KÍNH ĐẠO HỮU CHÁNH TÍN!

Mời các bạn thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì Phật giáo Nam truyền.
quansat
Bài viết: 181
Ngày: 12/08/12 02:29
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

KÍNH ĐẠO HỮU CHÁNH TÍN!

Bài viết chưa xem gửi bởi quansat »

Chánh Tín đã viết:Kính ĐH quansat, ĐH có thể cho biết Đức Phật đã dạy thực hành cụ thể như thế nào, trong bản kinh nào, để giúp ta nhận ra bản chất thực sự của các pháp (hay còn gọi là khả năng Tuệ tri như thực ) không ạ?

Và thực hành như thế nào để có thể có được Chánh Niệm Tỉnh Giác ạ?
Kinh điển hiện nay nhiều vô số kể, theo ước tính nếu một người tham cứu chỉ cần ngồi và lật từng trang kinh thì cả đời cũng không hết được số kinh điển hiện nay chứ đừng nói là đọc để hiểu. Mỗi người có một quan điểm khác nhau khi tham cứu kinh Phật, riêng tôi trước giờ cũng chỉ tham cứu được vài ba bộ kinh trong đó chủ yếu là kinh Vô Ngã Tướng:
http://www.budsas.org/uni/u-vbud/vbkin016.htm.
Quan điểm của tôi là quán chiếu và suy ngẫm để hiều ý kinh chứ không nên tụng cho nhiều mà chẳng hiểu thì thật vô ích.
Đh hãy suy ngẫm và quán chiếu thật kỹ ví dụ sau đây để tự giải đáp thắc mắc của mình nha.
Ví dụ tôi và đh cùng ngồi gần một đống phân, cái thấy của chúng ta về đống phân là: thật hôi thối, thật dơ bẩn, thật kinh tởm và phải tránh xa v.v...Tôi rất tán thành điều này và tôi cho rằng tất cả những con người có tâm lý bình thường đều cùng có sự thấy biết như vậy cả, trừ những người “bất thường”. Tuy nhiên, đống phân đối với con ruồi và cây cối thì lại là thứ rất tuyệt vời.Vậy, đống phân thực sự là gì đây? Kinh tởm hay tuyệt vời? Đây là một câu hỏi rất nghiêm túc để chúng ta hiểu được thế nào là “thấy các pháp như chúng thực sự là”.
Đối với con người đống phân là dơ bẩn => đúng!
Đối với con ruồi và cây cối đống phân là tuyệt vời => đúng!
Phần lớn chúng ta bị nhầm lẫn giữa việc "đống phân đối với chúng ta” và “đống phân”. Chúng ta có thể nghĩ đống phân là hôi thối, dơ bẩn, kinh tởm v.v…nhưng đó chỉ là đối với con người còn thực sự đống phân là như thế nào đây?
Không phải đối với con người đống phân là hôi thối thì đống phân trở nên hôi thối.
Không phải đối với con người đống phân là dơ bẩn thì đống phân trở nên dơ bẩn.
Không phải đối với con người đống phân là kinh tởm thì đống phân trở nên kinh tởm.
Không phải đối với con ruồi, cây cối đống phân là tuyệt vời thì đống phân trở nên tuyệt vời.
...
Đống phân vẫn chỉ như nó thực sự là dù cho mỗi loài có sự thấy biết khác nhau đi chăng nữa.
Chúng ta có thể nghĩ mọi điều từ đơn giản cho đến huyền diệu về đống phân như: hình dạng đống phân là giống cái bánh ú, đống phân là đang tồn tại, đống phân là đang hoại diệt theo thời gian, đống phân là có mà không thật có, đống phân là bất tịnh, đống phân là tịnh, thể tánh của đống phân là thanh tịnh, chẳng dơ chẳng sạch, chẳng sanh chẳng diệt, đống phân là ngã, vô ngã, chẳng ngã chẳng vô ngã vân vân và vân vân. Thế nhưng, chúng ta cần phải biết (giác) tất cả những điều này là suy nghĩ của chúng ta lên đống phân, còn thực sự đống phân là gì đây? Chỉ có đống phân mới biết được nó thực sự là gì!
Nếu ai hỏi “đống phân là gì?” => tôi không biết!
Nếu ai hỏi “đống phân là gì đối với bạn?”=> Đối với tôi nó thật hôi thối, dơ bẩn, kinh tởm, đáng tránh xa…
Kính!
Sửa lần cuối bởi quansat vào ngày 07/04/14 20:53 với 1 lần sửa.


Cần phân biệt rõ ràng giữa việc chúng ta cho rằng các pháp là thế này, các pháp là thế nọ ...với bản chất thực sự của các pháp.
Hình đại diện của người dùng
alphatran
Bài viết: 1385
Ngày: 04/05/11 20:42
Giới tính: Nam
Đến từ: Hữu Lậu Tịnh Tu Am

Re: KÍNH ĐẠO HỮU CHÁNH TÍN!

Bài viết chưa xem gửi bởi alphatran »

Đạo hữu quansat có thể nào vui lòng viết rõ chữ ĐP thành đống phân không?

Chữ đạo Phật mà viết tắt cũng thành ĐP đó
Tội lỗi quá


Pháp môn vô lượng thệ nguyện học - Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn - Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành - Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ
Chánh Tín
Bài viết: 171
Ngày: 22/12/13 02:17
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Đại địa

Re: KÍNH ĐẠO HỮU CHÁNH TÍN!

Bài viết chưa xem gửi bởi Chánh Tín »

Kính ĐH quansat!

Những điều mà ĐH trình bày ở trên vẫn mới chỉ là những suy luận của Ý thức. Không phải tôi nói ngoa, thời gian còn học phổ thông trung học- khi mà chưa biết gì về Phật giáo, thì tôi cũng đã có những nhận thức giống như những điều ĐH viết ở trên. Mà tôi nghĩ không chỉ mình tôi mà sẽ có rất nhiều người dù không hề biết đến Phật pháp, nếu chịu khó suy tư thì cũng đều có những kết luận giống như thế, có thể coi những nhận thức đó là thuộc phạm trù của Triết học vậy.

Nhưng Đức Phật không phải là một Triết gia. Triết gia thì vẫn còn phải dùng dòng suy nghĩ của vọng tâm sai lạc để mô tả và nhận thức vạn pháp, còn Đức Phật thì trực nhận (thực chứng) về vạn pháp không phải qua suy luận, không cần qua giác quan. Ngài nhập đại định, vượt qua năm ấm để hòa nhập vào Bản Thể Tuyệt Đối, khi đó Ngài và vạn pháp trở thành Một, thành duy nhất. Đây mới thực sự là khả năng Tuệ tri như thật để "thấy các pháp như chúng thực sự là". (Mượn ngôn ngữ để tạm diễn tả như vậy, chứ thực ra khi hòa nhập thành Một rồi thì Ngã và Pháp không còn phân biệt nữa)

Dường như ĐH chưa bắt tay vào thực hành Thiền, hoặc nghiên cứu về phương pháp hành Thiền được ghi trong kinh điển- phương pháp đã giúp Sa môn Cồ-Đàm (Gautama) trở thành Phật, Đấng Giác ngộ, Bậc Toàn giác. ĐH mới chỉ tìm hiểu về pháp học mà chưa thực sự tìm hiểu về pháp hành thì phải - nếu tôi không lầm?


quansat
Bài viết: 181
Ngày: 12/08/12 02:29
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: KÍNH ĐẠO HỮU CHÁNH TÍN!

Bài viết chưa xem gửi bởi quansat »

Kính đh chánh tín!
Tôi suy luận chổ nào xin đh chỉ rõ được không?


Cần phân biệt rõ ràng giữa việc chúng ta cho rằng các pháp là thế này, các pháp là thế nọ ...với bản chất thực sự của các pháp.
Chánh Tín
Bài viết: 171
Ngày: 22/12/13 02:17
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Đại địa

Re: KÍNH ĐẠO HỮU CHÁNH TÍN!

Bài viết chưa xem gửi bởi Chánh Tín »

Hì, tất tần tật những gì phàm phu chúng ta viết trên diễn đàn này đều là sản phẩm của năm ấm, đa phần là thuộc Ý thức ( gồm có khái niệm, khái quát, suy luận, quy nạp, diễn dịch, phân tích, tổng hợp...hay gọi chung là hoạt động tư duy), một số cực ít thì là sản phẩm của Vô thức ở những người nhập được thiền định. Còn khả năng Tuệ tri như thực thì chỉ có ở những bậc A la hán, những bậc đã vượt qua năm ấm, bản ngã biến mất, nhập định vào Bản Thể Tuyệt Đối, thực chứng được Niết Bàn. Xin hỏi ĐH đã có khả năng đó chưa? Nếu chưa thì những gì ĐH viết đương nhiên vẫn chỉ là những hoạt động của tư duy mà tất cả phàm phu chúng ta vẫn đang làm đó (Phật gọi đây là sự Tưởng tri). Còn các bậc Thánh đã giác ngộ thì để có thể Tuệ tri như thật, các Ngài không suy nghĩ tư duy mà sử dụng khả năng nhập định ĐH ạ.
Sửa lần cuối bởi Chánh Tín vào ngày 08/04/14 04:52 với 1 lần sửa.


quansat
Bài viết: 181
Ngày: 12/08/12 02:29
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: KÍNH ĐẠO HỮU CHÁNH TÍN!

Bài viết chưa xem gửi bởi quansat »

thế nếu đưa cho các ngài A La Hán một chén cơm và một chén cát thì các ngài có chọn chén cơm để ăn không?


Cần phân biệt rõ ràng giữa việc chúng ta cho rằng các pháp là thế này, các pháp là thế nọ ...với bản chất thực sự của các pháp.
Chánh Tín
Bài viết: 171
Ngày: 22/12/13 02:17
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Đại địa

Re: KÍNH ĐẠO HỮU CHÁNH TÍN!

Bài viết chưa xem gửi bởi Chánh Tín »

Khi chưa nhập Vô dư Níp bàn và khi không nhập định thì các Ngài vẫn sử dụng thân ngũ uẩn làm phương tiện để giáo hóa chúng sinh ĐH ạ.


quansat
Bài viết: 181
Ngày: 12/08/12 02:29
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: KÍNH ĐẠO HỮU CHÁNH TÍN!

Bài viết chưa xem gửi bởi quansat »

Thế cái gì của các ngài nhập niết bàn?


Cần phân biệt rõ ràng giữa việc chúng ta cho rằng các pháp là thế này, các pháp là thế nọ ...với bản chất thực sự của các pháp.
Chánh Tín
Bài viết: 171
Ngày: 22/12/13 02:17
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Đại địa

Re: KÍNH ĐẠO HỮU CHÁNH TÍN!

Bài viết chưa xem gửi bởi Chánh Tín »

ĐH hãy thực hành Thiền để tự thực chứng vấn đề này. Nếu Đức Phật còn tại thế thì Ngài cũng không trả lời câu hỏi của ĐH vì Niết bàn là bất khả tư nghì, bất khả thuyết.


quansat
Bài viết: 181
Ngày: 12/08/12 02:29
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: KÍNH ĐẠO HỮU CHÁNH TÍN!

Bài viết chưa xem gửi bởi quansat »

Xin lỗi đh vì tôi đã đi quá xa vấn đề! Dù sao cũng là nhân duyên để tôi và đh được đàm luận ngày hôm nay. baibaibai


Cần phân biệt rõ ràng giữa việc chúng ta cho rằng các pháp là thế này, các pháp là thế nọ ...với bản chất thực sự của các pháp.
Hình đại diện của người dùng
yen-phuong
Bài viết: 361
Ngày: 20/06/08 06:00
Giới tính: Nữ

Re: KÍNH ĐẠO HỮU CHÁNH TÍN!

Bài viết chưa xem gửi bởi yen-phuong »

Chánh Tín đã viết:
Kính ĐH quansat, ĐH có thể cho biết Đức Phật đã dạy thực hành cụ thể như thế nào, trong bản kinh nào, để giúp ta nhận ra bản chất thực sự của các pháp (hay còn gọi là khả năng Tuệ tri như thực ) không ạ?

Và thực hành như thế nào để có thể có được Chánh Niệm Tỉnh Giác ạ?
Câu hỏi của bạn Chánh Tín rất hay =D> .

Đức Phật dạy chúng ta cần thu thúc lục căn: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý . Tuy có nhiều sự kiện xảy ra xung quanh ta, nhưng nói gọn lại, chúng ta chỉ có 6 đối tượng xuất hiện cùng một lúc qua 6 căn .

Xưa kia, YP được dạy: "Hãy nhìn trong mắt, nghe trong tai .", nhưng không hiểu . Sau này, nhờ Thiền Sư Tejaniya nhắc nhở, YP mới hiểu rằng thay vì quan sát đối tượng bên ngoài (như đống phân qua ví dụ của bạn quan sat dùng), YP ghi nhận CẢM GIÁC đang xảy ra ở mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ghi nhận Ý NGHĨ trong ý . Thiền Sư dạy chúng ta chỉ cần ghi nhận một trong 6 đối tượng rất nhanh, rồi lướt qua đối tượng khác; không nên trụ tâm vào chỉ một đối tượng mà thôi .

Mong bạn chia xẻ sự thực tập của bạn để YP cùng tu học với .

Cám ơn bạn nhiều lắm .


Ví như nước trong đại dương chỉ có một vị, đó là vị mặn, pháp và luật của Như Lai cũng thế, chỉ có một vị, đó là vị giải thoát (vimuttirasa)” Lời Đức Thế Tôn (c.566 BC - c.480 BC)
"Diễn đàn tuy ảo, nhưng nghiệp quả có thật ."
"Chỉ có người giác ngộ và kẻ chưa giác ngộ." (Tông Phái Phật Giáo - Nội Quy Chuyên Mục)
Chánh Tín
Bài viết: 171
Ngày: 22/12/13 02:17
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Đại địa

Re: KÍNH ĐẠO HỮU CHÁNH TÍN!

Bài viết chưa xem gửi bởi Chánh Tín »

Kính ĐH yen-phuong!

Về phương pháp tu tập thì tôi cũng đã chia sẻ với ĐH Thiên Nhan trong Topic http://diendan.daitangkinhvietnam.org/v ... 41&t=10435. Nếu có thể được thì ĐH góp ý cho tôi, vì tôi vẫn là kẻ chập chững trên con đường Đạo, lại không được học trực tiếp với các vị Thầy.

Theo tôi được biết, "Nhân" chính để giác ngộ là Công đức, nhất là Công Đức Tôn Kính Phật và các vị Thánh Tăng. Nếu trong một kiếp quá khứ, chúng ta đã từng được tiếp kiến tôn nhan Đức Phật để quỳ xuống đảnh lễ Ngài với trọn lòng tôn kính thì chắc chắn có ngày ta sẽ được đắc đạo. Tôi đọc trong Tích truyện Pháp cú thấy nhiều trường hợp như vậy. Thí dụ như Hoàng hậu Khema hay diễn viên nhào lộn Uggasena, dù hiện kiếp chưa xuất gia hay tu tập gì cả mà vẫn có thể chứng A la hán sau khi nghe Đức Phật giảng một bài pháp hay đọc một bài kệ. Đức Phật giải thích rằng đó là do trong quá khứ, các Ngài đã từng trực tiếp cung kính đảnh lễ, cúng dường, tán thán, phát nguyện và làm theo lời dạy của Chư Phật hay các vị A la hán. kinhle

Chúng ta bạc phước sinh ra trong thời không có Phật hiện tiền để có thể bày tỏ lòng tôn kính và trực tiếp theo học, mà chỉ có thể quỳ dưới Tôn tượng của Ngài để đảnh lễ. Tuy nhiên, nếu không có sự hiểu biết sâu sắc về cuộc đời, công phu tu hành và sự nghiệp giáo hóa chúng sinh của Đức Phật thì lòng tôn kính của chúng ta sẽ rất cạn cợt, thậm chí là lệch lạc. Nhiều người hiện nay đến chùa xì xụp khấn vái tụng niệm mà chỉ biết Phật na ná giống như một Thượng đế toàn năng, như một Đấng Cứu Rỗi của ngoại đạo vậy! caunguyen

Để tránh những vấn nạn như vậy, theo tôi người học Phật phải tìm hiểu kỹ cuộc đời Đức Phật, lịch sử các lần kết tập kinh điển, lịch sử truyền bá Đạo Phật, nắm chắc các nền tảng của Giáo pháp như Tứ Thánh Đế, Bát Chánh Đạo, Tứ Niệm Xứ, Lý Duyên Khởi, Tam Pháp Ấn, Luật Nhân Quả Nghiệp Báo..., tìm hiểu đa chiều từ nhiều nguồn thông tin rồi đối chiếu với những nền tảng đó để khách quan đánh giá. :-/ Từ đó mới có thể biết được Giáo lý của Đạo Phật có những điểm gì đặc trưngkhác biệt với ngoại đạo về bản chất.

Cũng rất nên thành kính xin Phật gia hộ cho ta gặp được thầy lành bạn tốt, mỗi khi đảnh lễ Ngài. kinhle

Chúc ĐH thành công trên con đường Văn-Tư-Tu của mình! tangbong

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật! kinhle kinhle kinhle
Sửa lần cuối bởi Chánh Tín vào ngày 20/06/14 01:25 với 3 lần sửa.


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.15 khách