường, công đức vô biên.”

Người thụ trì kinh, tâm không ngã sở, không ngã sở nên là Phật tâm. Công đức Phật tâm, là không biên giới nên nói không thể đo lường.

“Như Lai nói kinh này vì người phát tâm Đại thừa, vì người phát tâm Tối thượng thừa.

Nếu có ai có thể thụ trì đọc tụng, vì mọi người giảng nói rộng rãi, Như Lai đều thấy đều biết, những người này sẽ thành tựu công đức không thể đo, không thể lường, không có giới hạn, không thể nghĩ bàn. Những người như vậy là những người gánh vác pháp Vô thượng chính đẳng chính giác của Như Lai.”


Người Đại thừa là người có trí tuệ rộng lớn, có khả năng tạo dựng tất cả pháp. Người Tối thượng thừa thì không pháp cấu uế nào có thể làm ô nhiểm, cũng không tìm kiếm pháp thanh tịnh nào, không thấy có chúng sinh được độ, cũng không thấy có Niết-bàn chứng đắc, không có tâm nghĩ mình độ chúng sinh, mà cũng không phải không độ chúng sinh, Đó gọi là Tối thượng thừa, cũng gọi là Nhất thiết trí, cũng gọi Vô sinh nhẫn, cũng gọi Đại Bát-nhã. Nếu ai phát tâm cầu Phật đạo vô thượng, nghe pháp vô tướng vô vi rất sâu này, thì phải tin hiểu thụ trì và vì người giảng nói khiến giác ngộ lý sâu, không chê bai chống báng, được sức nhẫn nhục lớn, được năng lực trí tuệ lớn, được sức phương tiện lớn, mới có thể phổ biến lưu thông kinh này. Người có căn trí cao nghe kinh này hiểu sâu Phật ý, tự trì kinh trong tâm, cứu cánh thấy tính, rồi khởi hạnh lợi tha, vì người khác giảng nói, khiến người học tự giác ngộ lý vô tướng, thấy được bản tính Như Lai, thành tựu đạo vô thượng. Phải biết người nói pháp được công đức không giới hạn, không thể đo lường. Người nghe kinh hiểu nghĩa, theo giáo pháp tu hành, lại vì người khác giảng nói rộng rãi, khiến các chúng sinh được hiểu rõ, tu hành hạnh vô tướng vô trước. Do có thể thực hành hạnh này nên có được đại trí tuệ sáng suốt, ra khỏi trần lao. Tuy ra khỏi trần lao nhưng không có ý niệm thoát ly trần lao, tức là được Vô thượng chính đẳng chính giác, cho nên nói là gánh vác sứ mệnh của Như Lai. Phải biết người thụ trì kinh này, tự có công đức vô lượng vô biên không thể nghĩ bàn.

“Bởi vì sao ? Tu-bồ-đề ! Vì nếu người ưa thích pháp Tiểu thừa, chấp trước ngã kiến, nhân kiến, chúng sinh kiến, thọ giả kiến thì với kinh này không thể nghe, không thể thụ trì đọc tụng giảng nói cho người khác.”

Thế nào là người ưa thích pháp Tiểu thừa ? Đó là hạng nhị thừa Thanh văn, ưa thích quả nhỏ, không phát tâm rộng lớn. Cho nên với pháp sâu xa của Như Lai, không thể thụ trì đọc tụng giảng nói cho người khác.

“Tu-bồ-đề ! Bất cứ nơi nào có kinh này, tất cả trời, người, A-tu-la trong thế gian đều phải cúng dường. Phải biết nơi đây tức tháp Phật phải cung kính làm lễ, đi nhiễu dùng hương hoa tung rải nơi đây.”

Nếu ai miệng tụng Bát-nhã, tâm thực hành Bát-nhã, bất cứ ở đâu cũng thường tu hạnh vô vi vô tướng, thì nơi có người ấy như có tháp Phật, cảm được tất cả người, trời, đều đến cúng dường cung kính đỉnh lễ, không khác gì Phật vậy. Người có thể thụ trì kinh này thì trong tâm tự có Thế Tôn, cho nên nói như tháp Phật, chùa Phật. Phải biết công đức đạt được vô lượng vô biên.


QUY Y PHẬT LƯỠNG TÚC TÔN!
QUY Y PHÁP LY DỤC TÔN!
QUY Y TĂNG CHÚNG TRUNG TÔN!
Hình đại diện của người dùng
123456789
Bài viết: 170
Ngày: 06/06/09 21:16
Giới tính: Nam

Re: Linh Ứng Kinh Kim Cang Bát Nhã

Bài viết chưa xem gửi bởi 123456789 »

23- TỊNH TÂM THỰC HÀNH THIỆN PHÁP

“Lại nữa, Tu-bồ-đề ! Pháp ấy bình đẳng , không cao không thấp, nên gọi Vô thượng Bồ-đề. Đem cái tâm không ngã, không nhân, không chúng sinh, không thọ giả, tu tất cả thiện pháp thì đạt được Vô thượng Bồ-đề.”

Pháp Bồ-đề này, trên từ chư Phật, dưới đến hạng sâu bọ cũng đều có hạt giống trí, y như Phật không khác, cho nên nói bình đẳng không cao thấp. Vì Bồ-đề là không hai, nên chỉ cần lìa bốn tướng, tu tất cả thiện pháp, tức được Bồ-đề. Nếu không lìa bốn tướng mà tu tất cả thiện pháp, thì lại càng tăng thêm tâm nhân, ngã, muốn giải thoát cũng không do đâu chứng được. Nếu lìa bốn tướng, tu tất cả thiện pháp thì có thể giải thoát. Tu tất cả thiện pháp là đối với tất cả các pháp, tâm không nhiễm trước; đối với tất cả các cảnh, tâm không dao động; đối với pháp xuất thế, không tham đắm, không chấp trước, không say mê. Trong tất cả mọi nơi, thường thực hành phương tiện, tùy theo chúng sinh làm cho chúng hoan hỷ tin phục, vì chúng nói chính pháp khiến giác ngộ Bồ-đề, như vậy mới gọi là tu tất cả thiện pháp.

“Tu-bồ-đề ! Nói thiện pháp, Như Lai bảo chẳng phải thiện pháp mới là thiện pháp.”

Tu tất cả thiện pháp, mong cầu được quả báo, tức chẳng phải thiện pháp. Lục độ, vạn hạnh, dũng mãnh thực hành đầy đủ mà tâm không cầu báo đáp, đó là thiện pháp.


QUY Y PHẬT LƯỠNG TÚC TÔN!
QUY Y PHÁP LY DỤC TÔN!
QUY Y TĂNG CHÚNG TRUNG TÔN!
Hình đại diện của người dùng
123456789
Bài viết: 170
Ngày: 06/06/09 21:16
Giới tính: Nam

Re: Linh Ứng Kinh Kim Cang Bát Nhã

Bài viết chưa xem gửi bởi 123456789 »

24- PHÚC VÀ TRÍ KHÔNG THỂ SO SÁNH

“ Tu-bồ-đề ! Nếu có người đem bảy báu chất đầy như các núi chúa Tu-di trong ba ngàn đại thiên thế giới ra bố thí, và có người thụ trì đọc tụng giảng nói cho người khác, dù chỉ bốn câu kệ trong Kinh Bát-nhã Ba-la-mật này, thì phúc đức người này so với người trước, gấp trăm ngàn vạn ức lần, cho đến toán số thí dụ không nói hết được.”

Núi Đại Thiết vi cao rộng hai trăm hai mươi bốn vạn dặm. Núi Tiểu Thiết vi cao rộng một trăm mười hai vạn dặm. Núi Tu-di cao rộng ba trăm ba mươi sáu vạn dặm. Lấy đó gọi là ba ngàn đại thiên thế giới. Đứng về lý mà nói, mỗi vọng niệm tham sân si đều đủ một ngàn. Những núi như vậy đều gọi là Tu-di. Đem số bảy báu ấy bố thí, công đức đạt được vô lượng vô biên, nhưng tất cả đều là nghiệp nhân hữu lậu, nên theo lý thì không giải thoát. Bốn câu trong Kinh Bát-nhã Ba-la-mật tuy ít nhưng theo đó tu hành thì sẽ thành Phật. Phải biết phúc đức thụ trì kinh có thể làm cho chúng sinh chứng được Bồ-đề. Vì vậy mà nói không thể so sánh.


QUY Y PHẬT LƯỠNG TÚC TÔN!
QUY Y PHÁP LY DỤC TÔN!
QUY Y TĂNG CHÚNG TRUNG TÔN!
Hình đại diện của người dùng
123456789
Bài viết: 170
Ngày: 06/06/09 21:16
Giới tính: Nam

Re: Linh Ứng Kinh Kim Cang Bát Nhã

Bài viết chưa xem gửi bởi 123456789 »

16- CÓ KHẢ NĂNG LÀM SẠCH NGHIỆP CHƯỚNG

“Lại nữa, Tu-bồ-đề ! Thiện nam thiện nữ thụ trì đọc tụng kinh này, nếu bị người khinh rẻ là vì đời trước đã tạo tội phải đọa vào đường ác. Nay vì bị người khinh rẻ mà tội nghiệp đời trước được tiêu tan và sẽ được Vô thượng Bồ-đề.”

Phật nói người thụ trì kinh đều được tất cả trời, người, cung kính cúng dường. Vì kiếp trước nghiệp chướng nặng, kiếp này tuy được thụ trì kinh điển thậm thâm của chư Phật, mà thường bị người đời khinh rẻ, không được người cung kính cúng dường. Tự mình nhờ thụ trì kinh điển nên không khởi các tướng ngã, nhân, không phân biệt oan thân, thường cung kính tôn trọng, tâm không sầu hận, vô tư không tính toán, mỗi niệm thường thực
hành hạnh Bát-nhã không thoái lui. Nhờ tu hành được như vậy mà bao nhiêu tội chướng cực ác từ vô lượng kiếp đến nay đều được tiêu diệt.

Lại nữa nói theo lý, thì đời trước có nghĩa là vọng tâm của niệm trước, đời này có nghĩa là giác tâm của niệm sau. Dùng cái giác tâm của niệm sau làm giảm nhẹ cái vọng tâm của niệm trước. Cái vọng không trụ, nên tội nghiệp đời trước tiêu diệt. Vọng niệm diệt, thì tội nghiệp không thành, như vậy tức được Bồ-đề.

“Tu-bồ-đề ! Ta nhớ quá khứ vô số kiếp, trước thời Phật Nhiên Đăng, đã gặp tám trăm bốn ngàn vạn ức triệu triệu chư Phật, ta đều phụng sự cúng dường không bỏ qua một vị nào. Nhưng nếu có ai ở thời kỳ cuối sau này có thể thụ trì đọc tụng kinh này thì công đức còn hơn công đức ta đã cúng dường chư Phật. Công đức của ta so với công đức của người kia không bằng một phần trăm, phần ngàn phần vạn phần ức cho đến dùng toán số thí dụ cũng không bằng được.”

Cúng dường hằng sa chư Phật, bố thí của báu đầy ba ngàn thế giới, xả thân số như vi trần v.v… các phúc đức ấy không bằng thụ trì kinh, một niệm hiểu ngộ lý vô sinh, dứt tâm mong cầu, xa lìa các tri kiến điên đảo tức đến bờ kia, hằng ra khỏi ba cõi chứng Niết-bàn vô dư.

“Tu-bồ-đề ! Nếu thiện nam thiện nữ trong thời kỳ cuối sau này có ai thụ trì đọc tụng kinh này, mà ta nói đầy đủ hết các công đức của người ấy, người nghe sẽ hoảng loạn nghi ngờ không tin. “

Phật nói chúng sinh thời mạt pháp đạo đức mỏng manh, cấu uế nặng nề, đố kỵ sâu, tà kiến mạnh. Trong thời kỳ như vậy, nếu thiện nam thiện nữ thụ trì đọc tụng kinh này, trọn thành pháp tướng, hiểu rõ không có sở đắc, mỗi niệm thường thực hành từ bi hỷ xả, khiêm cung nhu hòa, cứu cánh sẽ thành tựu Vô thượng Bồ-đề. Cũng có người không biết chính pháp của Như Lai là thường tại bất diệt, nghe nói sau khi Như Lai diệt độ, năm trăm năm sau có người có thể thành tựu tâm vô tướng, thực hành hạnh vô tướng, được Vô thượng Bồ-đề, thì tâm sinh kinh sợ nghi ngờ không tin.

“Tu-bồ-đề ! Phải biết nghĩa lý kinh này là không thể nghĩ bàn, quả báo cũng không thể nghĩ bàn.”

Nghĩa lý kinh này là hạnh vô trước, vô tướng. Nói không thể nghĩ bàn là khen ngợi hạnh vô trước vô tướng có khả năng thành tựu Vô thượng chính đẳng chính giác.


QUY Y PHẬT LƯỠNG TÚC TÔN!
QUY Y PHÁP LY DỤC TÔN!
QUY Y TĂNG CHÚNG TRUNG TÔN!
Hình đại diện của người dùng
123456789
Bài viết: 170
Ngày: 06/06/09 21:16
Giới tính: Nam

Re: Linh Ứng Kinh Kim Cang Bát Nhã

Bài viết chưa xem gửi bởi 123456789 »

17- CỨU CÁNH VÔ NGÃ

“Lúc bấy giờ Tu-bô-đề bạch Phật rằng :–Thưa Thế Tôn ! Thiện nam thiện nữ phát tâm Vô thượng Bồ-đề thì trụ tâm như thế nào, hàng phục tâm như thế nào ?

Phật bảo Tu-bồ-đề : Thiện nam thiện nữ phát tâm Vô thượng Bồ-đề phải sinh tâm như thế này : Ta phải diệt độ tất cả chúng sinh, diệt độ tất cả chúng sinh rồi, mà không thấy có một chúng sinh nào được diệt độ.”


Tu-bồ-đề hỏi Phật : Sau khi Như Lai nhập diệt rồi, năm trăm năm sau nếu có người phát tâm Vô thượng Bồ-đề, thì y theo pháp nào trụ tâm, và làm sao hàng phục tâm mình ? Phật nói phải phát tâm độ thoát tất cả chúng sinh, độ thoát tất cả chúng sinh thành Phật rồi, không được thấy có một chúng sinh nào được mình độ thoát. Bởi vì sao ? Vì trừ cái tâm năng sở, trừ cái tâm thấy có chúng sinh, và cũng trừ cái tâm ngã kiến.

“Bởi vì sao ? Tu-bồ-đề ! Vì nếu Bồ-tát có ngã tướng, nhân tướng, chúng sinh tướng, thọ giả tướng, tức chẳng phải Bồ-tát.”

Nếu Bồ-tát thấy có chúng sinh được mình độ, đó là ngã tướng, có cái tâm thấy chúng sinh có thể độ được, đó là nhân tướng. Cho rằng Niết-bàn có thể tìm kiếm được, đó là chúng sinh tướng, thấy có Niết-bàn có thể chứng, đó là thọ giả tướng. Có bốn tướng này tức chẳng phải Bồ-tát.

“Bởi vì sao ? Tu-bồ-đề ! Vì thật chẳng có pháp gì gọi là người phát tâm Vô thượng Bồ-đề.”

Nói có pháp, đó là bốn pháp ngã, nhân, v.v…Không trừ bốn pháp, không bao giờ được Bồ-đề. Nếu nói ta là người phát tâm Bồ-đề, cũng là pháp nhân, ngã v.v… Các pháp nhân ngã là cội gốc của mọi phiền não.

“Tu-bồ-đề ! Ý ông nghĩ sao ? Như Lai khi ở nơi Phật Nhiên Đăng có được pháp Vô thượng Bồ-đề chăng ?

–Không, thưa Thế Tôn ! Theo chỗ con hiểu ý nghĩa Phật nói, thì Phật ở nơi Phật Nhiên Đăng không được một pháp nào gọi là Vô thượng Bồ-đề.
Phật nói : Đúng như vậy, đúng như vậy !”


Phật bảo Tu-bồ-đề : Khi ta ở chỗ thầy ta, nếu không trừ bốn tướng có được thụ ký chăng ? Tu-bồ-đề hiểu rõ lý vô tướng nên trả lời không. Rất đúng ý Phật nên Phật nói : Đúng như vậy, đúng như vậy. Đó là lời ấn khả.

“Tu-bồ-đề ! Thật không có pháp gọi là Như Lai được Vô thượng Bồ-đề.

Tu-bồ-đề ! Nếu có pháp Như Lai được Vô thượng Bồ-đề, thì Phật Nhiên Đăng đã không thụ ký cho ta rằng : Đời sau ông sẽ thành Phật hiệu Thích-ca Mâu-ni.

Bởi vì thật không có pháp Như Lai được Vô thượng Bồ-đề, nên Phật Nhiên Đăng thụ ký cho ta rằng : Đời sau ông sẽ thành Phật hiệu Thích-ca Mâu-ni.
Bởi vì sao ? Vì Như Lai là nghĩa Như của các pháp.”


Phật nói : Thật không ngã, nhân, chúng sinh, thọ giả, mới được thụ ký thành Phật. Nếu ta có ý niệm phát tâm Bồ-đề, Phật Nhiên Đăng ắt không thụ ký cho ta. Bởi thật không có sở đắc, Phật Nhiên Đăng mới thụ ký cho ta. Đoạn này Phật tổng kết nghĩa vô ngã cho Tu-bồ-đề. Phật nói nghĩa Như của các pháp, nghĩa là các pháp tức sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp. Trong sáu trần này, khéo phân biệt mà bản thể vẫn thường tĩnh lặng, không nhiễm trước, không hề thay đổi, bất động như hư không, viên thông thấu suốt, thường tồn tại mãi mãi, đó gọi là nghĩa Như của các pháp. Kinh Bồ-tát Anh Lạc nói : Không động tâm trước sự khen chê là hạnh của Như Lai. Kinh Nhập Phật Cảnh Giới nói : Không nhiễm các dục nên kính lễ, quán niệm các pháp là vô sở đắc.

“Nếu có ai nói Như Lai được Vô thượng Bồ-đề, thì này Tu-bồ-đề, thật không có pháp gì gọi là Như Lai được Vô thượng Bồ-đề.

Tu-bồ-đề ! Cái Vô thượng Bồ-đề Như Lai đạt được, trong đó không có thật cũng không phải trống rỗng.”


Phật nói thật không có tâm sở đắc mà được Bồ-đề, là vì cái tâm sở đắc không sinh, cho nên được Bồ-đề. Ngoài cái tâm này, không có Bồ-đề nào có thể được, cho nên nói không thật. Tâm sở đắc tịch diệt, Nhất thiết trí là bản hữu, đầy đủ tất cả muôn hạnh và hằng sa đức tính, công dụng không thiếu, cho nên nói không phải trống rỗng.

“Vì vậy Như Lai nói tất cả pháp đều là Phật pháp.

Tu-bồ-đề ! Nói tất cả pháp, tức chẳng phải tất cả pháp, đó mới là tất cả pháp.”


Đối với các pháp, tâm không chọn lấy cái này bỏ cái kia, không phân biệt năng sở chủ khách, tạo dựng tất cả pháp mạnh mẽ như lửa bốc cháy mà tâm thường trống vắng, nên biết tất cả pháp đều là Phật pháp. Sợ người mê tham đắm tất cả pháp cho là Phật pháp, nên để trừ bệnh này, mà nói tức chẳng phải tất cả pháp. Tâm không năng sở, vắng lặng mà thường chiếu soi, định tuệ song hành, thể dụng nhất trí, nên nói là tất cả pháp.

“Tu-bồ-đề ! Ví như thân người cao lớn.

Tu-bồ-đề nói :–Thưa Thế Tôn ! Như Lai nói thân người cao lớn, tức chẳng phải thân lớn, đó mới là thân lớn."


Như Lai nói thân người cao lớn, tức không phải thân lớn là để làm cho chúng sinh thấy rõ Pháp thân là không hai, không có hạn lượng, đó là thân lớn. Pháp thân vốn không có xứ sở, nên nói tức chẳng phải thân lớn. Lại nữa dầu sắc thân to lớn mà trong không có trí tuệ, tức chẳng phải thân lớn. Sắc thân tuy nhỏ mà trong có trí tuệ, được gọi là thân lớn. Tuy có trí tuệ mà không y vào trí tuệ tu hành, tức chẳng phải thân lớn. Y theo giáo pháp tu hành, ngộ nhập trí kiến của chư Phật, tâm không năng sở, không hạn lượng, đó là thân lớn.

“Tu-bồ-đề ! Bồ-tát cũng như vậy. Nếu nói mình sẽ độ thoát vô lượng chúng sinh, thì không gọi là Bồ-tát.”

Nếu Bồ-tát mà nói nhờ ta thuyết pháp nên người kia trừ được phiền não, như thế là pháp ngã. Nếu nói ta độ được chúng sinh, như thế là có ngã sở. Độ thoát chúng sinh mà tâm còn năng sở, nhân, ngã không trừ, không thể gọi là Bồ-tát. Nếu dũng mãnh dùng mọi phương tiện hóa độ chúng sinh, tâm không năng sở, như thế là Bồ-tát.

“Bởi vì sao ? Tu-bồ-đề ! Thật không có một pháp nào được gọi là Bồ-tát. Cho nên Phật nói tất cả pháp không ngã không nhân, không chúng sinh, không thọ giả.

Tu-bồ-đề ! Nếu Bồ-tát nói ta sẽ làm cho cõi Phật trang nghiêm, như vậy không được gọi là Bồ-tát.

Bởi vì sao ? Như Lai nói cõi Phật trang nghiêm, tức chẳng phải trang nghiêm, như vậy mới là trang nghiêm.”


Nếu Bồ-tát nói ta có khả năng tạo dựng thế giới, như vậy tức chẳng phải Bồ-tát. Dầu tạo dựng thế giới mà tâm có năng sở, tức chẳng phải Bồ-tát. Dũng mãnh tạo dựng thế giới, không sinh tâm năng sở, đó là Bồ-tát. Kinh Tối Thắng Diệu Định nói : Giả sử có người lập được Tinh xá bằng bạc khắp ba ngàn đại thiên thế giới, không bằng một niệm thiền định. Tâm có năng sở, tức chẳng phải thiền định. Năng sở không sinh là thiền định. Thiền định tức là tâm thanh tịnh.

“Tu-bồ-đề ! Bồ-tát thấu triệt pháp vô ngã, Như Lai nói đó đích thực là Bồ-tát.”

Thấu triệt là không trở ngại đối với tướng của các pháp. Không có ngã pháp là không cố gắng đem tâm tìm hiểu các pháp. Người không ngã pháp, Như Lai nói đích thực là Bồ-tát. Hành trì tùy theo khả năng cũng được gọi là Bồ-tát, nhưng chưa phải là Bồ-tát đích thực. Hiểu và thực hành đầy đủ trọn vẹn, dứt hết tất cả tâm năng sở, mới được gọi đích thực là Bồ-tát.


QUY Y PHẬT LƯỠNG TÚC TÔN!
QUY Y PHÁP LY DỤC TÔN!
QUY Y TĂNG CHÚNG TRUNG TÔN!
Hình đại diện của người dùng
123456789
Bài viết: 170
Ngày: 06/06/09 21:16
Giới tính: Nam

Re: Linh Ứng Kinh Kim Cang Bát Nhã

Bài viết chưa xem gửi bởi 123456789 »

18- ĐỒNG QUÁN VÔ THỂ

“Tu-bồ-đề ! Ý ông nghĩ sao ? Có đúng Như Lai có nhục nhãn không ?
–Đúng vậy, thưa Thế Tôn ! Như Lai có nhục nhãn.

Tu-bồ-đề ! Ý ông nghĩ sao ? Có đúng Như Lai có thiên nhãn không ?
–Đúng vậy, thưa Thế Tôn ! Như Lai có thiên nhãn.

Tu-bồ-đề ! Ý ông nghĩ sao ? Có đúng Như Lai có tuệ nhãn không ?
–Đúng vậy, thưa Thế Tôn ! Như Lai có tuệ nhãn.

Tu-bồ-đề ! Ý ông nghĩ sao ? Có đúng Như Lai có pháp nhãn không ?
–Đúng vậy, thưa Thế Tôn ! Như Lai có pháp nhãn.

Tu-bồ-đề ! Ý ông nghĩ sao ? Có đúng Như Lai có Phật nhãn không ?
–Đúng vậy, thưa Thế Tôn ! Như Lai có Phật nhãn.”


Tất cả mọi người đều có năm loại mắt, vì mê nên không tự thấy. Vì vậy Phật dạy trừ bỏ tâm mê thì năm mắt mở sáng. Mỗi niệm tu hành pháp Bát-nhã Ba-la-mật. Mới trừ tâm mê, gọi là con mắt thứ nhất nhục nhãn : con mắt thịt. Thấy tất cả chúng sinh đều có tính Phật, khởi lòng xót thương, đó là con mắt thứ hai thiên nhãn : con mắt trời. Tâm ngu si không sinh là con mắt thứ ba tuệ nhãn : con mắt tuệ. Trừ bỏ tâm chấp các pháp, là con mắt thứ tư pháp nhãn : con mắt pháp. Vĩnh viễn hết tất cả phiền não vi tế, tròn sáng chiếu khắp, là con mắt thứ năm Phật nhãn : con mắt Phật. Cũng nói thấy Pháp thân trong sắc thân là thiên nhãn. Thấy tất cả chúng sinh đều đủ tính Bát-nhã là tuệ nhãn. Thấy tính sáng suốt, vĩnh viễn trừ năng sở, tất cả Phật pháp xưa nay vốn tự đầy đủ là pháp nhãn. Thấy Bát-nhã Ba-la-mật có thể sinh tất cả pháp trong ba đời là Phật nhãn.

“Tu-bồ-đề ! Ý ông nghĩ sao ? Như cát trong sông Hằng, Như Lai nói đúng là cát không ?

–Đúng vậy, thưa Thế Tôn ! Như Lai nói là cát.

Tu-bồ-đề ! Ý ông nghĩ sao ? Như có số cát trong một con sông Hằng lại có số sông Hằng bằng với số cát ấy, và các cõi Phật bằng với số cát những con sông Hằng ấy, như vậy có nhiều không ?

–Rất nhiều, thưa Thế Tôn !”


Sông Hằng là con sông gần Tinh xá Kì Hoàn ở nước Tây Trúc. Như Lai thuyết pháp thường lấy con sông này làm ví dụ. Phật nói cát trong sông này, cứ một hạt cát là một thế giới Phật, ông có cho là nhiều không ? Tu-bồ-đề nói : Rất nhiều, thưa Thế Tôn. Phật nêu con số nhiều các cõi nước này là muốn làm rõ rằng mỗi mỗi chúng sinh trong ngần ấy cõi nước cũng có nhiều tâm tưởng như vậy.

“Phật bảo Tu-bồ-đề rằng trong các cõi nước ấy, có bao nhiêu chúng sinh, bao nhiêu tâm tưởng, Như Lai đều biết hết.

Bởi vì sao ? Như Lai nói các tâm đều chẳng phải tâm, đó gọi là tâm.”


Trong các cõi nước ấy có bao nhiêu chúng sinh, và mỗi mỗi chúng sinh có bao nhiêu tâm tưởng. Số tâm tưởng tuy nhiều nhưng nói chung là vọng tâm. Nếu biết vọng tâm là chẳng phải tâm thì cái biết đó là tâm. Tâm này là chân tâm, tâm thường còn, tâm Phật,, tâm trí tuệ đến bờ kia, tâm thanh tịnh Bồ-đề Niết-bàn đó.

“Bởi vì sao ? Tu-bồ-đề ! Không thể có được cái tâm quá khứ, không thể có được tâm hiện tại, không thể có được tâm vị lai.”

Không thể có được cái tâm quá khứ là vì niệm trước là vọng tâm, lặng lẽ đã qua, không truy tìm đâu ra. Không thể có được tâm hiện tại là vì chân tâm thì không có tướng, dựa vào đâu mà thấy ? Không thể có được tâm vị lai là vì căn bản đã không thể có được, tập khí đã hết, không phát sinh trở lại. Hiểu rõ ba tâm đều không thể có được tức là Phật.


QUY Y PHẬT LƯỠNG TÚC TÔN!
QUY Y PHÁP LY DỤC TÔN!
QUY Y TĂNG CHÚNG TRUNG TÔN!
Hình đại diện của người dùng
123456789
Bài viết: 170
Ngày: 06/06/09 21:16
Giới tính: Nam

Re: Linh Ứng Kinh Kim Cang Bát Nhã

Bài viết chưa xem gửi bởi 123456789 »

19- PHÁP GIỚI THÔNG HÓA

“Tu-bồ-đề ! Ý ông nghĩ sao ? Nếu có người đem bảy báu đầy trong ba ngàn đại thiên thế giới ra bố thí, do nhân duyên này, người ấy được phúc nhiều không ?

–Đúng vậy, thưa Thế Tôn ! Do nhân duyên này người ấy được phúc rất nhiều.

Tu-bồ-đề ! Nếu phúc đức là có thật, Như Lai đã không nói được nhiều phúc đức. Vì phúc đức là không nên Như Lai nói được phúc đức nhiều.”


Phúc do bố thí bảy báu không thể thành tựu quả Phật Bồ-đề, cho nên nói không. Nói là nhiều, vì nó vô số không có giới hạn, nếu có thể vượt qua thì không gọi là nhiều.


QUY Y PHẬT LƯỠNG TÚC TÔN!
QUY Y PHÁP LY DỤC TÔN!
QUY Y TĂNG CHÚNG TRUNG TÔN!
Hình đại diện của người dùng
123456789
Bài viết: 170
Ngày: 06/06/09 21:16
Giới tính: Nam

Re: Linh Ứng Kinh Kim Cang Bát Nhã

Bài viết chưa xem gửi bởi 123456789 »

20- RỜI BỎ SẮC TƯỚNG

“Tu-bồ-đề ! Ý ông nghĩ sao ? Có thể đem sắc thân đầy đủ mà cho là thấy Như Lai không ?

–Không, thưa Thế Tôn ! Không nên đem sắc thân đầy đủ mà cho là thấy Như Lai. Bởi vì sao ? Vì Như Lai nói biết sắc thân đầy đủ tức chẳng phải sắc thân đầy đủ, đó mới là sắc thân đầy đủ.”


Ý Phật sợ chúng sinh không thấy Pháp thân mà chỉ thấy ba mươi hai tướng tốt cùng tám mươi vẻ đẹp, thân vàng rực rỡ mà cho đó là chân thân của Như Lai. Để trừ mê chấp này nên hỏi Tu-bồ-đề rằng có thể lấy cái tướng sắc thân đầy đủ mà xem đó là Như Lai không. Ba mươi hai tướng không phải là sắc thân đầy đủ. Trong đủ ba mươi hai hạnh thanh tịnh mới là sắc thân đầy đủ. Hạnh thanh tịnh tức là sáu Ba-la-mật. Trong năm căn thì tu sáu Ba-la-mật. Trong ý căn thì tu định và tu tuệ. Đó gọi là sắc thân đầy đủ. Chỉ yêu suông ba mươi hai tướng của Như Lai, trong không thực hành ba mươi hai hạnh thanh tịnh, tức chẳng phải sắc thân đầy đủ. Không yêu sắc tướng Như Lai, tự mình giữ hạnh thanh tịnh cũng được gọi là sắc thân đầy đủ.

“Tu-bồ-đề ! Ý ông nghĩ sao ? Có thể đem các tướng đầy đủ mà cho là thấy Như Lai không ?

–Không, thưa Thế Tôn ! Không nên đem các tướng đầy đủ mà cho là thấy Như Lai. Bởi vì sao ? Vì Như Lai nói biết các tướng đầy đủ tức chẳng phải đầy đủ, đó mới là các tướng đầy đủ.”


Như Lai là Pháp thân vô tướng, không thể thấy bằng con mắt thịt, con mắt tuệ mới thấy được. Chưa đầy đủ sáng suốt của con mắt tuệ thì sinh các tướng ngã, nhân rồi lấy đó xem ba mươi hai tướng, cho đó là Như Lai, nên không gọi là đầy đủ. Mắt tuệ sáng suốt, không sinh tướng ngã, nhân, chính trí sáng suốt thường chiếu soi, đó là các tướng đầy đủ. Ba độc chưa tiêu hết, mà nói thấy chân thân Như Lai, chắc chắn không có lý như vậy. Cho dẫu có thể trông thấy, đó chỉ là hóa thân chẳng phải Pháp thân chân thật vô tướng.


QUY Y PHẬT LƯỠNG TÚC TÔN!
QUY Y PHÁP LY DỤC TÔN!
QUY Y TĂNG CHÚNG TRUNG TÔN!
Hình đại diện của người dùng
123456789
Bài viết: 170
Ngày: 06/06/09 21:16
Giới tính: Nam

Re: Linh Ứng Kinh Kim Cang Bát Nhã

Bài viết chưa xem gửi bởi 123456789 »

21- KHÔNG NÓI PHÁP, KHÔNG PHÁP ĐỂ NÓI

“Ông chớ nói Như Lai có ý nghĩ này : Ta sẽ thuyết pháp. Chớ có ý nghĩ như vậy. Bởi vì sao ? Nếu ai nói Như Lai có thuyết pháp tức phỉ báng Phật, không hiểu điều ta nói.

Tu-bồ-đề ! Nói thuyết pháp tức không có pháp nào để nói, đó mới là thuyết pháp.”


Phàm phu nói pháp, tâm có sở đắc, nên Phật bảo Tu-bồ-đề rằng Như Lai thuyết pháp , tâm không sở đắc. Phàm phu nói pháp là đem cái tâm phân biệt hiểu biết ra mà nói. Còn Như Lai nói hay im lặng đều như thật. Lời nói ra, như vang ứng tiếng, tác dụng tự nhiên không dụng tâm. Không phải như phàm phu đem tâm sinh diệt ra mà nói. Nếu nói Như Lai thuyết pháp có tâm sinh diệt là phỉ báng Phật. Kinh Duy-ma nói : Thật sự thuyết pháp là không giảng nói, không chỉ bày, nghe pháp là không nghe không nhận được.
Hiểu rõ vạn pháp vắng lặng, tất cả ngôn từ đều giả lập. Từ nơi tính không, dũng mãnh tạo ra tất cả ngôn từ, diễn nói các pháp vô tướng vô vi, dắt dẫn người mê thấy được bản tính, tu chứng Vô thượng Bồ-đề, đó gọi là thuyết pháp.

“Lúc bấy giờ Tuệ mạng Tu-bồ-đề bạch Phật rằng : –Thưa Thế Tôn! Liệu có chúng sinh trong đời vị lai nghe pháp này phát sinh lòng tin chăng ?

Phật bảo Tu-bồ-đề : Những người ấy không phải chúng sinh, cũng chẳng phải không phải chúng sinh.

Bởi vì sao ? Tu-bồ-đề ! Chúng sinh là gì ? Như Lai bảo không phải chúng sinh, đó là chúng sinh.”


QUY Y PHẬT LƯỠNG TÚC TÔN!
QUY Y PHÁP LY DỤC TÔN!
QUY Y TĂNG CHÚNG TRUNG TÔN!
Hình đại diện của người dùng
123456789
Bài viết: 170
Ngày: 06/06/09 21:16
Giới tính: Nam

Re: Linh Ứng Kinh Kim Cang Bát Nhã

Bài viết chưa xem gửi bởi 123456789 »

22- KHÔNG ĐƯỢC MỘT PHÁP NÀO

“Tu-bồ-đề bạch Phật : –Thưa Thế Tôn ! Phật được Vô thượng Bồ-đề có phải là lúc không có gì gọi là đạt được chăng ?

Phật bảo : Đúng như vậy, đúng như vậy !

Tu-bồ-đề ! Đối với pháp Vô thượng Bồ-đề, ta chẳng có tí gì gọi là đạt được. Đó mới là gọi Vô thượng Bồ-đề.

Tu-bồ-đề nói : –Hết cái tâm sở đắc, tức là Bồ-đề.

Phật bảo : Đúng như vậy, đúng như vậy ! Đối với Bồ-đề, ta thật không có tâm mong cầu, cũng không có tâm nghĩ mình đạt được, như thế nên được gọi là Vô thượng Bồ-đề.


QUY Y PHẬT LƯỠNG TÚC TÔN!
QUY Y PHÁP LY DỤC TÔN!
QUY Y TĂNG CHÚNG TRUNG TÔN!
Hình đại diện của người dùng
123456789
Bài viết: 170
Ngày: 06/06/09 21:16
Giới tính: Nam

Re: Linh Ứng Kinh Kim Cang Bát Nhã

Bài viết chưa xem gửi bởi 123456789 »

23- TỊNH TÂM THỰC HÀNH THIỆN PHÁP

“Lại nữa, Tu-bồ-đề ! Pháp ấy bình đẳng , không cao không thấp, nên gọi Vô thượng Bồ-đề. Đem cái tâm không ngã, không nhân, không chúng sinh, không thọ giả, tu tất cả thiện pháp thì đạt được Vô thượng Bồ-đề.”

Pháp Bồ-đề này, trên từ chư Phật, dưới đến hạng sâu bọ cũng đều có hạt giống trí, y như Phật không khác, cho nên nói bình đẳng không cao thấp. Vì Bồ-đề là không hai, nên chỉ cần lìa bốn tướng, tu tất cả thiện pháp, tức được Bồ-đề. Nếu không lìa bốn tướng mà tu tất cả thiện pháp, thì lại càng tăng thêm tâm nhân, ngã, muốn giải thoát cũng không do đâu chứng được. Nếu lìa bốn tướng, tu tất cả thiện pháp thì có thể giải thoát. Tu tất cả thiện pháp là đối với tất cả các pháp, tâm không nhiễm trước; đối với tất cả các cảnh, tâm không dao động; đối với pháp xuất thế, không tham đắm, không chấp trước, không say mê. Trong tất cả mọi nơi, thường thực hành phương tiện, tùy theo chúng sinh làm cho chúng hoan hỷ tin phục, vì chúng nói chính pháp khiến giác ngộ Bồ-đề, như vậy mới gọi là tu tất cả thiện pháp.

“Tu-bồ-đề ! Nói thiện pháp, Như Lai bảo chẳng phải thiện pháp mới là thiện pháp.”

Tu tất cả thiện pháp, mong cầu được quả báo, tức chẳng phải thiện pháp. Lục độ, vạn hạnh, dũng mãnh thực hành đầy đủ mà tâm không cầu báo đáp, đó là thiện pháp.


QUY Y PHẬT LƯỠNG TÚC TÔN!
QUY Y PHÁP LY DỤC TÔN!
QUY Y TĂNG CHÚNG TRUNG TÔN!
Hình đại diện của người dùng
123456789
Bài viết: 170
Ngày: 06/06/09 21:16
Giới tính: Nam

Re: Linh Ứng Kinh Kim Cang Bát Nhã

Bài viết chưa xem gửi bởi 123456789 »

24- PHÚC VÀ TRÍ KHÔNG THỂ SO SÁNH

“ Tu-bồ-đề ! Nếu có người đem bảy báu chất đầy như các núi chúa Tu-di trong ba ngàn đại thiên thế giới ra bố thí, và có người thụ trì đọc tụng giảng nói cho người khác, dù chỉ bốn câu kệ trong Kinh Bát-nhã Ba-la-mật này, thì phúc đức người này so với người trước, gấp trăm ngàn vạn ức lần, cho đến toán số thí dụ không nói hết được.”

Núi Đại Thiết vi cao rộng hai trăm hai mươi bốn vạn dặm. Núi Tiểu Thiết vi cao rộng một trăm mười hai vạn dặm. Núi Tu-di cao rộng ba trăm ba mươi sáu vạn dặm. Lấy đó gọi là ba ngàn đại thiên thế giới. Đứng về lý mà nói, mỗi vọng niệm tham sân si đều đủ một ngàn. Những núi như vậy đều gọi là Tu-di. Đem số bảy báu ấy bố thí, công đức đạt được vô lượng vô biên, nhưng tất cả đều là nghiệp nhân hữu lậu, nên theo lý thì không giải thoát. Bốn câu trong Kinh Bát-nhã Ba-la-mật tuy ít nhưng theo đó tu hành thì sẽ thành Phật. Phải biết phúc đức thụ trì kinh có thể làm cho chúng sinh chứng được Bồ-đề. Vì vậy mà nói không thể so sánh.


QUY Y PHẬT LƯỠNG TÚC TÔN!
QUY Y PHÁP LY DỤC TÔN!
QUY Y TĂNG CHÚNG TRUNG TÔN!
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.24 khách