Tích chuyện vua Tịnh Phạn (Kinh Pháp Cú)

Cùng nhau học hỏi những bài giáo lý căn bản và kiến thức Phật học phổ thông.
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Tích chuyện vua Tịnh Phạn (Kinh Pháp Cú)

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

138. TÍCH CHUYỆN VUA TỊNH PHẠN
(Trích: Tìm Hiểu & Học Tập Kinh Pháp Cú, Thiện Nhựt phiên dịch và ghi chú, Quyển II, Tập 3, trang 436-437)
Vào một thời kia, đức Phật ngụ tại chùa Cây Sung, gần thành Ca Tỳ La Vệ, trong một kỳ giảng pháp, có đề cập đến vua Tịnh Phạn là cha của Thái tử Tất Đạt Ta khi chưa xuất gia đi tu thành Phật.

Thuở ấy, trong một dịp trở về viếng thăm lại thành Ca Tỳ La Vệ, đức Phật ngụ tại chùa Cây Sung; nơi đây Ngài đem Chánh pháp ra giảng dạy cho thân nhơn trong dòng họ Thích Ca. Đức vua Tịnh Phạn nghĩ rằng thế nào đức Phật cũng đến hoàng cung, nên chẳng thỉnh đức Phật, mà lại lo chuẩn bị thức ăn cho hơn cả ngàn tỳ kheo, để chờ đức Phật đến.

Sáng sớm hôm ấy, công chúa Gia Du Đà La, vợ của Thái tử Tất Đạt Ta, nhìn qua khung cửa sổ, thấy đức Phật đang mang bình bát đi khất thực từng nhà. Công chúa vội đi báo với vua Tịnh Phạn. Vua cha tức tốc chạy đến bên đức Phật, bảo rằng, thật là nhục nhã cho một người dòng Sát Đế Lợi mà phải đi ăn xin từng nhà. Đức Phật đáp lại rằng, khất thực là một hạnh cao quí, được tất cả chư Phật trong ba đời thi hành, nên nay Ngài tuân theo hạnh đó, là đang giữ đúng truyền thống đó, có chi đâu là nhục nhã.

Rồi Đức Phật mới nói lên hai bài Kệ sau đây:
  • Hãy hăng hái và đừng phóng dật,
    Mà lãng xao hạnh khất sĩ nầy.
    Trang nghiêm chánh hạnh hành trì,
    Thế gian hưởng lạc đời nầy, đời sau.
    (Kệ số 168).

    Đừng theo tà hạnh mà phóng dật,
    Hãy nghiêm trì hạnh khất sĩ nầy.
    Trang nghiêm chánh hạnh hành trì,
    Thế gian hưởng lạc đời nầy, đời sau.
    (Kệ số 169).
TÌM HIỂU:
  • A. Nghĩa Chữ:
- Tịnh Phạn: tên vua cha của Thái tử Tất Đạt Ta, Pali: Suddhodana

- Chùa Cây Sung: Tạm dịch chữ Pali là Nigrodhàràma; chữ Nigrodha là một loại cây to như cây da, trái giống trái sung của ta.

- Ca Tỳ La Vệ: Thành nầy là nơi Thái tử Tất Đạt Ta sống khi chưa đi tu, nay thuộc phần đất của Nepal. Tên tiếng Pali là Kapilavatthu.

- Gia Du Đà La: Vợ của Thái tử Tất Đạt Ta, tiếng Pali là Yasodhàra.

- Tức tốc: Tức = Lập tức; Tốc = nhanh. Tức tốc là thật nhanh.

- Sát Đế Lợi: Giai cấp vua quan ở Ấn Độ xưa, tiếng Pali: Khattiya

- Truyền thống: Truyền = trao lại; Thống = nối tiếp theo. Truyền thống là thông lệ được truyền lại từ nhiều đời, để tuân theo.

- Lãng xao: Xao lãng, bỏ phế, bỏ quên chẳng làm tiếp nữa.

- Khất sĩ, Khất thực: Khất = đi xin; Sĩ = người; Thực = ăn. Hạnh khất sĩ là hạnh đi xin ăn, chẳng có nghề riêng để sanh sống. Đây là giới luật Phật đặt ra, buộc tu sĩ phải khuất mình đi xin ăn để nén lòng tự ái xuống, và có dịp gặp dân chúng để chỉ dạy đường lối tu hành.

- Phóng dật: Lười biếng, buông trôi, chẳng tha thiết đến.

- Chánh hạnh: Hạnh tu căn bản, lối tu chơn chánh nhứt.

- Tà hạnh: Trái với chánh hạnh. Tà hạnh là hành động xấu ác.

- Hành trì: Hành = làm; Trì = giữ gìn. Hành trì là chuyên làm theo.

- Thế gian: Thế = đời; Gian = khoảng; Thế gian ở đây có nghĩa là đời sống bình thường, có gia đình, còn chưa đi tu. Xuất thế gian có nghĩa là rời cuộc sống th tục, đi tu để được giải thoát.

- Hưởng lạc: Lạc = vui sướng. Hưởng lạc = được vui sướng.
  • B. Nghĩa Ý:
1. Ý nghĩa của Tích chuyện:

Tích chuyện kể lại việc đức Phật về đến gần hoàng cung xưa, mà vẫn đi khất thực. Vua cha cho đó là nhục nhã. Đức Phật bảo, hạnh khất sĩ cao quí, nên nghiêm trì mãi: đó là ý nghĩa của Tích chuyện.

2. Ý nghĩa của hai bài Kệ số 168 và 169:

Hai bài Kệ giống nhau, nói về hạnh khất sĩ, khuyên đừng vì phóng dật, tà hạnh mà xao lãng hạnh khất sĩ. Ngày nay, vì cuộc sống thay đổi, hạnh nầy ít được thi hành ở các chùa thuộc Bắc tông.

HỌC TẬP:

- Học thuộc lòng hai bài Kệ, ghi nhớ: hạnh khất sĩ rất cao quí, chớ chẳng phải vì lười biếng chẳng có nghề sanh sống mà phải đi xin.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.29 khách