"Niệm Phật Chuyển Hóa Tế Bào Ung Thư" (Pháp Sư Đạo Chứng)

Kính mời các bạn tham gia ghi lại kinh nghiệm tu tập và những gì mắt thấy tai nghe về sự cảm ứng nhờ hành trì giáo lý Phật.
Thiệnthông
Bài viết: 240
Ngày: 16/10/08 14:55
Giới tính: Nam
Đến từ: USA
Nghề nghiệp: www.phatam.com

"Niệm Phật Chuyển Hóa Tế Bào Ung Thư" (Pháp Sư Đạo Chứng)

Bài viết chưa xem gửi bởi Thiệnthông »

A Di Đà Phật
Đạo hữu vào mạng kết nối dưới đây, để đọc quyển "Niệm Phật Chuyển Hóa Tế Bào Ung Thư" của Pháp Sư Đạo Chứng (Thích Minh Quang dịch) (Rất Hay Và Lợi Ích):
http://www.phathoc.net/thu-vien/tinh-do ... u_pdf.aspx

Dưới đây là lời giới thiệu sơ lược:
“Thân bệnh mà tâm không bệnh,” đây không phải là câu nói suông mà đã được chứng thực qua cuộc đời của Pháp sư Đạo Chứng. Pháp sư là một vị chuyên trị ung bướu trước kia, sau đó trở thành bệnh nhân ung thư, và cuối cùng xuất gia tu hành, thắng vượt bệnh khổ. Với bi nguyện giúp đời, Pháp sư đã dấn thân vào nẻo khổ , cùng an ủi, khích lệ và chỉ dẫn cho những ai cùng trong cảnh ngộ. Tác phẩm Niệm Phật Chuyển Hóa tế Bào Ung Thư này chính là ghi lại những lời giảng dạy vô giá của Pháp sư.


A Di Đà Phật
Thiện Thông


Hình đại diện của người dùng
Thanh Tịnh Lưu Ly
Điều Hành Viên
Bài viết: 831
Ngày: 06/05/10 13:45
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Hà Nội - Việt Nam
Nghề nghiệp: Bác sĩ chẩn đoán hình ảnh

Re: "Niệm Phật Chuyển Hóa Tế Bào Ung Thư" (Pháp Sư Đạo Chứng)

Bài viết chưa xem gửi bởi Thanh Tịnh Lưu Ly »

Nếu TTLL nhớ không nhầm thì Pháp Sư Đạo Chứng là bác sĩ Huệ Trân đúng không ạ ?


https://namo84000.org/
Bài kinh đầu tiên của Đức Phật là Tứ Diệu Đế, bài kinh cuối cùng cũng là Tứ Diệu Đế. Tứ Diệu Đế là cốt lõi, là nền tảng, là khung xương của hệ thống giáo lý Phật Pháp. Tứ Diệu Đế là sự thật tuyệt đối về nguyên nhân gốc rễ của khổ và là sự thật tuyệt đối về con đường để giải thoát khổ
Thiệnthông
Bài viết: 240
Ngày: 16/10/08 14:55
Giới tính: Nam
Đến từ: USA
Nghề nghiệp: www.phatam.com

Re: "Niệm Phật Chuyển Hóa Tế Bào Ung Thư" (Pháp Sư Đạo Chứng)

Bài viết chưa xem gửi bởi Thiệnthông »

A Di Đà Phật
Đúng rồi, Pháp Sư Đạo Chứng tức là bác sĩ Quách Huệ Trân. Pháp Sư này đã được vãng sanh cõi Cực Lạc rồi. Xin Pháp Sư đại từ đại bi sớm trở lại vô lượng vô số cõi, để độ vô lượng vô số chúng sanh sớm tu hành thành Phật.


Hình đại diện của người dùng
khach_lang_du
Bài viết: 484
Ngày: 03/03/11 22:23
Giới tính: Nam
Đến từ: Anonymous

Re: "Niệm Phật Chuyển Hóa Tế Bào Ung Thư" (Pháp Sư Đạo Chứng)

Bài viết chưa xem gửi bởi khach_lang_du »

Mình đọc câu chuyện về 1 Đạo sư Đại Thủ Ấn hay lắm . Mọi người cùng đọc nha tangbong

Kucipa là một nông dân ở vùng Kahari, rất đau khổ vì cục bướu nơi cổ ngày một lớn. Cảm thấy xấu hổ vì tật bịnh của mình, Kucipa thường tránh xa chỗ đông người mà tìm đến những nơi hẻo lánh để ẩn cư.


Một ngày nọ, có Đại sư Nagarjuna đi ngang qua. Ngay khi vừa nhìn thấy ngài, Kucipa đã có lòng mến mộ bèn chắp tay đảnh lễ và thưa: “Cuối cùng rồi thầy cũng đến. Con xưa nay đau khổ vì nghiệp cũ. Cúi xin thầy từ bi tế độ.”


Sư Nagarjuna nhận thấy con người bệnh tật kia có thể tu tập phép thiền định của ngài do có duyên đời trước, nên ngài hiển lộ Mạn-đà-la của Guhyasamaja và đưa Kucipa vào Đàn pháp.


Đoạn Sư dạy: “Nay ngươi hãy lấy cái bướu nơi cổ của ngươi làm pháp quán tưởng. Hãy tưởng tượng cái bướu ấy mỗi lúc một lớn hơn.”


Kucipa thực hành thiền định y theo lời chỉ bảo của sư, quán cái bướu mỗi lúc một lớn hơn trước khi sự khổ đau kịp đến. Khi Nagarjuna trở lại, Kucipa bảo rằng phương pháp trị liệu có hiệu quả.


Sư nghe thế liền dạy rằng: “Lần này, ngươi hãy quán tưởng cả thế giới này hiển hiện trong cái bướu ấy.”


Kucipa thiền định liên tục và cục bướu tự nhiên nhỏ lại, teo dần và biến mất.


(http://rongmotamhon.net/mainpage/detail ... 02&p_id=36)


Om VajraSattva Hum
Om Ah Ra Pa Tsa Na Dhi
Om Tare Tuttare Ture Svaha
Om Ah Hum . Vajra Guru Padma Siddhi Hum
Tashi Gyepa - 100syl Vajrasattva - 5lines Tara - 7lines Padmakara -6lines Dusum Sangye
Hình đại diện của người dùng
Thanh Tịnh Lưu Ly
Điều Hành Viên
Bài viết: 831
Ngày: 06/05/10 13:45
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Hà Nội - Việt Nam
Nghề nghiệp: Bác sĩ chẩn đoán hình ảnh

Re: "Niệm Phật Chuyển Hóa Tế Bào Ung Thư" (Pháp Sư Đạo Chứng)

Bài viết chưa xem gửi bởi Thanh Tịnh Lưu Ly »

Thiệnthông đã viết:A Di Đà Phật
Đúng rồi, Pháp Sư Đạo Chứng tức là bác sĩ Quách Huệ Trân. Pháp Sư này đã được vãng sanh cõi Cực Lạc rồi. Xin Pháp Sư đại từ đại bi sớm trở lại vô lượng vô số cõi, để độ vô lượng vô số chúng sanh sớm tu hành thành Phật.
Phật Pháp vô biên - nhiệm màu


https://namo84000.org/
Bài kinh đầu tiên của Đức Phật là Tứ Diệu Đế, bài kinh cuối cùng cũng là Tứ Diệu Đế. Tứ Diệu Đế là cốt lõi, là nền tảng, là khung xương của hệ thống giáo lý Phật Pháp. Tứ Diệu Đế là sự thật tuyệt đối về nguyên nhân gốc rễ của khổ và là sự thật tuyệt đối về con đường để giải thoát khổ
Hình đại diện của người dùng
Ân Uy Quang
Bài viết: 52
Ngày: 29/07/11 02:05
Giới tính: Nam
Đến từ: Đạo trường

Re: "Niệm Phật Chuyển Hóa Tế Bào Ung Thư" (Pháp Sư Đạo Chứng)

Bài viết chưa xem gửi bởi Ân Uy Quang »

thật lợi lạc chúng sinh, nếu quả thực vậy, khi khỏi bệnh, người ta sẽ nhớ ân nhân mà quay đầu cùng Chính Pháp, hy vọng được vậy lắm thay


Học tri thế sự thị vô thường
Sinh tử diệc như lôi điện dã
Hình đại diện của người dùng
khach_lang_du
Bài viết: 484
Ngày: 03/03/11 22:23
Giới tính: Nam
Đến từ: Anonymous

Re: "Niệm Phật Chuyển Hóa Tế Bào Ung Thư" (Pháp Sư Đạo Chứng)

Bài viết chưa xem gửi bởi khach_lang_du »

Mình đã tự chữa lành cái xoang mũi khổ sở của mình . Hiện giờ thở rất thoải mái . Không tốn 1 đồng nào cho thuốc men , cho bệnh viện


Om VajraSattva Hum
Om Ah Ra Pa Tsa Na Dhi
Om Tare Tuttare Ture Svaha
Om Ah Hum . Vajra Guru Padma Siddhi Hum
Tashi Gyepa - 100syl Vajrasattva - 5lines Tara - 7lines Padmakara -6lines Dusum Sangye
hovinhtai
Bài viết: 3
Ngày: 12/10/11 19:46
Giới tính: Nam
Đến từ: vietnam

Re: "Niệm Phật Chuyển Hóa Tế Bào Ung Thư" (Pháp Sư Đạo Chứng)

Bài viết chưa xem gửi bởi hovinhtai »

Sấm Kệ Bát Nhã :
Bát nhã Ba La lẽ nhiệm mầu
Ai mà hiểu được giải thoát mau
Ngẫm suy hành dụng thường tinh tấn
Ngộ giải Như Lai lẽ nhiệm mầu

Năm xưa dẫn dụ thế nhân tu
Mà có mấy ai vén mây mù
Đi khắp năm châu chùn chân bước
Trụ lại một nơi chờ Đại Ngưu.
Đại Ngưu xuất hiện
Niên Dậu thái bình (2017)
Hãy cố tu hành
Kịp, không qúa trễ
Trụ ngay tại thế
Ẩn dật tại gia
Nếu hiểu ý ta
Tự nhiên chứng đắc:
Trả nợ qúa gắt
Ấy tại nghiệp xưa
Chớ nên đổ thừa
Tu là cội phước
Nay đã đến lúc
Ta sẽ hộ trì
Tu hạnh Ma Đi ( Samadhi, Thiền Định )
Y nơi Bát Nhã ( Trí Tuệ Bát Nhã Ba La Mật Đa – Không Hai – Phá Chấp -Không phân Biệt )
Chiếu kiến tâm ta
Thất tình ló ra
Gươm ( Trí ) Tuệ liền chặt
Vọng tâm đạo tặc ( trong lòng )
Tuệ tâm soi lòng
Tâm tự sạch trong

Cảm thông hiền sĩ đợi mong
Cơ Trời chưa chuyển nhẫn lòng chờ duyên

Đất bằng sóng dậy Cơ Trời chuyển
Ngựa khóc, dê sầu chó sủa vang (2014,2015,,,,)
Cuộc đời thay đổi như tên
Đại Ngưu xuất hiện nhân duyên đã kề
Chó sủa vang, Thánh Hiền nhân về (2018 Hội long Hoa)
Gánh vác non sông thật nặng nề
Gắng công sức Tí hả hê {2020 bắt đầu sung sướng)
Sửu đủng đỉnh về no nê bá tánh (2021 sống đời Nghiêu Thuấn)

Chúc anh em kham độ nỗi sầu
Mừng Minh Vương xuất tận khổ đau
Xuân sang hát câu chúng hòa hợp
Mới lạ Kỳ Sơn sinh vọng lầu
Ngộ kỳ sắt nát đồng rỉ chẩy
Nhập kiền đông xuất thành thảm sâu
Chân thật không hư, Phật nhiếp chúng
Tâm hòa tính hảo đạo nhiệm mầu

Thế sự chuyển đảo điên
Xuất hiện các Thánh Hiền
Việt Nam thành cường quốc
Thế giới rất ngạc nhiên.
Tránh sau cuộc tương tàn
Chốn chốn phải nhà tan
Kẻ-dữ lìa trần thế
Hiền-nhân ca khải hoàn
Mùa Thu lá úa vàng
Dân đỏ phải khóc than
Gây chi cho dân khổ
Qủa báo chịu màu tang
Dậu Tuất Hợi Tí chuyển (2017 bắt đầu vào thời kỳ Thượng Ngươn Thánh Đức)
Thế giới lại bình yên
Muôn dân vui thịnh vượng
Hướng về Phật Thánh Tiên.
Chúc nhân thế một mùa xuân mới
Mừng sao ! Bá tánh hết nổi trôi
Năm thân dậu, Phật Trời đã định
Mới cả Nhân Tâm , mới cả Đời.
Niên Dậu Thánh Nhân xuất ( hiện )
Bạch Y đáo Ta bà
Xứ xứ khởi can qua
Thế giới chiến tranh chủng ( tộc )
Ngọ Mùi tận anh hùng
Nước Nam Thánh nhân xuất ( hiện )
Yêu nước lại thương dân
Chuyển nghèo thành giầu sang
Xưa hèn nay Bắc Đẩu
Bạch Y chuyển thuyết khách
Xứ xứ hội Việt Môn
Tam niên định bảo tồn
Thế giới quy nhất thống.
Muốn gặp kể Bạch Y
Phải ra sức tu trì
Y theo lời đại nguyện
Cơ duyên ngộ cố tri.
Nếu ở nơi đất khách (người Việt ở nước ngoài )
Khéo khai mở đạo mầu
Ba năm chẳng dài đâu
Đáo về quê Nam Việt
Kiến Phật tạo Bích lầu…

Cùng nhau tu ( hành ) :

Thiện hữu nên khá rõ,
Việc tu tập không khó
Nếu biết tận cội nguồn
Lìa bỏ pháp có, không
Liền đến bờ Đại Giác.
Không động cũng chẳng tịnh,
Tịnh sa vào mê tánh ( tính )
Động đưa lối ba đường ( súc sinh, ngạ quỷ, địa ngục )
Bờ giác khó bước sang
Nên lìa xa (2) lối ấy.
Tâm pháp đang diễn bày,
Cớ sao lại dừng bỏ ?
Lắng nhìn vô-sở-thọ,
Diệu huệ ( tuệ ) tự phát sanh ( sinh )
Đây lối xưa ngàn ( nghìn ) Thánh …
Hãy khá mà ngẫm suy
Tìm cho ra diệu lý:
Cái tánh biết pháp sanh ( sinh )
Cái tánh biết pháp diệt,
Cái tánh biết niệm sanh
Cái tánh biết niệm diệt
Cái tánh biết tâm tịnh
Cái tánh biết tâm động
Cái tánh ấy là gì ( chi ) ?
Thiện hữu nên suy ngẫm …

Muốn gặp Thánh Hiền Trời Phật, thì nên Tu Diệu Hạnh :

(Muốn ) được như thế phải tu Diệu Hạnh:
Lắng nghe lòng, kiểm soát tâm tư
Như chủ nhân theo dõi dân phu
Như khán giả lắng nhìn tuồng hát
Chuyện than khóc lắm điều bi đát
Chuyện vui cười đến chuyện dục dâm
Đừng để cuốn lôi đến lạc lầm
Mà sanh ( sinh ) khởi thất tình phiền não …
…..

…..
Hỡi người chân tử hãy ngẫm suy
Lẽ Đạo diệu thâm phải liễu tri
Lìa vọng, cầu chân: xa Bát Nhã
Ly hữu, tâm vô: ắt si mê
Phải đâu Chân lý riêng hai thứ !!!
Biệt phân tà chánh chẳng ngộ chi !!!
Lìa sóng, nước tìm …. làm sao thấy !?!
Giác mê , lẽ ấy, phải ngẫm suy.
Nhận điển của Phật Thầy Tây An vào rằm tháng giêng 2011 xin hết


Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: "Niệm Phật Chuyển Hóa Tế Bào Ung Thư" (Pháp Sư Đạo Chứng)

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

Hình ảnh

Hình ảnh
  • LỄ PHẬT ĐỂ TIÊU TRỪ TỘI CHƯỚNG VÀ KHAI PHÁT NĂNG LỰC TIỀM ẨN

(Sách đã dẫn, trang 50-55)

Tôi còn có một chút kinh nghiệm, cũng xin giới thiệu để các bạn tham khảo. Biết đâu kinh nghiệm này có thể giúp bạn vượt thắng được cơn bệnh, hay giúp đỡ được phần nào.

Khi tôi mắc bệnh không lâu, Hòa thượng Sám Vân dạy tôi phải lạy Phật cho nhiều để tiêu trừ nghiệp chướng. Hai chữ "nghiệp chướng" nếu giải thích đơn giản có nghĩa: "Nghiệp" là hành vi; "chướng" là chướng ngại. Đây chỉ là những hành vi tích lũy trong quá khứ của chúng ta đã tạo ra chướng ngại cho cả hai mặt thân thể và tâm lý. Nói hành vi trong quá khứ là bao gồm những tư tưởng, lời nói và hành động của ba nghiệp thân, miệng, ý.

Sao lại nói niệm Phật và lễ Phật lại có thể tiêu trừ nghiệp chướng? Vì đang lúc chúng ta lạy Phật, tâm niệm được điều chỉnh đến mức "cung kính" và "từ bi thanh tịnh". Miệng chúng ta niệm Phật thì không còn nói những lời nói tạp nhạp nào khác, đạt đến "ngôn ngữ thanh tịnh", còn động tác lạy của thân thể thì mềm mại, thành kính, khiêm cung, đều có thể tiêu trừ những hành vi không tốt đã tạo ra những áp lực và chướng ngại. Như vậy cả ba phương diện thân, miệng, ý đều trở thành thanh tịnh, cung kính, thì có thể tiêu trừ những chướng ngại do hành vi thân tâm không hợp lý của mình tạo ra trong quá khứ. Đó chính là tiêu trừ nghiệp chướng, và cũng là huấn luyện thân tâm "an định trong động". Giống như chúng ta không ngừng đổ nước hay dội nước vào ống nước, thì có thể lần lần khiến ống nước trở nên thông lưu và sạch sẽ. Thân tâm ta cũng như vậy, không ngừng tắm mình trong pháp niệm Phật, lễ Phật, thì có thể khai phát được năng lực còn tiềm ẩn, làm sống dậy và thêm sinh lực cho các bộ phận chức năng trong cơ thể.

Khi sức khỏe tôi suy yếu trầm trọng, khối u lại rất lớn, động tác lạy mọp sát người theo cách "năm vóc sát đất" (ngũ thể đầu địa) thực là khó khăn, nhọc mệt. Nói năm vóc sát đất, là chỉ cho năm phần thân thể: đầu, hai tay và hai đầu gối khi lạy phải chạm sát đất. Lúc ban đầu vì không biết cách, nên khi cúi lạy, khối u và ruột lại cấn, đè vào nhau có cảm giác như nghẹt thở. Lúc đứng dậy thì chóng mặt như trời xoay đất chuyển. Cho nên mỗi một lạy là một cực hình. Nhưng tôi đối với Phật có lòng tin và tôn kính rát sâu xa. Tôi nghĩ: "Dù mình có lạy Phật mà chết ngay tại chỗ cũng tốt hơn là không lễ Phật, nằm chết trên giường bệnh!" Chính tâm niệm này đã nâng đỡ, giúp tôi tiếp tục lạy Phật.

Mới ban đầu, phải hết sức cố gắng tôi mới lạy xong một ngày một trăm lạy. Tôi cảm thấy thân thể rất nặng nề, hơi động một chút là thở hổn hển, tối tăm mày mặt. Sau đó, một hôm, tôi biết được có một chị họ Vương, là người tu học trước tôi, mắc bệnh ung thư xương, bị cưa mất một chân, thế mà mỗi ngày chị đứng trên chiếc chân còn lại, niệm Phật là lễ Phật đến nột trăm lẽ tám lạy! Ngoài ra chị còn làm rất nhiều việc nhà. Tôi nghe xong cảm thấy thật xấu hổ. Trong lòng thầm nghĩ:"Chị chỉ có một chân, khó khăn như vậy mà còn cung kính lễ Phật đủ một trăm lẽ tám lạy. Còn mình hai chân nguyên vẹn, ít ra cũng phải lễ Phật đến ba trăm lạy!"

Thực ra, bạn chỉ cần thử qua cũng đủ biết, đứng một chân lạy còn khó hơn đứng hai chân lạy cả chục lần!

Việc khó khăn gấp mười so với tôi mà chị còn làm được, cho nên tôi phải cố gắng hơn. Vì vậy, tôi đã phát nguyện: "Phải lạy một trăm ngàn lạy để cảm ơn Phật, cảm ơn cha mẹ, thầy tổ và tất cả chúng sanh; cũng đem công đức này hồi hướng cho những ai đang lâm khổ nạn, và những ai chẳng may mắc bệnh ung thư, nguyện mọi người đều có thể lìa khổ được vui!"

  • TƯỞNG RẰNG MỆT LẮM, ĐÂU NGỜ CÀNG LẠY CÀNG NHẸ NHÀNG, KHOAN KHOÁI


Trên đời không có ai bắt ép tôi lạy Phật. Trái lại, mọi người còn khuyên tôi không nên nhọc sức quá. Đây là vì tự tôi phát nguyện. Phát nguyện rồi thì phải làm. Cho dù có khổ cũng phải làm đến nơi đến chốn.

Nhưng thực lạ kỳ, lạy Phật hoàn toàn không phải khổ, không phải mệt như mọi người nghĩ! Trái lại, dường như càng lạy Phật càng thấy khỏe, gánh nặng như mỗi lần mỗi nhẹ.

Ban đầu lễ Phật ba trăm lạy, mỗi ngày tôi chia ra làm nhiều lần mới lạy xong. Sau đó không biết tại sao, càng lạy càng thấy nhẹ nhàng, mau chóng. Tôi cũng không có ý là phải lạy mau cho đủ số, chẳng qua là thân thể dường như nhẹ đi rất nhiều. Tôi có cảm giác như ống nước càng được rửa sách bao nhiêu, thì nước chảy càng thông suốt bấy nhiêu, không giống ống nước lúc mới đầu bị bùn cát bên trong cản trở, nên nước chảy không thông.

Có một hôm, trong trạng thái quên bẵng thời gian, không ngờ mình lạy liền một mạch đến ba trăm lạy! Thêm nữa, không mệt cũng không thở hổn hển, giống như mình chỉ mới lạy cái đầu tiên!

(Chờ xem tiếp)

Nam Mô A Di Đà Phật


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: "Niệm Phật Chuyển Hóa Tế Bào Ung Thư" (Pháp Sư Đạo Chứng)

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

  • TẠP NIỆM ÍT, THÂN TÂM CÀNG NHẸ

Trước đây rất lâu, tôi có nghe một vị Pháp sư mỗi ngày vào buổi sáng đều lạy ba ngàn lạy. Lúc đó tôi không tin. Làm sao mà trong khoảng thời gian ngắn lại có thể lạy hết ba ngàn lạy? Bởi vì tôi lạy vừa chậm vừa nặng nề, có cố lạy nhanh như thế nào cũng không thể lạy hết ba ngàn lạy. Lúc đó cũng có người vì không tin như tôi, nên đã cùng tôi đi đến đó xem vị Pháp sư này lạy Phật và đếm thử xem.

Quả nhiên, trông Pháp sư lạy Phật không có gì vội vã, rất thong dong tự tại. Người xem chỉ có cảm giác như động tác của vị đó nhẹ nhàng, trôi chảy, như không có trọng lượng. Mọi người đếm số quả đúng là ba ngàn, không sót một lạy.

Sau đó tôi mới tin: "Khi vọng niệm của con người càng ít, thì gánh nặng của thân thể càng giảm, càng cảm thấy nhẹ nhàng, động tác càng không có chướng ngại, nên mới có thể lạy nhanh như vậy.

Trong nhà Phật, những vị pháp sư âm thầm dụng công như vậy rất nhiều. Tính ra, tôi chỉ là một người rất biếng nhác mà thôi.

  • LẠY PHẬT HÀM CHỨA NGUYÊN LÝ Y HỌC THÂM SÂU

Trước đây tôi nghe sư phụ Sám Vân dạy: "Lạy Phật là vận động tốt nhất, còn tốt hơn cả khí công và thái cực quyền".

Lúc đó tôi còn chưa thể hội được. Về sau trong khi lạy Phật, tôi phát hiện ra rất nhiều lợi ích, cho đến mối quan hệ tương ứng giữa nguyên lý lễ Phật và y học, chừng đó mới lần lần hiểu được lời của sư phụ.

Lạy Phật là môn vận động giúp thân, miệng, ý chúng ta thanh tịnh; có thể giúp tâm chúng ta khế hợp với tâm Phật và đương nhiên cũng có thể trị bệnh. Về mối quan hệ giữa lạy Phật và y học, chúng tôi sữ có một chuyên đề riêng để bàn luận sâu rộng hơn. Ở đây chỉ xin nói lược qua đôi điều.

  • LẠY PHẬT CÓ HIỆU QUẢ ĐIỀU CHỈNH XƯƠNG SỐNG, CƯỜNG HÓA NỘI TẠNG, LÀM TĂNG THÊM TẾ BÀO MANG DƯỠNG KHÍ

Con người hiện nay bị rất nhiều áp lực, tinh thần căng thẳng, cơ bắp toàn thân cũng tự nhiên căng cứng theo. Lại thêm vì thiếu vận động, cột xương sống trở nên cứng nhắc, rất khó uốn cong. Đứng về mặt y học mà nói, kẽ hở giữa những đốt xương trên cột sống là chỗ thần kinh và mạch máu đi qua. Thần kinh nơi tủy sống phụ trách quản lý các cơ quan nội tạng. Nếu khoảng cách giữa những đốt xương sống quá sát thì sẽ bị chèn ép dây thần kinh và mạch máu. Cho nên, nếu thần kinh và mạch máu ở đốt xương sống nào đó bị chèn ép, thì đốt xương sống đó có vấn đề. Những chức năng của cơ quan nội tạng nào không được sự giúp đỡ của dây thần kinh và mạch máu đó sẽ từ từ hư hoại. Bởi vì tư thế không đúng, cơ bắp căng cứng khiến xương cột sống đè lên nhau quá sát, máu chảy không thông, thần kinh bị ảnh hưởng, nên không thể đưa chất dinh dưỡng và dưỡng khí đến cung cấp cho những tế bào trong cơ quan nội tạng. Tế bào nếu thiếu dưỡng khí sẽ dễ dàng trở thành tế bào ung thư. Cho nên, điều này có liên quan rất lớn đến bệnh ung thư. Vì vậy chúng ta lúc bình thường, điều chỉnh các tư thế và động tác đi, đứng, nằm, ngồi phối hợp với hơi thở, sẽ có ảnh hưởng tốt vớitình trạng bệnh tật.

  • ĐỘNG TÁC LẠY PHẬT ĐÚNG ĐẮN GIÚP TIÊU TRỪ NHỮNG CHƯỚNG NGẠI VỀ MẶT SINH LÝ VÀ TÂM LÝ

Động tác lạy Phật nếu đúng đắn có thể giúp ích cho việc trị liệu. Vì lúc lạy Phật phải cúi đầu xuống một cách dịu dàng, đến mức càm đụng sát ngực, độn gtác này có thể giúp cột sống xương cổ gồm bảy đốt kéo giãn ra, đem lại những lợi ích sau đây:

1. Lượng máu dồn về bộ não đầy đủ:

Chỉ có hai đường huyết quản dẫn máu lên não bộ. Đường thứ nhất là động mạch cổ, đường thứ hai là động mạch xương sống. Động tác này khiến động mạch xương sống không bị đè ép, lượng máu và dưỡng khí cung cấp bộ não sẽ thông suốt và nhiều hơn, do đó giúp nâng cao công năng bộ não.

2. Dịch tủy sống và não (cerebrospinal fluid) lưu thông:

Dịch tủy sống và não là lớp chất dịch tuần hoàn ở vòng ngoài tuy sống và bộ não, cũng như bên trong não thất. Nó có những công năng như sau:

  • a. Điều tiết sức ép của bộ não.
    b. Bảo vệ não.
    c. Cung cấp chất dinh dưỡng
    e. Chuyển đưa các chất thải.

Nếu tư thế của đầu và cổ không đúng, góc độ không ngay, sự lưu thông của chất dịch này bị cản trở thì lớp tủy sống và não như bị ngâm trong nước ứ đọng không tươi mới, sức ép não cũng bất bình thường, dễ bị chứng nhức đầu, choáng váng. Động tác lạy Phật có thể giúp cho chất dịch của tủy sống và bộ não lưu thông, giúp tăng cường công năng bộ não, có thể chỉ huy tế bào toàn thân một cách thỏa đáng.

3. Giúp hệ thần kinh ở xương cổ không bị ép, phát huy được công năng:

Thần kinh ở những đốt xương cổ có liên quan mật thiết với những chức năng của mắt, tim, huyết áp, khí quản và nước miếng. Thần kinh của cánh tay cũng đến từ xương cổ. Nếu hệ thần kinh trong xương cổ bị chèn ép, sẽ sinh ra các chứng như đau nhức, tê bại. Nếu thường lạy Phật, cúi đầu nhè nhẹ, kéo giãn các đốt xương cổ, thì có thể trị liệu những chứng bệnh ở các bộ vị nói trên.

  • LẠY PHẬT: ĐIỀU CHỈNH XƯƠNG SỐNG, TRỊ DỨT BỆNH NHỨC LƯNG, ĐAU HÔNG

Lúc cúi mình lạy xuống (cúi đầu, khom lưng, co gối), phải lấy gót chân làm điểm tựa. Lấy gót chân làm điểm tựa là nguyên lý trọng tâm vật lý tự nhiên. Vì như vậy cơ bắp mới không căng cứng, tốn sức. Phần bụng và ngực phải cố gắng đưa về phía sau, đến có thể thấy được gót chân sau, mới cúi lưng xuống. Tốt nhất cúi đến mức phần bụng dưới cũng có thể sát với đùi. Động tác này có thể kéo giãn làm buông lõng bắp thịt ở hai bên xương sống, khiến các kẽ hở giữa các đốt xương sống có thể kéo giãn ra. Làm như vậy sẽ có tác dụng cải thiện rất lớn đối với nội tạng, hệ thần kinh và sự lưu thông máu huyết. Toàn bộ động tác lạy, cũng như động tác quỳ xuống, thân tuy động và trọng tâm giữ không động. Đó gọi là nhất tâm, là định trong động.

Lại nữa, trong khi lạy Phật mắt đừng nhắm lại, nên thu nhiếp nhãn thần, quán chiếu lại mình. Nếu nhắm mắt thì tư thế không vững, công năng điều tiết huyết áp cũng bị ảnh hưởng. Hơn nữa, làn sóng não lúc mở mắt và nhắm mắt khác nhau. Chúng ta lễ Phật là khai phát công năng của tánh giác, khai phát công năng điều hành thống nhất cao thấp của não bộ, mà không phải sùng bái một cách mù quáng.

Lúc lạy Phật hai tay chắp lại, nhưng trước khi quỳ xuống thì hai tay buông nhẹ ra hai bên, chống xuống đất, sau đó đầu gối mới quỳ xuống. Sau khi quỳ xuống, lòng bàn chân hướng lên, thân người ngồi trên giữa mé trong của hai gót chân. Động tác này giúp kéo giãn khớp xương cổ chân, đồng thời cũng kích thích làm hoạt hóa điểm phản xạ của tuyến lymph, sau đó thân trên cúi xuống, mặt úp ngay ngắn sát đất. Điều nên chú ý là mắt phải mở. Động tác này có thể điều chỉnh lại cột sống của chúng ta. Con người vì muốn giữ tư thế đứng thẳng đã phải trả giá bằng sự đau lưng, nhức hông. Nói chung khi người ta đứng, phần eo tương đối chịu lực, nên cột sống phần eo thường cong lại về phía bụng. Như vậy sẽ khiến các đốt xương ở cột sống phần eo ép chặt lại, tạo nên sức ép chướng ngại. Như vậy nó sẽ làm ảnh hưởng đến công năng của các cơ quan nội tạng như gan, dạ dày, lá lách, ruột già, ruột non, thận, bàng quang v.v... Lạy Phật có thể trị được những chướng ngại này. Đây cũng gọi là tiêu trừ nghiệp chướng. Vì lạy Phật sửa cột sống phần eo cong vào khiến cho nó thẳng lại, bằng cách đưa nó về hướng lưng. Đây cũng chính là cách đẩy phần cột sống bị ép quá chặt, khiến nó được giãn ra, không còn bị ép.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: "Niệm Phật Chuyển Hóa Tế Bào Ung Thư" (Pháp Sư Đạo Chứng)

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

  • LẠY PHẬT LÀM TĂNG LƯỢNG THỞ BUỒNG PHỔI, MỞ RỘNG LÒNG ĐỘ LƯỢNG VÀ KHAI PHÁT SỨC TỰ GIÁC

Lạy Phật khi quỳ xuống đầu sắp chạm đất, đồng thời hai tay duỗi ra trước một cách nhẹ nhàng, mềm mại để chuẩn bị tiếp xúc chân Phật. Tay đưa ra cách đỉnh đầu khoảng một nắm tay, đồng thời hai bên nách hông cũng cố mở rộng. Ý của nó là mở rộng tâm lượng của chúng ta, cũng là làm tăng lượng thở của buồng phổi. Sau khi tay đưa ra quá đầu, thì lật bàn tay lại khiến lòng bàn tay ngửa lên. Động tác này biểu thị: Tôi nhất định phải chuyển hóa cảnh giới tâm linh của mình, để tiếp nhận ánh sáng của Phật. Cũng có nghĩa: Tôi phải đem hết lòng mình ra để cúng dường cho Phật, không một chút lưu giữ. Lúc đó phải quán chiếu đầu ngón tay của chúng ta giống như cánh hoa sen mềm mại, không cần phải dùng sức. Dùng đôi bàn tay hoa sen này đỡ chân Phật nhắc nhở chúng ta rằng: Hoa sen nở ra không phải nhờ sức mạnh bên ngoài, mà nhờ vào sức tự giác bên trong. Hoa lòng của chúng ta nở rộ cũng giống như vậy. Lúc đó chúng ta phải quán tưởng đức Phật đại từ đại bi đứng trên đôi tay hoa sen của mình để tiếp nhận sự đảnh lễ. Chúng ta có thể đối diện cùng Phật, điều này thật là hạnh phúc biết bao! Lúc đó tự nhiên từ đáy lòng chúng ta sẽ mỉm cười.

Chúng ta lại quán tưởng đức Phật phóng luồng ánh sáng thanh tịnh, từ bi chiếu vào đỉnh đầu mình, khiến toàn thân trở nên thanh tịnh, sáng suốt. Tất cả bệnh đau đều quét sạch, như bóng tối gặp phải ánh sáng. Chúng ta lại quán tưởng tất cả chúng sinh đều lạy Phật chung với chúng ta, cùng tắm mình trong ánh sáng Phật.

  • LẠY PHẬT GIÚP HÔ HẤP TRIỆT ĐỂ, HOÀNH CÁCH MÔ CO GIÃN MẠNH, DẪN ĐỀN THỞ Ở ĐAN ĐIỀN. THỞ RA HẾT HƠI CẶN BÃ, HÍT VÀO TOÀN HƠI PHẬT THANH TỊNH

Mọi người chúng ta ai cũng hít thở mãi. Nhưng thực ra ít ai biết phải hít thở như thế nào. Rất ít người biết thở một cách hoàn chỉnh và triệt để. Vì sao? Bạn thử quan sát xem, người ta chỉ cần ở trong trạng thái bận rộn, hay là đang tâm chú ý đến sự việc bên ngoài, thì hơi thở sẽ bị ảnh hưởng. Nó trở nên rất cạn, rất ngắn, thậm chí có lúc còn tạm thời dừng lại. Nhất là trong lòng buồn bực, hay nổi giận thì cách thở này không thể đem những khí dơ trong cơ thể ra ngoài, đổi lấy không khí tươi mới. Nếu như vậy lâu ngày chày tháng sẽ tích lũy thành uế khí bên trong khiến cơ thể thiếu dưỡng khí. Chúng ta biết tế bào nếu thiếu dưỡng khí thì sẽ biến thành tế bào ung thư, hay nói khác đi mình sẽ dễ mắc bệnh ung thư. Chúng ta lễ Phật có thể điều chỉnh hơi thở, khiến thở ra hít vào triệt để và hoàn toàn, vì vậy, lễ Phật cũng là loại khí công rất tốt.

Khi ta cúi xuống lễ Phật, động tác này giúp chúng ta thở ra một cách triệt để, những chất khí dơ trong toàn thân và vùng phổi đều được xả bỏ sạch sẽ. Lúc năm vóc mọp sát đất, vì bắp thịt toàn thân buông lỏng, không bị sức cản, nên tự nhiên sẽ hít vào một cách rất sâu, rất đầy đủ. Theo nguyên lý động lực học của huyết dịch, thì hít hơi thở vào sâu có tác dụng hấp dẫn dòng máu chảy thuận lợi trở về tim rồi bơm đi khắp nơi. Do đó trong khi lạy Phật, từng tế bào trong thân chúng ta sẽ nhận được dưỡng khí và dinh dưỡng rất phong phú, cho đến cảm nhận được không khí hoan hỉ, hạnh phúc của thế giới Cực Lạc. Lúc lạy xong chuẩn bị đứng lên, cần phải mượn sức hít hơi thở vào để đứng lên, thì sẽ cảm thấy nhẹ nhàng, đỡ nhọc mệt.

  • HIỆN TẠI SỐNG KHÔNG AN VUI VÀ ĐEM HẠNH PHÚC CHO MỌI NGƯỜI, DÙ SỐNG LÂU CŨNG VÔ DỤNG

Dần dần tôi cảm thấy, thì ra một ngàn lạy hay mười ngàn lạy, chẳng qua chỉ là một lạy hiện tiền mà thôi, không cần phải để tâm, càng không cần phải nhọc lòng nghĩ đến cái lạy kế tiếp, chỉ thọ dụng sát na hiện tiền được tiếp xúc với Phật mà thôi. Cổ đức bảo: "Bầu trời muôn thuở, một sớm gió trăng"(*). Bầu trời muôn từ muôn thuở đến nay, chính là gió trăng hiện tiền mà bạn đang thấy. Cho nên, một sớm gió trăng nào cũng đều là bầu trời muôn thuở cả. Đây gọi là: "Vĩnh viễn an vui không phiền muộn, chính là mỗi phút giây hiện tại đều an vui không phiền muộn". Giả như hiện tại mình không thể sống vui vẻ và phát huy dòng sinh mệnh để gầy dựng hạnh phúc cho mọi người, thì thực ra có giành được ngày mai cũng vô dụng, giành được sinh mệnh lâu dài hơn cũng vô dụng. Tôi vẫn thích một câu nói cũ:

  • Giả sử ngày mai tận thế
    Đêm nay sen vẫn gieo trồng
    Đem lòng gió mát trăng thanh
    Xưng tán A Di Đà Phật.

GHI CHÚ:

(*) Vạn cổ trường phong, nhất triêu phong nguyệt: Đây là câu nói của thiếnư Sùng Tuệ, núi Thiên Trụ ở Thư Châu. Theo Cảnh Đức Truyền Đăng Lục, có vị Tăng xin khai thị, Sư bảo: "Bầu trời muôn thuở, một sớm gió trăng". Im lặng một chút, Sư hỏi hỏi vị Tăng: "Xà lê thể hội không?" (t51, no. 2076, q. 229. c12) Dịch giả chú.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: "Niệm Phật Chuyển Hóa Tế Bào Ung Thư" (Pháp Sư Đạo Chứng)

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

Lạy Phật theo cách trên của Pháp sư Đạo Chứng đã nói, mình thấy lạy ba trăm lạy chỉ tốn khoảng 30 phút hay tàn một cây nhang một tấc, điều này mình có làm thử: vừa lạy, vừa đếm và nhìn đồng hồ, thấy trong mười phút được 100 lạy, cứ thế lạy đều đặn đến 300 lạy là 30 phút thì tàn một cây nhang nói trên.

Thêm nữa, lạy có hai động tác, cúi xuống và ngước lên; thở cũng chỉ có hai hơi, thở vào và thở ra, niệm Phật nương theo lạy và thở cũng chỉ có hai câu. Vậy thì lạy 300 lạy, niệm Phật 600 câu trong một buổi sáng hay buổi tối. Khi lạy, thở và niệm Phật chỉ nghĩ đến ba việc đó thôi, không nghĩ đến việc nào khác sẽ dễ được nhất tâm và thân được khỏe mạnh không bệnh tật. Khi lạy xong đọc bài Quán Tưởng dưới đây:

  • QUÁN TƯỞNG
Tánh lạy năng, sở vắng không
Lý mầu ứng hiện cảm thông khó bàn
Con nay quỳ trước đạo tràng
Lưới châu rung động muôn ngàn oai linh
Mười phương chư Phật hiện hình
Thân con thanh tịnh tâm linh rạng ngời
Đài vàng Phật ngự khắp nơi
Con nay kính lễ không rời một bên.

Nam Mô A Di Đà Phật


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.12 khách