TÂM THƯ KHẨN THỈNH

Mời các bạn thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì Phật giáo Nam truyền.
chanhhoitrong_123
Bài viết: 205
Ngày: 13/08/13 01:13
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: BẾN TRE

Re: TÂM THƯ KHẨN THỈNH

Bài viết chưa xem gửi bởi chanhhoitrong_123 »

quang_tam3 đã viết: Khi đem so sánh với Kinh, đối chiếu với Luật, nếu chúng không phù hợp với Kinh, không tương ứng với Luật, thời các Ngươi có thể kết luận: "Chắc chắn những lời này không phải là lời Thế Tôn, và Tỷ-kheo ấy đã thọ giáo sai lầm" Kinh trong đoạn trích trên đây được hiểu là kinh đã qua khâu kiểm duyệt, suy xét và hiểu rõ, tức là kinh Phật. Bây giờ mới đem sử dụng để so sánh, đối chiếu.Như vậy, 2 mệnh đề trên là bổ sung cho nhau, không có mâu thuẫn
Đạo hữu quang_tam3 kính mến
Tôi thích nhất câu này của đạo hữu:" Kinh trong đoạn trích trên đây được hiểu là kinh đã qua khâu kiểm duyệt" .Quả thật thời đại nhiễu nhương bây giờ không biết tin ai, kinh điển hô Phật thuyết thì tràn lan bán đầy ngoài phố, cũng may là những lời Phật dạy đã được kết tập cho dù không đảm bảo còn zdin 100̀̀̀% nhưng dầu sao cũng là chổ đáng để cho hậu thế chúng ta cúi đầu học tập.Những gì đạo hữu phân tích CHT đã thấu hiểu rất cám ơn đạo hữu nhe
KhôngBiết đã viết:
(2) Kàli (S.v,398)
1) Lúc bấy giờ Thế Tôn trú giữa dân chúng Sakka, tại Kapilavatthu, khu vườn Cây Bàng.
2) Rồi Thế Tôn, vào buổi sáng, đắp y, cầm y bát, đi đến nhà của Thích nữ Kàligodhà; sau khi đến, ngồi trên chỗ đã soạn sẵn.
3) Rồi Thích nữ Kàligodhà đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Thế Tôn nói với Thích nữ Kàligodhà đang ngồi một bên:
-- Thành tựu bốn pháp, này Godhà, vị nữ Thánh đệ tử là bậc Dự lưu, không còn bị thối đọa, quyết chắc chứng quả giác ngộ. Thế nào là bốn?
4) Ở đây, này Godhà, vị nữ Thánh đệ tử thành tựu lòng tịnh tín bất động đối với đức Phật: "Ðây là bậc Ứng Cúng, ... Phật, Thế Tôn"... đối với Pháp... đối với chúng Tăng... Vị này trú ở gia đình, tâm thoát khỏi cấu uế của xan tham, bố thí dễ dàng, bàn tay rộng mở, thích thú từ bỏ, đáp ứng điều yêu cầu, thích thú chia xẻ vật bố thí. Này Godhà, thành tựu bốn pháp này, một nữ Thánh đệ tử là bậc Dự lưu, không còn bị thối đọa, quyết chắc chứng quả giác ngộ.
5) -- Bốn Dự lưu phần được Thế Tôn thuyết giảng này, bạch Thế Tôn, chúng đều có trong con. Con thực hiện những pháp này. Bạch Thế Tôn, con thành tựu lòng tịnh tín bất động đối với Phật, Như Lai... đối với Pháp... đối với chúng Tăng... Phàm những vật gì được đem bố thí trong gia đình, tất cả đều được phân phát cho những người có giới và những người làm thiện.
6) -- Lợi đắc thay cho Người, này Godhà! Thật khéo lợi đắc thay cho Người, này Godhà! Này Godhà, Người đã tuyên bố về Dự lưu quả.” (Tương ưng Dự Lưu)

(3) “Này các Tỷ-kheo, và vị Thánh đệ tử nghe nhiều, được thấy các bậc Thánh, thuần thục pháp các bậc Thánh, tu tập pháp các bậc Thánh; được thấy các bậc Chơn nhơn, thuần thục pháp các bậc Chơn nhơn, tu tập pháp các bậc Chơn nhơn, tuệ tri các pháp cần phải tác ý, tuệ tri các pháp không cần phải tác ý. Vị này, nhờ tuệ tri các pháp cần phải tác ý, nhờ tuệ tri các pháp không cần phải tác ý, nên không tác ý các pháp không cần phải tác ý và tác ý các pháp cần phải tác ý.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là các pháp không cần phải tác ý và vị này không tác ý? Này các Tỷ-kheo, những pháp nào do vị ấy tác ý mà dục lậu chưa sanh được sanh khởi, hay dục lậu đã sanh được tăng trưởng; hay hữu lậu chưa sanh... (như trên)... hay vô minh lậu chưa sanh được khởi, hay vô minh lậu đã sanh được tăng trưởng. Ðó là những pháp không nên tác ý và vị ấy không tác ý. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là các pháp cần phải tác ý và vị ấy tác ý? Này các Tỷ-kheo, những pháp nào do vị ấy tác ý mà dục lậu chưa sanh không sanh khởi, hay dục lậu đã sanh được trừ diệt, hay hữu lậu chưa sanh... (như trên)... hay vô minh lậu chưa sanh không sanh khởi, hay vô minh lậu đã sanh được trừ diệt, đó là những pháp cần phải tác ý và vị ấy tác ý. Nhờ vị ấy không tác ý các pháp không cần phải tác ý, tác ý các pháp cần phải tác ý nên các lậu hoặc chưa sanh không sanh khởi và các lậu hoặc đã sanh được trừ diệt.
Vị ấy như lý tác ý: "Ðây là khổ", như lý tác ý: "Ðây là khổ tập", như lý tác ý: "Ðây là khổ diệt", như lý tác ý: "Ðây là con đường đưa đến khổ diệt". Nhờ vị ấy tác ý như vậy, ba kiết sử được trừ diệt: thân kiến, nghi, giới cấm thủ. Này các Tỷ-kheo, các pháp ấy được gọi là các lậu hoặc phải do tri kiến được đoạn trừ.” (Kinh số 02 – Trung Bộ kinh)

Đối chiếu và so sánh thì ta thấy:

(1) Phật + Pháp + Tăng + Giới => Dự lưu
(2) Phật + Pháp + Tăng + Thí => Dự lưu
(3) Diệt được T K, Nghi, GCT => Dự lưu

như vậy, nhìn vào cái Quả thấy giống nhau kết luận ngay cùng một cái Nhân là hoàn toàn võ đoán, có phải như vậy không Đạo hữu? :D

Đạo hữu Không Biết cùng chư vị hiền hữu kính
Trở lại vấn đề thánh qủa Dự Lưu đây là quả vị mà bao nhiêu người cư sĩ mơ ước tu chứng quả thật không hề dễ chút nào, vấn đề này CHT có vài thắc mắc tí tí... xíu thôi kính mong chư đạo hữu góp ý thêm
Không nói ai cũng biết rồi muốn chứng quả Dự Lưu thì phải diệt trừ 3 kiết sử :Thân kiến, Hoài nghi, và Giới cấm Thủ, như những gì đạo hữu Không Biết trích dẫn từ kinh điển ra :
Ở mệnh đề (2) có đoạn :" Ở đây, này Godhà, vị nữ Thánh đệ tử thành tựu lòng tịnh tín bất động đối với đức Phật: "Ðây là bậc Ứng Cúng, ... Phật, Thế Tôn"... đối với Pháp... đối với chúng Tăng..."
Xin hỏi thế nào là lòng tịnh tín bất động đối với phật, pháp, tăng ? lòng tin nó trừu tượng quá, ai mà không tin Phật khi là Phật tử, không có thước đo cụ thể cho vấn đề này nên rất khó xác định người có lòng tin tuyệt đối với Tam Bảo và cũng ở mệnh đề (2) này theo công thức mà đạo hữu Không Biết đưa ra (2) Phật + Pháp + Tăng + Thí => Dự lưu
Chỉ có lòng tin bất động với Tam Bảo + BỐ THÍ với bàn tay rộng mở sao diệt trừ được Thân kiến chưa hiểu chổ này vì theo tôi hiểu lòng tin bất động với Tam Bảo thì diệt trừ được Hoài Nghi kiết sử thôi
Và này nữa chư hiền hữu trong quyển sách Giáo Trình Thiền Minh Sát Tuệ Tác giả: Thiền Sư Achaan Naeb
Bản dịch Việt ngữ: Tỳ Kheo Thiện Minh, 2003 có đoạn viết:
2. Tuệ phân tích nhân quả (Paccaya-parigaha-ñāṇa)
Trong thất tịnh, tuệ thứ hai này được gọi là Kankhavitarana visuddhi có nghĩa là "chánh kiến không có phiền não của hoài nghi" ở tuệ này hành giả cảm thấy thanh thản, bởi vì vị này chắc chắn rằng mình sẽ được sanh một cảnh giới an vui (sugati), nếu vị này lìa đời. Một người nhận thức được điều này được gọi là Culla Sotāpanna (tiểu Tu-đà-hườn) http://www.budsas.org/uni/u-gtmst/gtmst-30.htm
Tức là người nào đạt được tầng tuệ thứ 2 Tuệ phân tích Nhân Quả là đạt được quả vị Tu đà Hườn
NHư vậy có gì sai khác giữa lời Phật dạy qua kinh điển NIKAYA và quyển sách trên kính mong các bậc thiện hữu tri thức chỉ đẫn thêm
Sửa lần cuối bởi chanhhoitrong_123 vào ngày 02/03/15 23:02 với 1 lần sửa.


Hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi
Nếu không có đuốc thì mượn người khác
Khongduyen123
Bài viết: 1159
Ngày: 28/05/11 14:51
Giới tính: Nam

Re: TÂM THƯ KHẨN THỈNH

Bài viết chưa xem gửi bởi Khongduyen123 »

Khongduyen123 đã viết:Kính chư đạo hữu,

Nhưng này các người Kâlâma, khi nào các người tự biết rõ: Các pháp này là thiện,các pháp này là không đáng chê, các pháp này được người trí khen ngợi, các pháp này nếu thực hiện và chấp nhận thì dẫn đến hạnh phúc an vui, thời này các người Kâlâma, các người hãy đạt đến và an trú.


khi nào các người tự biết rõ

Tự biết rõ bằng cách nào !?.
Các pháp này là thiện,các pháp này là không đáng chê, các pháp này được người trí khen ngợi
Các pháp này là những pháo nào !?.
các pháp này nếu thực hiện và chấp nhận
Thực hiện bằng cách nào !? như thế nào mới được gọi là Chấp nhận một cách chân chánh đúng như lời Đức Phật dạy !?.
thì dẫn đến hạnh phúc an vui
Những nhân nào dẫn đến hạnh phúc an vui !? Có bao nhiêu nhân, những nhân ấy như thế nào, lợi ích ra sao !? hạnh phúc này như thế nào !? những an vui này có phải được hài lòng như ý muốn,thỏa thích như ý muốn !? an vui này có giống như là phỉ lạc của tâm !? như là hỉ lạc của tâm !?
các người hãy đạt đến và an trú.
An là gì !? lúc nào an !? trú bằng cách nào !? và trú ở đâu !?.
Hi...hi....

Kính,
Kính đạo hữu Quangtam3, Kính chư đạo hữu,
KD không khởi nghi chi cả, KD hỏi vài câu để gieo duyên cùng các vị đạo hữu làm tăng trưỡng thêm thiện pháp, KD hỏi chung tất cả không phải chỉ hỏi riêng một cá nhân nào , nhân tư duy đúng dẫn đến nhân hiểu biết đúng là hai nhân trọng yếu trong 8 chánh đạo đó là chánh tư duy và chánh kiến đấy, trích đoạn hai bài kinh sau đây giải đáp tất cả các câu hỏi mà KD đã đặt ra :
Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn ở Savatthi (Xá-vệ), Jetavana (Kỳ-đà Lâm), vườn ông Anathapindika (Cấp Cô Độc). Khi ở tại chỗ ấy, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo: "Này các Tỷ-kheo", – "Bạch Thế Tôn", các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói:
- Này các Tỷ-kheo, hãy là người thừa tự pháp của Ta, đừng là những người thừa tự tài vật. Ta có lòng thương tưởng các Người và Ta nghĩ: "Làm sao những đệ tử của Ta là những người thừa tự pháp của Ta, không phải là những người thừa tự tài vật". Và này các Tỷ-kheo, nếu các Người là những người thừa tự tài vật của Ta, không phải là những người thừa tự pháp, thì không những các Người trở thành những người mà người ta nói: "Cả thầy và trò đều là những người thừa tự tài vật, không phải là những người thừa tự pháp", mà cả Ta cũng trở thành người mà người ta nói: "Cả thầy và trò đều là những người thừa tự tài vật, không phải là những người thừa tự pháp". Và này các Tỷ-kheo, nếu các Người là những người thừa tự pháp của Ta, không phải là những người thừa tự tài vật, thời không những các người trở thành những người mà người ta nói: "Cả Thầy và trò là những người thừa tự pháp, không phải là những người thừa tự tài vật", mà cả Ta cũng trở thành người mà người ta nói: "Cả Thầy và trò đều là những người thừa tự pháp, không phải là những người thừa tự tài vật". Do vậy, này các Tỷ-kheo, hãy là những người thừa tự pháp của Ta, đừng là những người thừa tự tài vật. Ta có lòng thương tưởng các Người và Ta nghĩ: "Làm sao những đệ tử của Ta là những người thừa tự pháp của Ta, không phải là những người thừa tự tài vật".

Này các Tỷ-kheo, ở đây, một thời Ta ăn đã xong, thỏa mãn, đầy đủ, đã chấm dứt buổi ăn, tự cảm thỏa thích, vừa ý, và còn lại đồ ăn tàn thực của Ta đáng được quăng bỏ. Khi ấy có hai Tỷ-kheo đến, đói lả và kiệt sức. Ta có thể nói với hai vị ấy: "Này các Tỷ-kheo, Ta ăn đã xong, thỏa mãn, đầy đủ, đã chấm dứt buổi ăn, tự cảm thỏa thích, vừa ý, và còn lại đồ ăn tàn thực này của Ta đáng được quăng bỏ. Nếu các Người muốn, hãy ăn đi. Nếu các Người không muốn ăn, Ta sẽ quăng đồ ăn ấy tại chỗ không có cỏ xanh, hay Ta sẽ bỏ xuống chỗ nước không có chúng sanh trong ấy". Rồi một Tỷ-kheo có thể nghĩ như sau: "Nay Thế Tôn ăn đã xong, thỏa mãn, đầy đủ, đã chấm dứt buổi ăn, tự cảm thỏa thích, vừa ý; và đây là đồ ăn tàn thực của Thế Tôn, đáng được quăng bỏ. Nếu chúng ta không ăn, Thế Tôn sẽ quăng đồ ăn ấy tại chỗ không có cỏ xanh, hay sẽ bỏ xuống chỗ nước không có chúng sanh trong ấy. Nhưng Thế Tôn có dạy như sau: "Này các Tỷ-kheo, hãy là người thừa tự pháp của Ta, đừng là người thừa tự tài vật". Đây là loại tài vật; món đồ ăn này, ta hãy không ăn loại đồ ăn này và trải qua đêm ngày hôm nay, bị đói lả và kiệt sức". Rồi vị ấy không ăn loại đồ ăn này và trải qua đêm ngày ấy, đói lả và kiệt sức. Tỷ-kheo thứ hai nghĩ như sau: "Thế Tôn ăn đã xong, thỏa mãn, đầy đủ, đã chấm dứt buổi ăn, tự cảm thỏa thích, vừa ý; và đây là đồ ăn tàn thực của Thế Tôn, đáng được quăng bỏ. Nếu chúng ta không ăn, Thế Tôn sẽ quăng đồ ăn ấy tại chỗ không có cỏ xanh, hay sẽ bỏ xuống chỗ nước không có chúng sanh trong ấy. Vậy ta hãy ăn loại đồ ăn này, trừ bỏ đói lả và kiệt sức, và trải qua đêm ngày hôm nay như vậy". Rồi vị ấy ăn loại đồ ăn ấy, trừ bỏ đói lả và kiệt sức, và trải qua đêm ngày hôm ấy như vậy. Này các Tỷ-kheo, dầu cho Tỷ-kheo này, sau khi ăn loại đồ ăn ấy, trừ bỏ đói lả và kiệt sức, và trải qua đêm ngày hôm ấy như vậy, nhưng đối với Ta, Tỷ-kheo đầu tiên đáng được kính nể hơn, và đáng được tán thán hơn. Vì sao vậy? Vì như vậy sẽ đưa đến cho Tỷ-kheo ấy, trong một thời gian lâu ngày, ít dục, biết đủ, khổ hạnh, dễ nuôi dưỡng, tinh cần, tinh tấn. Do vậy, này các Tỷ-kheo, hãy là người thừa tự pháp của Ta, đừng là người thừa tự tài vật.
Kinh THỪA TỰ PHÁP (Dhammadayadasutta) (Kinh Trung bộ HT. Thích Minh Châu dịch )
........................................................................................................................
8. Lại nữa, này Bà-la-môn, khi trú với tâm không bị dục tham xâm chiếm, không bị dục tham chi phối, lại như thật rõ biết sự xuất ly của các dục tham đã khởi lên; trong khi ấy, như thật biết và thấy lợi ích của mình; trong khi ấy, như thật biết và thấy lợi ích của người; trong khi ấy, như thật biết và thấy được lợi ích của cả hai, cho nên các chú thuật không được học thuộc lòng lâu ngày được nhớ lên, còn nói gì các chú thuật đã được học thuộc lòng!

Ví như, này Bà-la-môn, một bát nước không trộn lẫn với thuốc nhuộm hoặc gôm lặc, hay màu đỏ tía, hay màu xanh, hay màu vàng, và ở đây, một người có mắt muốn ngắm nghía khuôn mặt của mình, có thể như thật biết được và thấy được. Cũng vậy, này Bà-la-môn, trong khi trú với tâm không bị dục tham xâm chiếm,không bị dục tham chi phối, có khi các chú thuật không học thuộc lòng lâu ngày (đọc tụng) lại nhớ lên được,còn nói gì các chú thuật đã được học thuộc lòng!

9. Lại nữa, này Bà-la-môn, khi trú với tâm không bị sân xâm chiếm, không bị sân chi phối, lại như thật rõ biết sự xuất ly của các sân đã khởi lên; trong khi ấy, như thật biết và thấy lợi ích của mình; trong khi ấy, như thật biết và thấy lợi ích của người; trong khi ấy, như thật biết và thấy được lợi ích của cả hai, cho nên các chú thuật không được học thuộc lòng lâu ngày được nhớ lên, còn nói gì các chú thuật đã được học thuộc lòng! ... còn nói gì các chú thuật đã được học thuộc lòng!

Ví như, này Bà-la-môn, một bát nước không bị lửa đun sôi, không sôi lên sùng sục, không sôi lên cuồn cuộn. Ở đây, một người có mắt muốn ngắm nghía khuôn mặt của mình, có thể như thật biết được và thấy được. Cũng vậy, này Bà-la-môn, trong khi trú với tâm không bị sân xâm chiếm, không bị sân chi phối, có khi các chú thuật không học thuộc lòng lâu ngày (đọc tụng) lại nhớ lên được,còn nói gì các chú thuật đã được học thuộc lòng!

10. Lại nữa, này Bà-la-môn, khi trú với tâm không bị hôn trầm thụy miên xâm chiếm, không bị hôn trầm thụy miên chi phối, lại như thật rõ biết sự xuất ly của các hôn trầm thụy miên đã khởi lên; trong khi ấy, như thật biết và thấy lợi ích của mình; trong khi ấy, như thật biết và thấy lợi ích của người; trong khi ấy, như thật biết và thấy được lợi ích của cả hai, cho nên các chú thuật không được học thuộc lòng lâu ngày được nhớ lên, còn nói gì các chú thuật đã được học thuộc lòng! ... còn nói gì các chú thuật đã được học thuộc lòng!

Ví như, này Bà-la-môn, một bát nước không bị rong rêu che phủ. Ở đây, một người có mắt muốn ngắm nghía khuôn mặt của mình, có thể như thật biết được và thấy được. Cũng vậy, này Bà-la-môn, trong khi trú với tâm không bị hôn trầm thụy miên xâm chiếm, không bị hôn trầm thụy miên chi phối, có khi các chú thuật không học thuộc lòng lâu ngày (đọc tụng) lại nhớ lên được, còn nói gì các chú thuật đã được học thuộc lòng!

11. Lại nữa, này Bà-la-môn, khi trú với tâm không bị trạo hối xâm chiếm, không bị trạo hối chi phối, lại như thật rõ biết sự xuất ly của các trạo hối đã khởi lên; trong khi ấy, như thật biết và thấy lợi ích của mình; trong khi ấy, như thật biết và thấy lợi ích của người; trong khi ấy, như thật biết và thấy được lợi ích của cả hai, cho nên các chú thuật không được học thuộc lòng lâu ngày được nhớ lên, còn nói gì các chú thuật đã được học thuộc lòng! ... còn nói gì các chú thuật đã được học thuộc lòng!

Ví như, này Bà-la-môn, một bát nước không bị gió thổi, không bị dao động, không bị chấn động, không bị nổi sóng. Ở đây, một người có mắt muốn ngắm nghía khuôn mặt của mình, có thể như thật biết được và thấy được. Cũng vậy, này Bà-la-môn, trong khi trú với tâm không bị trạo hối miên xâm chiếm, không bị trạo hối chi phối, có khi các chú thuật không học thuộc lòng lâu ngày (đọc tụng) lại nhớ lên được,còn nói gì các chú thuật đã được học thuộc lòng!

12. Lại nữa, này Bà-la-môn, khi trú với tâm không bị nghi hoặc xâm chiếm, không bị nghi hoặc chi phối, lại như thật rõ biết sự xuất ly của các nghi hoặc đã khởi lên, trong khi ấy, như thật biết và thấy lợi ích của mình; trong khi ấy, như thật biết và thấy lợi ích của người; trong khi ấy, như thật biết và thấy được lợi ích của cả hai, cho nên các chú thuật không được học thuộc lòng lâu ngày được nhớ lên, còn nói gì các chú thuật đã được học thuộc lòng! ... còn nói gì các chú thuật đã được học thuộc lòng!


Ví như, này Bà-la-môn, một bát nước thuần tịnh, trong sáng không bị khuấy động, đặt giữa ánh sáng. Ở đây, một người có mắt muốn ngắm bóng mặt của mình, có thể như thật biết và thấy được. Cũng vậy, này Bà-la-môn, trong khi trú với tâm không bị nghi hoặc xâm chiếm, không bị nghi hoặc chi phối và như thật biết sự xuất ly ra khỏi nghi hoặc đã khởi lên; trong khi ấy, như thật biết và thấy lợi ích của mình; trong khi ấy như thật biết và thấy lợi ích của người; trong khi ấy, như thật biết và thấy lợi ích cả hai. Cho nên các chú thuật không được học thuộc lòng lâu ngày được nhớ lên, còn nói gì các chú thuật đã được học thuộc lòng!

Ðây là nhân, đây là duyên, này Bà-la-môn, có khi các chú thuật không được học thuộc lòng lâu ngày, lại có thể nhớ lên được, còn nói gì các chú thuật đã được học thuộc lòng!

13. Khi được nói vậy, Bà-la-môn Sangàrava bạch Thế Tôn:

- Thật vi diệu thay, bạch Thế Tôn...từ này cho đến mạng chung, con trọn đời quy ngưỡng.

(phẩm Bà La Môn - Tăng Chi 5 Pháp)
......................................................................................................................
Và như thế nào, vị Đạo Sư sống viễn ly, các đệ tử tùy học viễn ly? Này chư Hiền, vị Đạo Sư sống viễn ly các đệ tử tùy học viễn ly. Những pháp nào, vị Đạo Sư dạy nên từ bỏ, những pháp ấy họ từ bỏ; và họ không sống trong sự đầy đủ, không lười biếng, họ bỏ rơi gánh nặng về đọa lạc và dẫn đầu về sống viễn ly.

Này chư Hiền, các Thượng tọa Tỷ-kheo ba trường hợp đáng được tán thán. Vị Đạo Sư sống viễn ly, các đệ tử tùy học viễn ly. Đó là trường hợp thứ nhất, các Thượng Tọa Tỷ-kheo đáng được tán thán. Và những pháp nào vị Đạo Sư dạy nên từ bỏ, những pháp ấy họ từ bỏ. Đó là trường hợp thứ hai, các Thượng tọa Tỷ-kheo đáng được tán thán. Và họ không sống trong sự đầy đủ, không lười biếng, họ bỏ rơi gánh nặng về đọa lạc và dẫn đầu về sống viễn ly. Đó là trường hợp thứ ba, các Thượng Tọa Tỷ-kheo đáng được tán thán. Này chư Hiền, các Thượng tọa Tỷ-kheo do ba trường hợp này, đáng được tán thán.
Này chư Hiền, các Trung tọa Tỷ-kheoba trường hợp đáng được tán thán. Vị Đạo Sư sống viễn ly, các đệ tử tùy học viễn ly. Đó là trường hợp thứ nhất, các Trung Tọa Tỷ-kheo đáng được tán thán. Và những pháp nào vị Đạo Sư dạy nên từ bỏ, những pháp ấy họ từ bỏ. Đó là trường hợp thứ hai, các Trung tọa Tỷ-kheo đáng được tán thán. Và họ không sống trong sự đầy đủ, không lười biếng, họ bỏ rơi gánh nặng về đọa lạc và dẫn đầu về sống viễn ly. Đó là trường hợp thứ ba, các Trung Tọa Tỷ-kheo đáng được tán thán. Này chư Hiền, các Trung tọa Tỷ-kheo do ba trường hợp này, đáng được tán thán.

Này chư Hiền, các vị mới thọ Tỷ-kheo ba trường hợp đáng được tán thán. Vị Đạo Sư sống viễn ly, các đệ tử tùy học viễn ly. Đó là trường hợp thứ nhất, các vị mới thọ Tỷ-kheo đáng được tán thán. Và những pháp nào vị Đạo Sư dạy nên từ bỏ, những pháp ấy họ từ bỏ. Đó là trường hợp thứ hai, các vị mới thọ Tỷ-kheo đáng được tán thán. Và họ không sống trong sự đầy đủ, không lười biếng, họ bỏ rơi gánh nặng về đọa lạc và dẫn đầu về viễn ly. Đó là trường hợp thứ ba, các vị mới thọ Tỷ-kheo đáng được tán thán. Này chư Hiền, các vị mới thọ Tỷ-kheo do ba trường hợp này, đáng được tán thán.
Này chư Hiền, như vậy là những trường hợp vị Đạo Sư sống viễn ly, các đệ tử tùy học viễn ly.

Ở đây, này chư Hiền, tham là ác pháp, và sân cũng là ác pháp, có một con đường Trung đạo diệt trừ thamdiệt trừ sân, khiến (tịnh) nhãn sanh, khiến (chân) trí sanh, hướng đến tịch tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn. Và này chư Hiền con đường Trung đạo ấy là gì, (con đường) khiến (tịnh) nhãn sanh, khiến (chân) trí sanh, hướng đến tịch tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn? Đó là con đường Thánh tám ngành, tức là: Chánh tri kiến, Chánh tư duy, Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng, Chánh tinh tấn, Chánh niệm, Chánh định. Này chư Hiền, đó là con đường Trung đạo, khiến (tịnh) nhãn sanh, khiến (chân) trí sanh, hướng đến tịch tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn.
Ở đây, này chư Hiền, phẫn nộ là ác pháp và hiềm hận cũng là ác pháp, giả dối là ác pháp và não hại cũng là ác pháp, tật đố là ác pháp và xan lẫn cũng là ác pháp, man trá là ác pháp và phản bội cũng là ác pháp, ngoan cố là ác pháp và bồng bột nông nổi cũng là ác pháp, mạn là ác pháp và tăng thượng mạn cũng là ác pháp, kiêu là ác pháp và phóng dật cũng là ác pháp. Có một con đường Trung đạo diệt trừ kiêu và diệt trừ phóng dật, khiến (tịnh) nhãn sanh, khiến (chân) trí sanh, hướng đến tịch tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn. Và này chư Hiền, con đường Trung đạo ấy là gì, (con đường) khiến (tịnh) nhãn sanh, khiến (chân) trí sanh, hướng đến tịch tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn? Đó là con đường Thánh tám ngành, tức là: Chánh tri kiến, Chánh tư duy, Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng, Chánh tinh tấn, Chánh niệm, Chánh định. Này chư Hiền, đó là con đường Trung đạo khiến (tịnh) nhãn sanh, khiến (chân) trí sanh, hướng đến tịch tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn.
Tôn giả Sariputta thuyết giảng như vậy. Các Tỷ-kheo ấy hoan hỷ, tín thọ lời giảng của Tôn giả Sariputta.
Hai bài kinh trên còn có ý nghĩa khác nữa, KD nghĩ bây giờ quá sớm để viết giải rộng thêm nên tạm thời ngưng tại đây, chư vị đạo hữu nào tinh tấn tu tập theo lời Đức Phật dạy sẽ có ngày tự mình chứng thực nhân quả, tam pháp ấn.

Chúc chư vị đạo hữu tinh tấn trong giáo pháp của Như Lai.
KD xin chào tất cả chư vị đạo hữu.

Kính,


Hi....hi.....là thương lắm đấy!
Thương mình bằng trí tuệ là thương bằng tâm từ.
Thương người bằng trí tuệ là thương bằng tâm bi.
Thương cả hai bằng trí tuệ là thương từ bi trí.
Không biết
Bài viết: 429
Ngày: 23/11/10 22:04
Giới tính: Nam
Đến từ: Việt Nam
Được cảm ơn: 2 time

Re: TÂM THƯ KHẨN THỈNH

Bài viết chưa xem gửi bởi Không biết »

chanhhoitrong_123 đã viết:
KhôngBiết đã viết:
(2) Kàli (S.v,398)
1) Lúc bấy giờ Thế Tôn trú giữa dân chúng Sakka, tại Kapilavatthu, khu vườn Cây Bàng.
2) Rồi Thế Tôn, vào buổi sáng, đắp y, cầm y bát, đi đến nhà của Thích nữ Kàligodhà; sau khi đến, ngồi trên chỗ đã soạn sẵn.
3) Rồi Thích nữ Kàligodhà đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Thế Tôn nói với Thích nữ Kàligodhà đang ngồi một bên:
-- Thành tựu bốn pháp, này Godhà, vị nữ Thánh đệ tử là bậc Dự lưu, không còn bị thối đọa, quyết chắc chứng quả giác ngộ. Thế nào là bốn?
4) Ở đây, này Godhà, vị nữ Thánh đệ tử thành tựu lòng tịnh tín bất động đối với đức Phật: "Ðây là bậc Ứng Cúng, ... Phật, Thế Tôn"... đối với Pháp... đối với chúng Tăng... Vị này trú ở gia đình, tâm thoát khỏi cấu uế của xan tham, bố thí dễ dàng, bàn tay rộng mở, thích thú từ bỏ, đáp ứng điều yêu cầu, thích thú chia xẻ vật bố thí. Này Godhà, thành tựu bốn pháp này, một nữ Thánh đệ tử là bậc Dự lưu, không còn bị thối đọa, quyết chắc chứng quả giác ngộ.
5) -- Bốn Dự lưu phần được Thế Tôn thuyết giảng này, bạch Thế Tôn, chúng đều có trong con. Con thực hiện những pháp này. Bạch Thế Tôn, con thành tựu lòng tịnh tín bất động đối với Phật, Như Lai... đối với Pháp... đối với chúng Tăng... Phàm những vật gì được đem bố thí trong gia đình, tất cả đều được phân phát cho những người có giới và những người làm thiện.
6) -- Lợi đắc thay cho Người, này Godhà! Thật khéo lợi đắc thay cho Người, này Godhà! Này Godhà, Người đã tuyên bố về Dự lưu quả.” (Tương ưng Dự Lưu)

(3) “Này các Tỷ-kheo, và vị Thánh đệ tử nghe nhiều, được thấy các bậc Thánh, thuần thục pháp các bậc Thánh, tu tập pháp các bậc Thánh; được thấy các bậc Chơn nhơn, thuần thục pháp các bậc Chơn nhơn, tu tập pháp các bậc Chơn nhơn, tuệ tri các pháp cần phải tác ý, tuệ tri các pháp không cần phải tác ý. Vị này, nhờ tuệ tri các pháp cần phải tác ý, nhờ tuệ tri các pháp không cần phải tác ý, nên không tác ý các pháp không cần phải tác ý và tác ý các pháp cần phải tác ý.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là các pháp không cần phải tác ý và vị này không tác ý? Này các Tỷ-kheo, những pháp nào do vị ấy tác ý mà dục lậu chưa sanh được sanh khởi, hay dục lậu đã sanh được tăng trưởng; hay hữu lậu chưa sanh... (như trên)... hay vô minh lậu chưa sanh được khởi, hay vô minh lậu đã sanh được tăng trưởng. Ðó là những pháp không nên tác ý và vị ấy không tác ý. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là các pháp cần phải tác ý và vị ấy tác ý? Này các Tỷ-kheo, những pháp nào do vị ấy tác ý mà dục lậu chưa sanh không sanh khởi, hay dục lậu đã sanh được trừ diệt, hay hữu lậu chưa sanh... (như trên)... hay vô minh lậu chưa sanh không sanh khởi, hay vô minh lậu đã sanh được trừ diệt, đó là những pháp cần phải tác ý và vị ấy tác ý. Nhờ vị ấy không tác ý các pháp không cần phải tác ý, tác ý các pháp cần phải tác ý nên các lậu hoặc chưa sanh không sanh khởi và các lậu hoặc đã sanh được trừ diệt.
Vị ấy như lý tác ý: "Ðây là khổ", như lý tác ý: "Ðây là khổ tập", như lý tác ý: "Ðây là khổ diệt", như lý tác ý: "Ðây là con đường đưa đến khổ diệt". Nhờ vị ấy tác ý như vậy, ba kiết sử được trừ diệt: thân kiến, nghi, giới cấm thủ. Này các Tỷ-kheo, các pháp ấy được gọi là các lậu hoặc phải do tri kiến được đoạn trừ.” (Kinh số 02 – Trung Bộ kinh)

Đối chiếu và so sánh thì ta thấy:

(1) Phật + Pháp + Tăng + Giới => Dự lưu
(2) Phật + Pháp + Tăng + Thí => Dự lưu
(3) Diệt được T K, Nghi, GCT => Dự lưu

như vậy, nhìn vào cái Quả thấy giống nhau kết luận ngay cùng một cái Nhân là hoàn toàn võ đoán, có phải như vậy không Đạo hữu? :D

Đạo hữu Không Biết cùng chư vị hiền hữu kính
Trở lại vấn đề thánh qủa Dự Lưu đây là quả vị mà bao nhiêu người cư sĩ mơ ước tu chứng quả thật không hề dễ chút nào, vấn đề này CHT có vài thắc mắc tí tí... xíu thôi kính mong chư đạo hữu góp ý thêm
Không nói ai cũng biết rồi muốn chứng quả Dự Lưu thì phải diệt trừ 3 kiết sử :Thân kiến, Hoài nghi, và Giới cấm Thủ, như những gì đạo hữu Không Biết trích dẫn từ kinh điển ra :
Ở mệnh đề (2) có đoạn :" Ở đây, này Godhà, vị nữ Thánh đệ tử thành tựu lòng tịnh tín bất động đối với đức Phật: "Ðây là bậc Ứng Cúng, ... Phật, Thế Tôn"... đối với Pháp... đối với chúng Tăng..."
Xin hỏi thế nào là lòng tịnh tín bất động đối với phật, pháp, tăng ? lòng tin nó trừu tượng quá, ai mà không tin Phật khi là Phật tử, không có thước đo cụ thể cho vấn đề này nên rất khó xác định người có lòng tin tuyệt đối với Tam Bảo và cũng ở mệnh đề (2) này theo công thức mà đạo hữu Không Biết đưa ra (2) Phật + Pháp + Tăng + Thí => Dự lưu
Chỉ có lòng tin bất động với Tam Bảo + BỐ THÍ với bàn tay rộng mở sao diệt trừ được Thân kiến chưa hiểu chổ này vì theo tôi hiểu lòng tin bất động với Tam Bảo thì diệt trừ được Hoài Nghi kiết sử thôi
Và này nữa chư hiền hữu trong quyển sách Giáo Trình Thiền Minh Sát Tuệ Tác giả: Thiền Sư Achaan Naeb
Bản dịch Việt ngữ: Tỳ Kheo Thiện Minh, 2003 có đoạn viết:
2. Tuệ phân tích nhân quả (Paccaya-parigaha-ñāṇa)
Trong thất tịnh, tuệ thứ hai này được gọi là Kankhavitarana visuddhi có nghĩa là "chánh kiến không có phiền não của hoài nghi" ở tuệ này hành giả cảm thấy thanh thản, bởi vì vị này chắc chắn rằng mình sẽ được sanh một cảnh giới an vui (sugati), nếu vị này lìa đời. Một người nhận thức được điều này được gọi là Culla Sotāpanna (tiểu Tu-đà-hườn) http://www.budsas.org/uni/u-gtmst/gtmst-30.htm
Tức là người nào đạt được tầng tuệ thứ 2 Tuệ phân tích Nhân Quả là đạt được quả vị Tu đà Hườn
NHư vậy có gì sai khác giữa lời Phật dạy qua kinh điển NIKAYA và quyển sách trên kính mong các bậc thiện hữu tri thức chỉ đẫn thêm
Hihi, câu hỏi hay mà sao lại "ế" như vậy nhỉ, hay là chư vị ăn Tết chưa xong nên chưa lên tham gia thảo luận :D

Câu hỏi (2) liên hệ vấn đề "Tuệ phân tích nhân quả" thì ngu tôi xin phép không lạm bàn, vì tôi có cái tính là "miễn nhiễm" với cái gì không có nguồn gốc xuất xứ từ kinh tạng Pali (ở đây cần phải hiểu vài ba chữ Pali không có nghĩa là có nguồn gốc từ kinh tạng Pali :D). Nội cái môn từ Culla Sotāpanna (tiểu Tu-đà-hườn) mà đạo hữu CHT lại hiểu rằng người nào đạt được tầng tuệ thứ 2 Tuệ phân tích Nhân Quả là đạt được quả vị Tu đà Hườn" thì tôi thấy sự nguy hiểm rồi đó. Vì nhân quả của việc đó là như vầy:

Thầy diễn dịch Sai => Trò hiểu Sai => thực hành sai và Truyền Bá Sai

mà hậu quả của việc này thì không ai chịu trách nhiệm cả :D
Xin hỏi thế nào là lòng tịnh tín bất động đối với phật, pháp, tăng ? lòng tin nó trừu tượng quá, ai mà không tin Phật khi là Phật tử, không có thước đo cụ thể cho vấn đề này nên rất khó xác định người có lòng tin tuyệt đối với Tam Bảo và cũng ở mệnh đề (2) này theo công thức mà đạo hữu Không Biết đưa ra (2) Phật + Pháp + Tăng + Thí => Dự lưu
Chỉ có lòng tin bất động với Tam Bảo + BỐ THÍ với bàn tay rộng mở sao diệt trừ được Thân kiến chưa hiểu chổ này vì theo tôi hiểu lòng tin bất động với Tam Bảo thì diệt trừ được Hoài Nghi kiết sử thôi
Hihi, có ai nói với ĐH là "lòng tin bất động với Tam Bảo + BỐ THÍ" là diệt trừ được Thân kiến đâu; mà đâu có nhất thiết "diệt được Thân kiến" để chứng quả Dự lưu đâu Đh, cũng như đâu nhất thiết "diệt được Tham" để chứng quả Dư lưu. 3 cái kiết sử đó Phật không có dạy cho đệ tử tại gia, vậy thì không có lý do gì người đệ tử tại gia hiểu rõ và diệt được nó. Cái này Đh chịu khó đọc lại những bài viết trước của tôi rồi suy nghiệm thì sẽ rõ :D

"Dự lưu" là một chữ Hán việt, dịch việt ra có nghĩa là "nhập dòng", ý nói là một người đã thoát kiếp "Phàm phu" nhập vào dòng Thánh trong Phật đạo; cho dù vị Thánh này còn đủ tham sân si, nhưng mà lý tưởng giải thoát thì đã chín mùi, không còn thoái đọa nữa. Và dĩ nhiên là có nhiều con đường, nhiều phương tiện để đạt được địa vị "nhập dòng" đó. Bài kinh dưới đây còn nêu lên sự khác nhau của những người cùng "diệt được ba kiết sử":
(II) (12) Không Có Dư Y

1. Một thời, Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại Jetavana, khu vườn ông Anàthapindika, rồi Tôn giả Sàriputta vào buổi sáng đắp y, cầm y bát đi vào Sàvatthi để khất thực. Tôn giả Sàriputta suy nghĩ như sau: "Nay còn quá sớm để vào Sàvatthi khất thực. Vậy ta hãy đi đến khu vườn của các du sĩ ngoại đạo". Tôn giả Sàriputta đi đến khu vườn các du sĩ ngoại đạo, sau khi đến, nói lên với các du sĩ ngoại đạo ấy những lời chào đón hỏi thăm , sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu, liền ngồi xuống một bên.

2. Lúc bấy giờ, trong khi các du sĩ ngoại đạo ấy đang ngồi tụ họp, câu chuyện này khởi lên: "Thưa chư Hiền, ai chết có dư y, tất cả không được giải thoát khỏi địa ngục, không được giải thoát khỏi bàng sinh, không được giải thoát ngạ quỷ, không được giải thoát khỏi cõi dữ, ác thú, đọa xứ".

3. Rồi Tôn giả Sàriputta không hoan hỷ, không chỉ trích lời nói các du sĩ ngoại đạo ấy, không hoan hỷ, không chỉ trích, Tôn giả từ chỗ ngồi đứng dậy và ra đi, với ý nghĩ: "Ta sẽ biết ý nghĩa lời nói này từ Thế Tôn". Rồi Tôn giả Sàriputta khất thực ở Sàvatthi xong, sau bữa ăn, trên con đường khất thực trở về, đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Tôn giả Sàriputta bạch Thế Tôn:

- Ở đây, bạch Thế Tôn, vào buổi sáng, con đắp y, cầm y bát đi vào Sàvatthi để khất thực. Bạch Thế Tôn, rồi con suy nghĩ như sau: "Nay còn quá sớm để vào Sàvatthi khất thực. Vậy ta hãy đi đến khu vườn các du sĩ ngoại đạo, sau khi đến, con nói lên với các du sĩ ngoại đạo những lời chào đón, hỏi thăm, sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu, con ngồi xuống một bên. Lúc bấy giờ, trong khi các du sĩ ngoại đạo đang ngồi tụ họp, câu chuyện này khởi lên: "Thưa chư Hiền, ai chết có dư y, tất cả người ấy không được giải thoát khỏi địa ngục, không được giải thoát khỏi bàng sinh, không được giải thoát ngạ quỷ, không được giải thoát khỏi cõi dữ, ác thú, đọa xứ". Rồi bạch Thế Tôn, con không hoan hỷ, không chỉ trích lời nói các du sĩ ngoại đạo ấy. Không hoan hỷ, không chỉ trích, con từ chỗ ngồi đứng dậy và ra đi, với ý nghĩ rằng: "Ta sẽ biết ý nghĩa lời nói này từ Thế Tôn".

4. - Này Sàriputta, một số các du sĩ ngoại đạo là những kẻ ngu si, không thông minh, một số sẽ biết: "Người có dư y là người có dư y", hay sẽ biết: "Người không có dư y là người không có dư y". Này Sàriputta, có chín hạng người này, khi chết có dư y, được giải thoát khỏi địa ngục, được giải thoát khỏi loài bàng sinh, được giải thoát khỏi ngạ quỷ, được giải thoát khỏi cõi dữ, ác thú , đọa xứ. Thế nào là chín?

5. Ở đây, này Sàriputta, có hạng người viên mãn trong các giới, viên mãn trong định, nhưng không viên mãn trong tuệ. Vị ấy, sau khi diệt tận năm hạ phần kiết sử, là vị Trung gian Bát-niết-bàn (antarà parinibbàyì). Này Sàriputta, đây là hạng người thứ nhất , khi chết có dư y, được giải thoát khỏi địa ngục, được giải thoát khỏi loài bàng sinh, được giải thoát khỏi ngạ quỷ, được giải thoát khỏi cõi dữ, ác thú, đọa xứ.

6. Lại nữa, này Sàriputta, ở đây có hạng người viên mãn trong các giới, viên mãn trong định, nhưng không viên mãn trong tuệ. Vị ấy, sau khi diệt tận năm hạ phần kiết sử, là vị Tổn hại Bát-niết-bàn (uppahacca parinibbàyì). Này Sàriputta, đây là hạng người thứ hai, khi chết có dư y, được giải thoát khỏi địa ngục, được giải thoát khỏi loài bàng sinh, được giải thoát khỏi ngạ quỷ, được giải thoát khỏi cõi dữ, ác thú, đọa xứ.

Lại nữa, này Sàriputta, ở đây có hạng người viên mãn trong các giới, viên mãn trong định, nhưng không viên mãn trong tuệ. Vị ấy, sau khi diệt tận năm hạ phần kiết sử, là vị Vô hành Bát Niết Bàn (asankhàra parinibbàyì). Này Sàriputta, đây là hạng người thứ ba, khi chết có dư y, được giải thoát khỏi địa ngục, được giải thoát khỏi loài bàng sinh, được giải thoát khỏi ngạ quỷ, được giải thoát khỏi cõi dữ, ác thú, đọa xứ.

Lại nữa, này Sàriputta, ở đây có hạng người viên mãn trong các giới, viên mãn trong định, nhưng không viên mãn trong tuệ. Vị ấy, sau khi diệt tận năm hạ phần kiết sử, là vị Hữu hành Bát-niết-bàn (sasankhàra parinibbàyì). Này Sàriputta, đây là hạng người thứ tư, khi chết có dư y, được giải thoát khỏi địa ngục, được giải thoát khỏi loài bàng sinh, được giải thoát khỏi ngạ quỷ, được giải thoát khỏi cõi dữ, ác thú, đọa xứ.

Lại nữa, này Sàriputta, ở đây có hạng người viên mãn trong các giới, viên mãn trong định, nhưng không viên mãn trong tuệ. Vị ấy, sau khi diệt tận năm hạ phần kiết sử, là vị Thượng Lưu đi đến Sắc cứu cánh thiên (uddhamsota akanitthagàmì). Này Sàriputta, đây là hạng người thứ năm, khi chết có dư y, được giải thoát khỏi địa ngục, được giải thoát khỏi loài bàng sinh, được giải thoát khỏi ngạ quỷ, được giải thoát khỏi cõi dữ, ác thú, đọa xứ.

7. Lại nữa, này Sàriputta, ở đây có hạng người viên mãn trong các giới, không viên mãn trong định, không viên mãn trong tuệ. Vị ấy, sau khi diệt tận ba kiết sử, làm nhẹ bớt tham, sân, si, là vị Nhất Lai, còn đến thế giới này một lần nữa, rồi đoạn tận khổ đau. Này Sàriputta, đây là hạng người thứ sáu, khi chết có dư y, được giải thoát khỏi địa ngục... được giải thoát khỏi cõi dữ, ác thú, đọa xứ.

8. Lại nữa, này Sàriputta, ở đây có hạng người viên mãn trong các giới, không viên mãn trong định, không viên mãn trong tuệ. Vị ấy, sau khi diệt tận ba kiết sử, là vị Nhất Chủng (ekabìji), còn sanh hiện hữu làm người một lần nữa rồi đoạn tận khổ đau. Này Sàriputta, đây là hạng người thứ bảy, khi chết có dư y, được giải thoát khỏi địa ngục... được giải thoát khỏi cõi dữ, ác thú, đọa xứ.

9. Lại nữa, này Sàriputta, ở đây có hạng người viên mãn trong các giới, thành tựu vừa phải trong định, thành tựu vừa phải trong tuệ. Vị ấy, sau khi diệt tận ba kiết sử, là vị Gia gia (kolankolo), sau khi dong ruỗi, sau khi luân chuyển hai hay ba gia đình, rồi đoạn tận khổ đau. Này Sàriputta, đây là hạng người thứ tám, khi chết có dư y, được giải thoát khỏi địa ngục... được giải thoát khỏi cõi dữ, ác thú, đọa xứ.

10. Lại nữa, này Sàriputta, ở đây có hạng người viên mãn trong các giới, thành tựu vừa phải trong định, thành tựu vừa phải trong tuệ. Vị ấy, sau khi diệt tận ba kiết sử, là vị trở lui tối đa là bảy lần (Thất Lai, sattakkhattu-paramo), sau khi dong ruỗi, sau khi luân chuyển, tối đa là bảy lần giữa chư Thiên và loài Người, rồi đoạn tận khổ đau. Này Sàriputta, đây là hạng người thứ chín, khi chết có dư y, được giải thoát khỏi địa ngục, được giải thoát khỏi bàng sanh, được giải thoát khỏi ngạ quỷ, được giải thoát khỏi cõi dữ, ác thú, đọa xứ.


Này Sàriputta, một số người du sĩ ngoại đạo là ngu si, không thông minh, một số người sẽ biết: "Có dư y là có dư y" hay một số người sẽ biết: "Không có dư y là không dư y".

Này Sàriputta, chín hạng người này, khi chết có dư y, được giải thoát khỏi địa ngục, được giải thoát khỏi loài bàng sanh, được giải thoát khỏi ngạ quỷ, được giải thoát khỏi cõi dữ, ác thú, đọa xứ. Nhưng này Sàriputta, cho đến nay, pháp môn này chưa được nói cho các Tỷ-kheo, các Tỷ-kheo-ni, các nam cư sĩ, các nữ cư sĩ. Vì cớ sao? Mong rằng khi nghe pháp môn này, họ không đem lại phóng dật. Lại nữa, này Sàriputta, pháp môn này được Ta nói đến vì Ta được hỏi đến.

http://budsas.org/uni/u-kinh-tangchibo/ ... 9-0103.htm
Đạo hữu có hỏi là "Xin hỏi thế nào là lòng tịnh tín bất động đối với phật, pháp, tăng ? lòng tin nó trừu tượng quá, ai mà không tin Phật khi là Phật tử, không có thước đo cụ thể cho vấn đề này nên rất khó xác định người có lòng tin tuyệt đối với Tam Bảo", câu hỏi này rất là hay nhưng mà hông có đún :D là Phật tử thì ai cũng tin Phật mà mỗi người thì tin mỗi kiểu khác nhau :D cho nên Phật cũng từng nói là "có 2 hạng người xuyên tạc Như Lai: người độc ác với tâm đầy sân hận, và người có lòng tin với tà kiến" :D

thước đo cụ thể ở đây nè Đh:
1. Một thời, Thế Tôn ở Ràjagaha (Vương Xá), Veluvana (Trúc Lâm), chỗ nuôi dưỡng các con sóc. Rồi Cundì, con gái vua, với năm trăm thiếu nữ hộ tống trên năm trăm cỗ xe đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Cundì, con gái vua bạch Thế Tôn:

2. - Anh của chúng con, bạch Thế Tôn, hoàng tử Cunda nói như sau: "Nếu có người đàn bà hay người đàn ông quy y Phật, quy y Pháp, quy y chúng Tăng, từ bỏ sát sanh, từ bỏ lấy của không cho, từ bỏ tà hạnh trong các dục, từ bỏ nói láo, từ bỏ say đắm rượu men, rượu nấu, người ấy, sau khi thân hoại mạng chung, nhất định sanh lên cõi lành, không vào cõi dữ". Nhưng bạch Thế Tôn, con xin hỏi Thế Tôn: Với lòng tin bậc Ðạo Sư như thế nào, bạch Thế Tôn sau khi thân hoại mạng chung: nhất định được sanh lên cõi lành, không vào cõi dữ? Với lòng tin Pháp như thế nào, sau khi thân hoại mạng chung, nhất định được sanh lên cõi lành, không vào cõi dữ? Với lòng tin chúng Tăng như thế nào, sau khi thân hoại mạng chung, nhất định được sanh lên cõi lành, không vào cõi dữ? Làm cho đầy đủ các giới như thế nào, sau khi thân loại mạng chung, nhất định được sanh lên cõi lành, không vào cõi dữ?

3. - Dầu cho các loại hữu tình nào, này Cundì, không chân hay hai chân, bốn chân hay nhiều chân, có sắc hay không sắc, có tưởng hay không tưởng, hay phi tưởng phi phi tưởng, Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác được xem là tối thượng. Những ai đặt lòng tin vào đức Phật, họ đặt lòng tin vào tối thượng. Với những ai đặt lòng tin vào tối thượng, họ được quả dị thục tối thượng.

4. Dầu cho loại pháp nào, này Cundì, hữu vi hay vô vi, ly tham được xem là tối thượng trong tất cả pháp, (tức là) sự nhiếp phục kiêu mạn, sự nhiếp phục khao khát, sự nhổ lên dục ái, sự chặt đứt tái sanh, sự đoạn diệt tham ái, sự ly tham, đoạn diệt, Niết-bàn. Những ai đặt lòng tin vào pháp ly tham, này Cundì, họ đặt lòng tin vào tối thượng. Với những ai đặt lòng tin vào tối thượng, họ được quả dị thục tối thượng.

5. Dầu cho loại chúng Tăng hay Hội chúng nào, này Cundì, chúng Tăng đệ tử của Như Lai, được xem là tối thượng trong tất cả hội chúng ấy, tức là bốn đôi tám vị. Chúng Tăng đệ tử của Như Lai đáng được cung kính, đáng được tôn trọng, đáng được cúng dường, đáng được chắp tay, là vô thượng phước điền ở đời. Những ai đặt lòng tin vào chúng Tăng, này Cundì, họ đặt lòng tin vào tối thượng. Với những ai đặt lòng tin vào tối thượng, họ được quả dị thục tối thượng.

6. Dầu cho loại giới nào, này Cundì, các giới được bậc Thánh ái kính được gọi là tối thượng trong các giới ấy, tức là giới không bị bể vụn, không bị sứt mẻ, không bị vết chấm, không bị uế nhiễm, đem lại giải thoát, được bậc trí tán thán, không bị chấp thủ, đưa đến chánh định. Với những ai làm cho đầy đủ trong các giới luật được các bậc Thánh ái kính, họ làm cho đầy đủ những gì tối thượng. Với những ai đặt lòng tin vào tối thượng, họ được quả dị thục tối thượng.

(phẩm Sumanà, Tăng Chi 5 Pháp)
những người ngoại đạo như TCG/Hồi giáo hay những người Phật tử mà chưa được học những điều này thì cho dù họ có nghe người khác nói là "Phật,Phật" nhưng thực chất là họ không hiểu gì về Phật, khi đó họ hiểu và tin "Phật" theo nhiều kiểu khác nhau có phải vậy không Đh? :D

Đến đây thì quá rõ ràng không có gì trừu tượng cả phải không Đh? như vậy thì đã có thước đo cụ thể cho 4 dư lưu chi phần Phật Pháp Tăng Giới rồi đó Đh. Quan trọng là có làm được hay không mà thôi?

Thân ái!


Không biết
Bài viết: 429
Ngày: 23/11/10 22:04
Giới tính: Nam
Đến từ: Việt Nam
Được cảm ơn: 2 time

Re: TÂM THƯ KHẨN THỈNH

Bài viết chưa xem gửi bởi Không biết »

Khongduyen123 đã viết:
Khongduyen123 đã viết:Kính chư đạo hữu,

Nhưng này các người Kâlâma, khi nào các người tự biết rõ: Các pháp này là thiện,các pháp này là không đáng chê, các pháp này được người trí khen ngợi, các pháp này nếu thực hiện và chấp nhận thì dẫn đến hạnh phúc an vui, thời này các người Kâlâma, các người hãy đạt đến và an trú.


khi nào các người tự biết rõ

Tự biết rõ bằng cách nào !?.
Các pháp này là thiện,các pháp này là không đáng chê, các pháp này được người trí khen ngợi
Các pháp này là những pháo nào !?.
các pháp này nếu thực hiện và chấp nhận
Thực hiện bằng cách nào !? như thế nào mới được gọi là Chấp nhận một cách chân chánh đúng như lời Đức Phật dạy !?.
thì dẫn đến hạnh phúc an vui
Những nhân nào dẫn đến hạnh phúc an vui !? Có bao nhiêu nhân, những nhân ấy như thế nào, lợi ích ra sao !? hạnh phúc này như thế nào !? những an vui này có phải được hài lòng như ý muốn,thỏa thích như ý muốn !? an vui này có giống như là phỉ lạc của tâm !? như là hỉ lạc của tâm !?
các người hãy đạt đến và an trú.
An là gì !? lúc nào an !? trú bằng cách nào !? và trú ở đâu !?.
Hi...hi....

Kính,
Kính đạo hữu Quangtam3, Kính chư đạo hữu,
KD không khởi nghi chi cả, KD hỏi vài câu để gieo duyên cùng các vị đạo hữu làm tăng trưỡng thêm thiện pháp, KD hỏi chung tất cả không phải chỉ hỏi riêng một cá nhân nào , nhân tư duy đúng dẫn đến nhân hiểu biết đúng là hai nhân trọng yếu trong 8 chánh đạo đó là chánh tư duy và chánh kiến đấy, trích đoạn hai bài kinh sau đây giải đáp tất cả các câu hỏi mà KD đã đặt ra :
Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn ở Savatthi (Xá-vệ), Jetavana (Kỳ-đà Lâm), vườn ông Anathapindika (Cấp Cô Độc). Khi ở tại chỗ ấy, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo: "Này các Tỷ-kheo", – "Bạch Thế Tôn", các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói:
- Này các Tỷ-kheo, hãy là người thừa tự pháp của Ta, đừng là những người thừa tự tài vật. Ta có lòng thương tưởng các Người và Ta nghĩ: "Làm sao những đệ tử của Ta là những người thừa tự pháp của Ta, không phải là những người thừa tự tài vật". Và này các Tỷ-kheo, nếu các Người là những người thừa tự tài vật của Ta, không phải là những người thừa tự pháp, thì không những các Người trở thành những người mà người ta nói: "Cả thầy và trò đều là những người thừa tự tài vật, không phải là những người thừa tự pháp", mà cả Ta cũng trở thành người mà người ta nói: "Cả thầy và trò đều là những người thừa tự tài vật, không phải là những người thừa tự pháp". Và này các Tỷ-kheo, nếu các Người là những người thừa tự pháp của Ta, không phải là những người thừa tự tài vật, thời không những các người trở thành những người mà người ta nói: "Cả Thầy và trò là những người thừa tự pháp, không phải là những người thừa tự tài vật", mà cả Ta cũng trở thành người mà người ta nói: "Cả Thầy và trò đều là những người thừa tự pháp, không phải là những người thừa tự tài vật". Do vậy, này các Tỷ-kheo, hãy là những người thừa tự pháp của Ta, đừng là những người thừa tự tài vật. Ta có lòng thương tưởng các Người và Ta nghĩ: "Làm sao những đệ tử của Ta là những người thừa tự pháp của Ta, không phải là những người thừa tự tài vật".

Này các Tỷ-kheo, ở đây, một thời Ta ăn đã xong, thỏa mãn, đầy đủ, đã chấm dứt buổi ăn, tự cảm thỏa thích, vừa ý, và còn lại đồ ăn tàn thực của Ta đáng được quăng bỏ. Khi ấy có hai Tỷ-kheo đến, đói lả và kiệt sức. Ta có thể nói với hai vị ấy: "Này các Tỷ-kheo, Ta ăn đã xong, thỏa mãn, đầy đủ, đã chấm dứt buổi ăn, tự cảm thỏa thích, vừa ý, và còn lại đồ ăn tàn thực này của Ta đáng được quăng bỏ. Nếu các Người muốn, hãy ăn đi. Nếu các Người không muốn ăn, Ta sẽ quăng đồ ăn ấy tại chỗ không có cỏ xanh, hay Ta sẽ bỏ xuống chỗ nước không có chúng sanh trong ấy". Rồi một Tỷ-kheo có thể nghĩ như sau: "Nay Thế Tôn ăn đã xong, thỏa mãn, đầy đủ, đã chấm dứt buổi ăn, tự cảm thỏa thích, vừa ý; và đây là đồ ăn tàn thực của Thế Tôn, đáng được quăng bỏ. Nếu chúng ta không ăn, Thế Tôn sẽ quăng đồ ăn ấy tại chỗ không có cỏ xanh, hay sẽ bỏ xuống chỗ nước không có chúng sanh trong ấy. Nhưng Thế Tôn có dạy như sau: "Này các Tỷ-kheo, hãy là người thừa tự pháp của Ta, đừng là người thừa tự tài vật". Đây là loại tài vật; món đồ ăn này, ta hãy không ăn loại đồ ăn này và trải qua đêm ngày hôm nay, bị đói lả và kiệt sức". Rồi vị ấy không ăn loại đồ ăn này và trải qua đêm ngày ấy, đói lả và kiệt sức. Tỷ-kheo thứ hai nghĩ như sau: "Thế Tôn ăn đã xong, thỏa mãn, đầy đủ, đã chấm dứt buổi ăn, tự cảm thỏa thích, vừa ý; và đây là đồ ăn tàn thực của Thế Tôn, đáng được quăng bỏ. Nếu chúng ta không ăn, Thế Tôn sẽ quăng đồ ăn ấy tại chỗ không có cỏ xanh, hay sẽ bỏ xuống chỗ nước không có chúng sanh trong ấy. Vậy ta hãy ăn loại đồ ăn này, trừ bỏ đói lả và kiệt sức, và trải qua đêm ngày hôm nay như vậy". Rồi vị ấy ăn loại đồ ăn ấy, trừ bỏ đói lả và kiệt sức, và trải qua đêm ngày hôm ấy như vậy. Này các Tỷ-kheo, dầu cho Tỷ-kheo này, sau khi ăn loại đồ ăn ấy, trừ bỏ đói lả và kiệt sức, và trải qua đêm ngày hôm ấy như vậy, nhưng đối với Ta, Tỷ-kheo đầu tiên đáng được kính nể hơn, và đáng được tán thán hơn. Vì sao vậy? Vì như vậy sẽ đưa đến cho Tỷ-kheo ấy, trong một thời gian lâu ngày, ít dục, biết đủ, khổ hạnh, dễ nuôi dưỡng, tinh cần, tinh tấn. Do vậy, này các Tỷ-kheo, hãy là người thừa tự pháp của Ta, đừng là người thừa tự tài vật.
Kinh THỪA TỰ PHÁP (Dhammadayadasutta) (Kinh Trung bộ HT. Thích Minh Châu dịch )
........................................................................................................................
8. Lại nữa, này Bà-la-môn, khi trú với tâm không bị dục tham xâm chiếm, không bị dục tham chi phối, lại như thật rõ biết sự xuất ly của các dục tham đã khởi lên; trong khi ấy, như thật biết và thấy lợi ích của mình; trong khi ấy, như thật biết và thấy lợi ích của người; trong khi ấy, như thật biết và thấy được lợi ích của cả hai, cho nên các chú thuật không được học thuộc lòng lâu ngày được nhớ lên, còn nói gì các chú thuật đã được học thuộc lòng!

Ví như, này Bà-la-môn, một bát nước không trộn lẫn với thuốc nhuộm hoặc gôm lặc, hay màu đỏ tía, hay màu xanh, hay màu vàng, và ở đây, một người có mắt muốn ngắm nghía khuôn mặt của mình, có thể như thật biết được và thấy được. Cũng vậy, này Bà-la-môn, trong khi trú với tâm không bị dục tham xâm chiếm,không bị dục tham chi phối, có khi các chú thuật không học thuộc lòng lâu ngày (đọc tụng) lại nhớ lên được,còn nói gì các chú thuật đã được học thuộc lòng!

9. Lại nữa, này Bà-la-môn, khi trú với tâm không bị sân xâm chiếm, không bị sân chi phối, lại như thật rõ biết sự xuất ly của các sân đã khởi lên; trong khi ấy, như thật biết và thấy lợi ích của mình; trong khi ấy, như thật biết và thấy lợi ích của người; trong khi ấy, như thật biết và thấy được lợi ích của cả hai, cho nên các chú thuật không được học thuộc lòng lâu ngày được nhớ lên, còn nói gì các chú thuật đã được học thuộc lòng! ... còn nói gì các chú thuật đã được học thuộc lòng!

Ví như, này Bà-la-môn, một bát nước không bị lửa đun sôi, không sôi lên sùng sục, không sôi lên cuồn cuộn. Ở đây, một người có mắt muốn ngắm nghía khuôn mặt của mình, có thể như thật biết được và thấy được. Cũng vậy, này Bà-la-môn, trong khi trú với tâm không bị sân xâm chiếm, không bị sân chi phối, có khi các chú thuật không học thuộc lòng lâu ngày (đọc tụng) lại nhớ lên được,còn nói gì các chú thuật đã được học thuộc lòng!

10. Lại nữa, này Bà-la-môn, khi trú với tâm không bị hôn trầm thụy miên xâm chiếm, không bị hôn trầm thụy miên chi phối, lại như thật rõ biết sự xuất ly của các hôn trầm thụy miên đã khởi lên; trong khi ấy, như thật biết và thấy lợi ích của mình; trong khi ấy, như thật biết và thấy lợi ích của người; trong khi ấy, như thật biết và thấy được lợi ích của cả hai, cho nên các chú thuật không được học thuộc lòng lâu ngày được nhớ lên, còn nói gì các chú thuật đã được học thuộc lòng! ... còn nói gì các chú thuật đã được học thuộc lòng!

Ví như, này Bà-la-môn, một bát nước không bị rong rêu che phủ. Ở đây, một người có mắt muốn ngắm nghía khuôn mặt của mình, có thể như thật biết được và thấy được. Cũng vậy, này Bà-la-môn, trong khi trú với tâm không bị hôn trầm thụy miên xâm chiếm, không bị hôn trầm thụy miên chi phối, có khi các chú thuật không học thuộc lòng lâu ngày (đọc tụng) lại nhớ lên được, còn nói gì các chú thuật đã được học thuộc lòng!

11. Lại nữa, này Bà-la-môn, khi trú với tâm không bị trạo hối xâm chiếm, không bị trạo hối chi phối, lại như thật rõ biết sự xuất ly của các trạo hối đã khởi lên; trong khi ấy, như thật biết và thấy lợi ích của mình; trong khi ấy, như thật biết và thấy lợi ích của người; trong khi ấy, như thật biết và thấy được lợi ích của cả hai, cho nên các chú thuật không được học thuộc lòng lâu ngày được nhớ lên, còn nói gì các chú thuật đã được học thuộc lòng! ... còn nói gì các chú thuật đã được học thuộc lòng!

Ví như, này Bà-la-môn, một bát nước không bị gió thổi, không bị dao động, không bị chấn động, không bị nổi sóng. Ở đây, một người có mắt muốn ngắm nghía khuôn mặt của mình, có thể như thật biết được và thấy được. Cũng vậy, này Bà-la-môn, trong khi trú với tâm không bị trạo hối miên xâm chiếm, không bị trạo hối chi phối, có khi các chú thuật không học thuộc lòng lâu ngày (đọc tụng) lại nhớ lên được,còn nói gì các chú thuật đã được học thuộc lòng!

12. Lại nữa, này Bà-la-môn, khi trú với tâm không bị nghi hoặc xâm chiếm, không bị nghi hoặc chi phối, lại như thật rõ biết sự xuất ly của các nghi hoặc đã khởi lên, trong khi ấy, như thật biết và thấy lợi ích của mình; trong khi ấy, như thật biết và thấy lợi ích của người; trong khi ấy, như thật biết và thấy được lợi ích của cả hai, cho nên các chú thuật không được học thuộc lòng lâu ngày được nhớ lên, còn nói gì các chú thuật đã được học thuộc lòng! ... còn nói gì các chú thuật đã được học thuộc lòng!


Ví như, này Bà-la-môn, một bát nước thuần tịnh, trong sáng không bị khuấy động, đặt giữa ánh sáng. Ở đây, một người có mắt muốn ngắm bóng mặt của mình, có thể như thật biết và thấy được. Cũng vậy, này Bà-la-môn, trong khi trú với tâm không bị nghi hoặc xâm chiếm, không bị nghi hoặc chi phối và như thật biết sự xuất ly ra khỏi nghi hoặc đã khởi lên; trong khi ấy, như thật biết và thấy lợi ích của mình; trong khi ấy như thật biết và thấy lợi ích của người; trong khi ấy, như thật biết và thấy lợi ích cả hai. Cho nên các chú thuật không được học thuộc lòng lâu ngày được nhớ lên, còn nói gì các chú thuật đã được học thuộc lòng!

Ðây là nhân, đây là duyên, này Bà-la-môn, có khi các chú thuật không được học thuộc lòng lâu ngày, lại có thể nhớ lên được, còn nói gì các chú thuật đã được học thuộc lòng!

13. Khi được nói vậy, Bà-la-môn Sangàrava bạch Thế Tôn:

- Thật vi diệu thay, bạch Thế Tôn...từ này cho đến mạng chung, con trọn đời quy ngưỡng.

(phẩm Bà La Môn - Tăng Chi 5 Pháp)
......................................................................................................................
Và như thế nào, vị Đạo Sư sống viễn ly, các đệ tử tùy học viễn ly? Này chư Hiền, vị Đạo Sư sống viễn ly các đệ tử tùy học viễn ly. Những pháp nào, vị Đạo Sư dạy nên từ bỏ, những pháp ấy họ từ bỏ; và họ không sống trong sự đầy đủ, không lười biếng, họ bỏ rơi gánh nặng về đọa lạc và dẫn đầu về sống viễn ly.

Này chư Hiền, các Thượng tọa Tỷ-kheo ba trường hợp đáng được tán thán. Vị Đạo Sư sống viễn ly, các đệ tử tùy học viễn ly. Đó là trường hợp thứ nhất, các Thượng Tọa Tỷ-kheo đáng được tán thán. Và những pháp nào vị Đạo Sư dạy nên từ bỏ, những pháp ấy họ từ bỏ. Đó là trường hợp thứ hai, các Thượng tọa Tỷ-kheo đáng được tán thán. Và họ không sống trong sự đầy đủ, không lười biếng, họ bỏ rơi gánh nặng về đọa lạc và dẫn đầu về sống viễn ly. Đó là trường hợp thứ ba, các Thượng Tọa Tỷ-kheo đáng được tán thán. Này chư Hiền, các Thượng tọa Tỷ-kheo do ba trường hợp này, đáng được tán thán.
Này chư Hiền, các Trung tọa Tỷ-kheoba trường hợp đáng được tán thán. Vị Đạo Sư sống viễn ly, các đệ tử tùy học viễn ly. Đó là trường hợp thứ nhất, các Trung Tọa Tỷ-kheo đáng được tán thán. Và những pháp nào vị Đạo Sư dạy nên từ bỏ, những pháp ấy họ từ bỏ. Đó là trường hợp thứ hai, các Trung tọa Tỷ-kheo đáng được tán thán. Và họ không sống trong sự đầy đủ, không lười biếng, họ bỏ rơi gánh nặng về đọa lạc và dẫn đầu về sống viễn ly. Đó là trường hợp thứ ba, các Trung Tọa Tỷ-kheo đáng được tán thán. Này chư Hiền, các Trung tọa Tỷ-kheo do ba trường hợp này, đáng được tán thán.

Này chư Hiền, các vị mới thọ Tỷ-kheo ba trường hợp đáng được tán thán. Vị Đạo Sư sống viễn ly, các đệ tử tùy học viễn ly. Đó là trường hợp thứ nhất, các vị mới thọ Tỷ-kheo đáng được tán thán. Và những pháp nào vị Đạo Sư dạy nên từ bỏ, những pháp ấy họ từ bỏ. Đó là trường hợp thứ hai, các vị mới thọ Tỷ-kheo đáng được tán thán. Và họ không sống trong sự đầy đủ, không lười biếng, họ bỏ rơi gánh nặng về đọa lạc và dẫn đầu về viễn ly. Đó là trường hợp thứ ba, các vị mới thọ Tỷ-kheo đáng được tán thán. Này chư Hiền, các vị mới thọ Tỷ-kheo do ba trường hợp này, đáng được tán thán.
Này chư Hiền, như vậy là những trường hợp vị Đạo Sư sống viễn ly, các đệ tử tùy học viễn ly.

Ở đây, này chư Hiền, tham là ác pháp, và sân cũng là ác pháp, có một con đường Trung đạo diệt trừ thamdiệt trừ sân, khiến (tịnh) nhãn sanh, khiến (chân) trí sanh, hướng đến tịch tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn. Và này chư Hiền con đường Trung đạo ấy là gì, (con đường) khiến (tịnh) nhãn sanh, khiến (chân) trí sanh, hướng đến tịch tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn? Đó là con đường Thánh tám ngành, tức là: Chánh tri kiến, Chánh tư duy, Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng, Chánh tinh tấn, Chánh niệm, Chánh định. Này chư Hiền, đó là con đường Trung đạo, khiến (tịnh) nhãn sanh, khiến (chân) trí sanh, hướng đến tịch tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn.
Ở đây, này chư Hiền, phẫn nộ là ác pháp và hiềm hận cũng là ác pháp, giả dối là ác pháp và não hại cũng là ác pháp, tật đố là ác pháp và xan lẫn cũng là ác pháp, man trá là ác pháp và phản bội cũng là ác pháp, ngoan cố là ác pháp và bồng bột nông nổi cũng là ác pháp, mạn là ác pháp và tăng thượng mạn cũng là ác pháp, kiêu là ác pháp và phóng dật cũng là ác pháp. Có một con đường Trung đạo diệt trừ kiêu và diệt trừ phóng dật, khiến (tịnh) nhãn sanh, khiến (chân) trí sanh, hướng đến tịch tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn. Và này chư Hiền, con đường Trung đạo ấy là gì, (con đường) khiến (tịnh) nhãn sanh, khiến (chân) trí sanh, hướng đến tịch tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn? Đó là con đường Thánh tám ngành, tức là: Chánh tri kiến, Chánh tư duy, Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng, Chánh tinh tấn, Chánh niệm, Chánh định. Này chư Hiền, đó là con đường Trung đạo khiến (tịnh) nhãn sanh, khiến (chân) trí sanh, hướng đến tịch tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn.
Tôn giả Sariputta thuyết giảng như vậy. Các Tỷ-kheo ấy hoan hỷ, tín thọ lời giảng của Tôn giả Sariputta.
Hai bài kinh trên còn có ý nghĩa khác nữa, KD nghĩ bây giờ quá sớm để viết giải rộng thêm nên tạm thời ngưng tại đây, chư vị đạo hữu nào tinh tấn tu tập theo lời Đức Phật dạy sẽ có ngày tự mình chứng thực nhân quả, tam pháp ấn.

Chúc chư vị đạo hữu tinh tấn trong giáo pháp của Như Lai.
KD xin chào tất cả chư vị đạo hữu.

Kính,
Hihi, từ một đoạn kinh Phật dạy cho những người Kàlàmà ở thị trấn Kesaputta mà ĐH khongduyen khai thác được nhiều quá. Ngu tôi tán thán tinh thần học pháp và hoằng pháp của đạo hữu. Chúng ta tiếp tục chương trình "đu theo Pháp" đạo hữu hen :D

bài viết của Đạo hữu tôi nghĩ là nhấn mạnh ở đoạn cuối, tức là chỗ phân biệt rõ ràng về các pháp Bất thiện, và con đường chơn chánh để diệt trừ chúng.
Phần đó có nguyên bản thế này trong chánh tạng Pali:
Tatrāvuso kodho ca pāpako, upanāho ca pāpako.
Ở đây, này chư Hiền, phẫn nộ là ác pháp và hiềm hận cũng là ác pháp,

Pa . Makkho ca pāpako, paḷāso ca pāpako.
giả dối là ác pháp và não hại cũng là ác pháp,

Issā ca pāpikā, maccherañca pāpakaṃ.
tật đố là ác pháp và xan lẫn cũng là ác pháp,

Māyā ca pāpikā, sāṭheyyañca pāpakaṃ.
man trá là ác pháp và phản bội cũng là ác pháp,

Thambho ca pāpako, sārambho ca pāpako.
ngoan cố là ác pháp và bồng bột nông nổi cũng là ác pháp,

Māno ca pāpako, atimāno ca pāpako.
mạn là ác pháp và tăng thượng mạn cũng là ác pháp,

Mado ca pāpako, pamādo ca pāpako,
kiêu là ác pháp và phóng dật cũng là ác pháp.

madassa ca pahānāya pamādassa ca pahānāya atthi majjhimā paṭipadā cakkhukaraṇī ñāṇakaraṇī upasamāya abhiññāya sambodhāya Nibbānāya saṃvattati.
Có một con đường Trung đạo diệt trừ kiêu và diệt trừ phóng dật, khiến (tịnh) nhãn sanh, khiến (chân) trí sanh, hướng đến tịch tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn.

Katamā ca sā āvuso majjhimā paṭipadā cakkhukaraṇī ñāṇakaraṇī upasamāya abhiññāya sambodhāya Nibbānāya saṃvattati.
Và này chư Hiền, con đường Trung đạo ấy là gì - (con đường) khiến (tịnh) nhãn sanh, khiến (chân) trí sanh, hướng đến tịch tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn?

Ayameva ariyo aṭṭhaṅgiko maggo, seyyathidaṃ, sammādiṭṭhi sammāsaṅkappo sammāvācā sammākammanto sammā-ājīvo sammāvāyāmo sammāsati sammāsamādhi.
Ðó là con đường Thánh tám ngành, tức là: Chánh tri kiến, Chánh tư duy, Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng, Chánh tinh tấn, Chánh niệm, Chánh định.

Ayaṃ kho sā āvuso majjhimā paṭipadā cakkhukaraṇī ñāṇakaraṇī upasamāya abhiññāya sambodhāya Nibbānāya saṃvattatīti.
Này chư Hiền, đó là con đường Trung đạo khiến (tịnh) nhãn sanh, khiến (chân) trí sanh, hướng đến tịch tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn.


http://tamtangpaliviet.net/VHoc/13/003.htm
những pháp này hợp với Tham - Sân ở trên là 16 pháp Bất thiện được ngài Sariputta (Xá-lợi-phất) giảng giải chi tiết trong kinh Thừa Tự Pháp, DHAMMADĀYĀDASUTTAṂ.

ngu tôi thấy trong Trung Bộ còn có một bài kinh giảng giải rõ ràng và Đấy Đủ hơn về các pháp này để làm nổi bật lên ý nghĩa
"vị Đạo Sư sống viễn ly các đệ tử tùy học viễn ly. Những pháp nào, vị Đạo Sư dạy nên từ bỏ, những pháp ấy họ từ bỏ; và họ không sống trong sự đầy đủ, không lười biếng, họ bỏ rơi gánh nặng về đọa lạc và dẫn đầu về sống viễn ly." :D
Như vầy tôi nghe.

Một thời Thế Tôn ở Savatthi (Xá-vệ), tại Jetavana (Kỳ-đà Lâm), vườn ông Anathapindika (Cấp Cô Ðộc). Lúc bấy giờ, Tôn giả Maha Cunda, vào buổi chiều từ chỗ độc cư Thiền tịnh đứng dậy, đến tại chỗ Thế Tôn, đảnh lễ Ngài rồi ngồi xuống một bên. Sau khi ngồi xuống một bên, Tôn giả Maha Cunda bạch Thế Tôn:

-- Bạch Thế Tôn, có những loại sở kiến này khởi lên trên đời, hoặc liên hệ đến ngã luận, hoặc liên hệ đến thế giới luận. Bạch Thế Tôn, đối với một Tỷ-kheo, có tác ý ngay từ ban đầu, thời có thể đoạn trừ những sở kiến ấy hay không, có thể xả ly những sở kiến ấy hay không?

-- Này Cunda, những loại sở kiến này khởi lên trên đời, hoặc liên hệ đến ngã luận, hoặc liên hệ đến thế giới luận, - chỗ nào những sở kiến này tiềm ẩn, và chỗ nào những sở kiến này hiện hành, chỉ có cách như thật quán sát chúng với trí tuệ rằng: "Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi", có vậy thời có sự đoạn trừ những sở kiến ấy, có sự xả ly những sở kiến ấy.

(Tám chứng đắc)

Này Cunda, sự kiện này xảy ra khi ở đây một Tỷ-kheo ly dục, ly bất thiện pháp, chứng và trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, với tầm với tứ. Vị ấy có thể nghĩ: "Ta sống với hạnh đoạn giảm". Này Cunda, các (quả chứng) ấy không gọi là đoạn giảm trong giới luật của bậc Thánh. Chúng được gọi là hiện tại lạc trú trong giới luật của bậc Thánh.

Này Cunda, sự kiện này xảy ra khi ở đây, một Tỷ-kheo diệt tầm và tứ, chứng và trú Thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm không tứ, nội tỉnh nhất tâm. Vị ấy có thể nghĩ: "Ta sống với hạnh đoạn giảm". Này Cunda, các (quả chứng) ấy không gọi là đoạn giảm trong giới luật của bậc Thánh. Chúng được gọi là hiện tại lạc trú trong giới luật của bậc Thánh.

Này Cunda, sự kiện này xảy ra khi ở đây, một Tỷ-kheo ly hỷ trú xả, chánh niệm tỉnh giác, thân cảm sự lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là xả niệm lạc trú, chứng và trú Thiền thứ ba. Vị ấy có thể nghĩ: "Ta sống với hạnh đoạn giảm". Này Cunda, các (quả chứng) ấy không gọi là đoạn giảm trong giới luật của bậc Thánh. Chúng được gọi là hiện tại lạc trú trong giới luật của bậc Thánh.

Này Cunda, sự kiện này xảy ra, khi một Tỷ-kheo xả lạc xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước, chứng và trú Thiền thứ tư, không khổ không lạc, xả niệm thanh tịnh. Vị ấy có thể nghĩ: "Ta sống với hạnh đoạn giảm". Này Cunda, các (quả chứng) ấy không gọi là đoạn giảm trong giới luật của bậc Thánh. Chúng được gọi là hiện tại lạc trú trong giới luật của bậc Thánh.

Này Cunda, sự kiện này xảy ra, khi một Tỷ-kheo vượt lên mọi sắc tưởng, diệt trừ mọi chướng ngại tưởng, không tác ý đối với dị tưởng. Tỷ-kheo nghĩ rằng: "Hư không là vô biên", chứng và trú Không vô biên xứ. Vị ấy có thể tự nghĩ: "Ta sống với hạnh đoạn giảm". Này Cunda, các (quả chứng) ấy không gọi là đoạn giảm trong giới luật của bậc Thánh. Chúng được gọi là tịch tịnh trú trong giới luật của bậc Thánh.

Này Cunda, sự kiện này xảy ra, khi một Tỷ-kheo vượt lên mọi Không vô biên xứ, nghĩ rằng: "Thức là vô biên", chứng và trú Thức vô biên xứ. Vị ấy có thể nghĩ: "Ta sống với hạnh đoạn giảm". Này Cunda, các (quả chứng) ấy không gọi là đoạn giảm trong giới luật của bậc Thánh. Chúng được gọi là tịch tịnh trú trong giới luật của bậc Thánh.

Này Cunda, sự kiện này xảy ra, khi một Tỷ-kheo vượt lên mọi Thức vô biên xứ, nghĩ rằng: "Không có vật gì", chứng và trú Vô sở hữu xứ. Vị ấy có thể nghĩ: "Ta sống với hạnh đoạn giảm". Này Cunda, các (quả chứng) ấy không gọi là đoạn giảm trong giới luật của bậc Thánh. Chúng được gọi là tịch tịnh trú trong giới luật của bậc Thánh.

Này Cunda, sự kiện này xảy ra, khi một Tỷ-kheo vượt lên mọi Vô sở hữu xứ, chứng và trú Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Vị ấy có thể nghĩ: "Ta sống với hạnh đoạn giảm". Này Cunda, các (quả chứng) ấy không gọi là đoạn giảm trong giới luật của bậc Thánh. Chúng được gọi là tịch tịnh trú trong giới luật của bậc Thánh.

(Ðoạn giảm)

Này Cunda, ở đây đoạn giảm được các Người thực hiện khi các Người nghĩ:

(1) "Những kẻ khác có thể là những người làm hại, chúng ta ở đây không thể là những người làm hại", như vậy đoạn giảm được thực hiện.
(2) "Những kẻ khác có thể sát sanh, chúng ta ở đây sẽ từ bỏ sát sanh", như vậy đoạn giảm được thực hiện.
(3) "Những kẻ khác có thể lấy của không cho, chúng ta ở đây sẽ từ bỏ lấy của không cho", như vậy đoạn giảm được thực hiện.
(4) "Những kẻ khác có thể không phạm hạnh, chúng ta ở đây sẽ sống phạm hạnh", như vậy... (như trên)... thực hiện.
(5) "Những kẻ khác có thể nói láo, chúng ta ở đây sẽ từ bỏ nói láo",... (như trên)...
(6) "Những kẻ khác có thể nói hai lưỡi, chúng ta ở đây sẽ từ bỏ nói hai lưỡi",... (như trên)...
(7) "Những kẻ khác có thể nói lời độc ác", chúng ta ở đây sẽ từ bỏ nói lời độc ác", ... (như trên)...
(8) "Những kẻ khác có thể nói lời phù phiếm, chúng ta ở đây sẽ từ bỏ nói lời phù phiếm",... (như trên)...
(9) "Những kẻ khác có thể tham dục, chúng ta ở đây không tham dục",... (như trên)...
(10) "Những kẻ khác có thể có sân tâm, chúng ta ở đây sẽ không có sân tâm",... (như trên)...
(11) "Những kẻ khác có thể có tà kiến, chúng ta ở đây sẽ có chánh kiến,... (như trên)...
(12) "Những kẻ khác có thể có tà tư duy, chúng ta ở đây sẽ có chánh tư duy",... (như trên)...
(13) "Những kẻ khác có thể có tà ngữ, chúng ta ở đây sẽ có chánh ngữ",... (như trên)...
(14) "Những kẻ khác có thể có tà nghiệp, chúng ta ở đây sẽ có chánh nghiệp",... (như trên)...
(15) "Những kẻ khác có thể có tà mạng, chúng ta ở đây sẽ có chánh mạng",... (như trên)...
(16) "Những kẻ khác có thể có tà tinh tấn, chúng ta ở đây sẽ có chánh tinh tấn",... (như trên)...
(17) "Những kẻ khác có thể có tà niệm, chúng ta ở đây sẽ có chánh niệm",... (như trên)...
(18) "Những kẻ khác có thể có tà định, chúng ta ở đây sẽ có chánh định",... (như trên)...
(19) "Những kẻ khác có thể có tà trí, chúng ta ở đây sẽ có chánh trí",... (như trên)...
(20) "Những kẻ khác có thể có tà giải thoát, chúng ta ở đây sẽ có chánh giải thoát",... (như trên)...
(21) "Những kẻ khác có thể bị hôn trầm thụy miên chi phối, chúng ta ở đây sẽ không có hôn trầm thụy miên chi phối",... (như trên)...
(22) "Những kẻ khác có thể có trạo hối, chúng ta ở đây sẽ không có trạo hối",... (như trên)...
(23) "Những kẻ khác có thể nghi hoặc, chúng ta ở đây sẽ trừ diệt nghi hoặc",... (như trên)...
(24) "Những kẻ khác có thể phẫn nộ, chúng ta ở đây sẽ không có phẫn nộ",... (như trên)...
(25) "Những kẻ khác có thể oán hận, chúng ta ở đây sẽ không có oán hận",... (như trên)...
(26) "Những kẻ khác có thể hư ngụy, chúng ta ở đây sẽ không hư ngụy",... (như trên)...
(27) "Những kẻ khác có thể não hại, chúng ta ở đây sẽ không não hại",... (như trên)...
(28) "Những kẻ khác có thể tật đố, chúng ta ở đây sẽ không tật đố",... (như trên)...
(29) "Những kẻ khác có thể xan tham, chúng ta ở đây sẽ không xan tham",... (như trên)...
(30) "Những kẻ khác có thể man trá, chúng ta ở đây sẽ không man trá,... (như trên)...
(31) "Những kẻ khác có thể khi cuống, chúng ta ở đây sẽ không khi cuống",... (như trên)...
(32) "Những kẻ khác có thể ngoan cố, chúng ta ở đây không thể ngoan cố",... (như trên)...
(33) "Những kẻ khác có thể cấp tháo, chúng ta ở đây không thể cấp tháo",... (như trên)...
(34) "Những kẻ khác có thể khó nói (nan thuyết), chúng ta ở đây sẽ dễ nói",... (như trên)...
(35) "Những kẻ khác có thể là ác hữu, chúng ta ở đây sẽ là thiện hữu",... (như trên)...
(36) "Những kẻ khác có thể phóng dật, chúng ta ở đây sẽ không phóng dật",... (như trên)...
(37) "Những kẻ khác có thể là bất tín, chúng ta ở đây sẽ có tín tâm",... (như trên)...
(38) "Những kẻ khác có thể không xấu hổ, chúng ta ở đây sẽ có xấu hổ",... (như trên)...
(39) "Những kẻ khác có thể không sợ hãi, chúng ta ở đây sẽ có sợ hãi",... (như trên)...
(40) "Những kẻ khác có thể nghe ít, chúng ta ở đây sẽ nghe nhiều"... (như trên)...
(41) "Những kẻ khác có thể biếng nhác, chúng ta ở đây sẽ siêng năng",... (như trên)...
(42) "Những kẻ khác có thể thất niệm, chúng ta ở đây sẽ an trú niệm",... (như trên)...
(43) "Những kẻ khác có thể liệt tuệ, chúng ta ở đây thành tựu tuệ",... (như trên)...
(44) "Những kẻ khác có thể nhiễm thế tục, cố chấp tư kiến, tánh khó hành xả, chúng ta ở đây sẽ không nhiễm thế tục, không cố chấp tư kiến, tánh dễ hành xả", như vậy đoạn giảm được thực hiện.

(Khởi tâm)
Này Cunda, Ta nói rằng sự khởi tâm rất có lợi ích cho các thiện pháp, còn nói gì thân nghiệp, khẩu nghiệp phù hợp (với tâm ý). Do vậy, này Cunda:

(1) "Những kẻ khác có thể làm hại, chúng ta ở đây sẽ không làm hại", cần phải khởi tâm như vậy.
(2) "Những kẻ khác có thể sát sanh, chúng ta ở đây sẽ từ bỏ sát sanh", cần phải khởi tâm như vậy... (như trên)...
(3-43) "Những kẻ khác... (như trên)...
(44) "Những kẻ khác có thể nhiễm thế tục, cố chấp tư kiến, tánh khó hành xả, chúng ta ở đây sẽ không nhiễm thế tục, không cố chấp tư kiến, tánh dễ hành xả", cần phải phát tâm như vậy.

(Từ bỏ)

Này Cunda, giống như một con đường không bằng phẳng, có một con đường bằng phẳng khác đối trị. Này Cunda, giống như một bến nước không bằng phẳng, có một bến nước bằng phẳng khác đối trị. Cũng vậy này Cunda:

(1) Ðối với con người làm hại, có sự không làm hại đối trị.
(2) Ðối với con người sát sanh, có từ bỏ sát sanh đối trị.
(3) Ðối với con người lấy của không cho, có từ bỏ lấy của không cho đối trị.
(4-43) ..., không phạm hạnh, có phạm hạnh...; nói láo, có từ bỏ nói láo...; nói hai lưỡi, có từ bỏ nói hai lưỡi...; nói ác khẩu, có từ bỏ nói ác khẩu; nói phù phiếm, có từ bỏ nói phù phiếm...;... tham dục, có không tham dục...;... sân tâm, có không sân tâm...;... tà kiến, có chánh kiến...;... tà tư duy, có chánh tư duy...;... tà ngữ, có chánh ngữ...;... tà nghiệp, có chánh nghiệp...;... tà mạng, có chánh mạng...;... tà tinh tấn, có chánh tinh tấn...;... tà niệm, có chánh niệm...;... tà định, có chánh định...;... tà trí, có chánh trí...;... tà giải thoát, có chánh giải thoát...;... bị hôn trầm thụy miên chi phối, có không bị hôn trầm thụy miên chi phối...;... trạo hối, có không trạo hối...;... nghi hoặc, có trừ diệt nghi hoặc...;... phẫn nộ, có không phẫn nộ...;... oán hận, có không oán hận...;... hư ngụy, có không hư ngụy...;... não hại, có không não hại...;... tật đố, có không tật đố...;... xan tham, có không xan tham...;... man trá, có không man trá...;... khi cuống, có không khi cuống...;... ngoan cố, có không ngoan cố... cấp tháo, có không cấp tháo...;... khó nói, có không khó nói...;... ác hữu, có thiện hữu...;... phóng dật, có không phóng dật...;... bất tín, có tín tâm...;... không xấu hổ, có xấu hổ...;... không sợ hãi, có sợ hãi...;... nghe ít, có nghe nhiều...;... biếng nhác, có siêng năng...;... thất niệm, có an trú niệm...;... liệt tuệ, có thành tựu tuệ....
(44) Ðối với con người nhiễm thế tục, cố chấp tư kiến, tánh khó hành xả, có không nhiễm thế tục, không cố chấp tư kiến, tánh dễ hành xả đối trị.

(Hướng thượng)

Này Cunda, ví như các bất thiện pháp, tất cả đều hướng hạ, còn các thiện pháp, tất cả đều hướng thượng. Cũng vậy, này Cunda:

(1) Con người không làm hại, hướng thượng đối với người làm hại, con người từ bỏ sát sanh, hướng thượng đối với người sát sanh.
(2) Con người từ bỏ lấy của không cho, hướng thượng đối với người lấy của không cho.
(3-43) Con người ... (như trên)...
(44) Con người không nhiễm thế tục, không cố chấp tư kiến, tánh dễ hành xả, hướng thượng đối với người nhiễm thế tục, cố chấp tư kiến, tánh khó hành xả.

(Pháp Môn GIẢI THOÁT)

Này Cunda, con người tự mình bị rơi vào bùn lầy có thể kéo lên một người bị rơi vào bùn lầy, sự tình ấy không thể xảy ra. Này Cunda, con người tự mình không rơi vào bùn lầy, có thể kéo lên một người bị rơi vào bùn lầy, sự tình ấy có thể xảy ra. Này Cunda, con người tự mình không được nhiếp phục, không được huấn luyện, không được hoàn toàn giải thoát, tự mình có thể nhiếp phục, huấn luyện và hoàn toàn giải thoát người khác, sự tình ấy không thể xảy ra. Một người được nhiếp phục, được huấn luyện, được hoàn toàn giải thoát, tự mình có thể nhiếp phục, huấn luyện, hoàn toàn giải thoát người khác, sự tình ấy có thể xảy ra. Cũng vậy, này Cunda:

(1) Ðối với người làm hại, không làm hại đưa đến hoàn toàn giải thoát; đối với con người sát sanh, từ bỏ sát sanh đưa đến hoàn toàn giải thoát.
(2) Ðối với con người lấy của không cho, từ bỏ lấy của không cho đưa đến hoàn toàn giải thoát.
(3-43) Ðối với con người không phạm hạnh, sống phạm hạnh...; đối với con người nói láo, từ bỏ nói láo...; đối với con người nói hai lưỡi, từ bỏ nói hai lưỡi...; đối với con người ác khẩu, từ bỏ nói ác khẩu...; đối với con người nói phù phiếm, từ bỏ nói phù phiếm...; đối với con người có tham dục, không tham dục...; đối với con người có sân tâm, không sân tâm...; đối với con người có tà kiến, chánh kiến...; đối với con người có tà tư duy, chánh tư duy...; đối với con người có tà ngữ, chánh ngữ...; đối với con người có tà nghiệp, chánh nghiệp...; đối với con người có tà mạng, chánh mạng...; đối với con người có tà tinh tấn, chánh tinh tấn...; đối với con người có tà niệm, chánh niệm...; đối với con người có tà định, chánh định...; đối với con người có tà trí, chánh trí...; đối với con người có tà giải thoát, chánh giải thoát...; đối với con người bị hôn trầm thụy miên chi phối, không bị hôn trầm thụy miên chi phối...; đối với con người trạo hối, không trạo hối...; đối với con người nghi hoặc, không nghi hoặc...; đối với con người phẫn nộ, không phẫn nộ...; đối với con người oán hận, không oán hận...; đối với con người hư ngụy, không hư ngụy...; đối với con người não hại, không não hại...; đối với con người tật đố, không tật đố...; đối với con người xan tham, không xan tham...; đối với con người man trá, không man trá...; đối với con người khi cuống, không khi cuống...; đối với con người ngoan cố, không ngoan cố....; đối với con người cấp tháo, không cấp tháo ...; đối với con người khó nói, dễ nói...; đối với con người ác hữu, thiện hữu...; đối với con người phóng dật, không phóng dật...; đối với con người bất tín, tín tâm...; đối với con người không xấu hổ, có xấu hổ...; đối với con người không sợ hãi, có sợ hãi...; đối với con người nghe ít, nghe nhiều...; đối với con người biếng nhác, siêng năng...; đối với con người thất niệm, an trú niệm...; đối với con người liệt tuệ, thành tựu trí tuệ...
(44) Ðối với con người nhiễm thế tục, cố chấp tư kiến, tánh khó hành xả, không nhiễm thế tục, không cố chấp tư kiến, tánh dễ hành xả, đưa đến hoàn toàn giải thoát.

(Kết luận)
Này Cunda, như vậy Ta đã giảng pháp môn đoạn giảm, đã giảng pháp môn khởi tâm, đã giảng pháp môn đối trị, đã giảng pháp môn hướng thượng, đã giảng pháp môn giải thoát hoàn toàn.

Này Cunda, những gì bậc Ðạo Sư phải làm, vì hạnh phúc, vì lòng thương tưởng đệ tử, những việc ấy Ta đã làm, vì lòng thương tưởng cho các Người. Này Cunda, đây là những gốc cây, đây là những nhà không tịnh. Này Cunda, hãy Thiền định, chớ có phóng dật, chớ có hối tiếc về sau. Ðó là lời giáo huấn của Ta cho các Người.

Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Tôn giả Maha Cunda hoan hỷ, tín thọ lời dạy của Thế Tôn.

(Kinh Đoạn Giảm - Kinh 08, TRUNG BỘ KINH)
đạo hữu cảm thấy thế nào về những lời dạy chi tiết như vậy của Đức Phật? :D

lời bàn: trong bài kinh giảng cho những người Kàlàmà thì Phật nói khá cô đọng, chủ yếu là nhấn mạnh vào việc "chớ có tin" vào những triết thuyết đương thời hay những lời dạy được kinh điển truyền tụng... còn về pháp thì Phật chỉ dạy 3 pháp căn bản của Bất thiện là tham-sân-si và đi kèm với nó là những biểu hiện phạm giới "bị Tham-bị Sân-bị Si chinh phục, tâm bị xâm chiếm, giết các sinh vật, lấy của không cho, đi đến vợ người, nói láo, khích lệ người khác cũng làm như vậy", một lời dạy rất phù hợp với căn trí và sở hành của những người Cư si. Còn khi giảng cho các Tỷ-kheo thì pháp được nói rộng rãi hơn, chi tiết và kỹ lưỡng hơn:
- 10 Bất Thiện Nghiệp: 3 về Thân, 4 về Khẩu, 3 về Ý
- 10 Tà Đạo: 8 đạo ngược với Bát Chánh cộng với Tà trí và Tà giải thoát
- 5 Triền cái
- Nhóm Tính Xấu của con người gây chướng ngại cho việc hành đạo và giải thoát như đã được liệt kê trong kinh Thừa Tự Pháp.
- Nhóm 7 Tâm xấu trái ngược với 7 tài sản của bậc Thánh là: Tín, Văn, Tàm, Quý, Tấn, Niệm, Tuệ

chú thích từ vựng: bài kinh này có tên pali là SALLEKHASUTTAṂ được HT Minh Châu việt dịch là kinh Đoạn Giảm, nhưng chữ Sallekha trong tiếng pali có nguyên nghĩa là Khổ Hạnh chớ hông phải là Đoạn giảm; ngu tôi nghĩ đây là cách dịch nói giảm nói tránh của HT Minh Châu để tránh gây tâm lý tiêu cực cho người đọc hoặc là gây mâu thuẫn với con đường trung đạo mà Thế Tôn đã vạch ra; và nó cũng nêu lên tiến trình đoạn giảm các kiết sử phiền não để thẳng tiến trên đường Giải Thoát trong Phật đạo. Trong kinh có vài chữ cực kỳ khó hiểu như là "khi cuống, cấp tháo...", tôi nghĩ là cần phải đối chiếu với nguyên bản pali mới có thể hiểu được những chữ này; về phần này thì ngu tôi chỉ trích link tham khảo, vị nào có hứng thú thì hãy tự vào bếp xào nấu rồi ăn nhé. :D

song ngữ pali-việt kinh Thừa Tự Pháp: http://tamtangpaliviet.net/VHoc/13/003.htm
song ngữ pali-việt kinh Đoạn Giảm: http://tamtangpaliviet.net/VHoc/13/008.htm
từ điển Pali-việt: http://budsas.org/uni/u-tudien-palviet/tdpv-00.htm

đến đây thì xong phần "đu theo pháp" của ngu tôi. ĐH khongduyen cứ tùy duyên mà nói pháp với mọi người hen :D

Thân ái !


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.25 khách