NHŨNG CÁI CHẤP VỀ GIÁC NGỘ

Cùng nhau học hỏi những bài giáo lý căn bản và kiến thức Phật học phổ thông.
Hình đại diện của người dùng
aonhankhach007
Bài viết: 159
Ngày: 13/09/11 18:00
Giới tính: Nam
Đến từ: T P HO CHI MINH

NHŨNG CÁI CHẤP VỀ GIÁC NGỘ

Bài viết chưa xem gửi bởi aonhankhach007 »

Tiếp theo bài:18 (NHỮNG ĐIỀU LỖI LẦM KHI TU ĐẠO PHẬT)
Trích trong KINH (NHỮNG ĐIỀU CĂN BẢN TRONG GIÁO LÝ ĐẠO PHẬT)

NHŨNG CÁI CHẤP VỀ GIÁC NGỘ

- GIÁC NGỘ CHÂN LÝ là cái đích của kẻ tu hành theo đạo Phật. Tuy thế, có nhiều bực cao, thấp khác nhau, thành thử có nhiều trạng thái hầu như mâu thuẫn nhau.

- Có 3 CHÂN LÝ của GIÁC NGỘ
Trường hợp thứ nhất: Rốt ráo lìa đời là GIÁC NGỘ. Dứt được nghiệp chướng của đời, không dính dáng vào đời nữa, xa lìa hẳn đời, vào cõi tịch tỉnh (HỮU DƯ Y NIẾT BÀN), chứng Diệt Tận Chánh Định, là GIÁC NGỘ CHÂN LÝ (như quả vị A LA HÁN).
- Thoát xong cái sống phàm, dù lân lân trong cái thể Thánh, kẻ Giác Ngộ cũng không tài nào tìm được một ví dụ thế gian để so sánh, diễn đạt trong trạng thái Thánh của mình. Mà dù có được chăng nữa, phàm phu có được nghe giảng giải rốt ráo cũng không đủ trí lãnh hội đúng đắn.
- Cái sống Thánh không thể dùng ngôn ngữ để diễn đạt, hành vi để chứng minh, tướng đối đãi để suy diễn...Bóng mặt trời chiếu xuống nước, nước không lìa bóng, bóng không lìa nước, thành cái sống mê mờ. Nước rã, bóng tan, hết nước bóng mất...Nhưng nếu Giác Ngộ được rằng: dùng nước để phát hiện có mình vì có nước, có nước nên phải có mình thì bóng sẽ không dính mắc vào nước, tan rã theo nước...Bóng là bóng, nước là nước thì bóng không dính vào cái vòng sanh, diệt, còn mất của nước nữa.
- Ví như một ông Trưởng Giả sống trong xóm lao động nghèo nàn. Cùng thở chung không khí ẩm thấp, cùng đi trên con lộ gồ ghề, mà ông ta vẩn sống sung túc, đầy đủ tiện nghi, cách xa hẳn cái sống của người lao động chung quanh. Ông ta biết rõ cảnh cơ cực của hàng xóm láng giềng nhưng hàng xóm láng giềng khó biết rõ ràng những cái tiện nghi thừa thãi của ông Trưởng Giả, may ra kẻ hiếu kỳ cũng chỉ mang máng biết, suy đoán rằng ông ta sung sướng hơn họ, còn hơn như thế nào, khác như thế nào, chắc họ cũng không rõ...

-Trường hợp thứ hai:Dung thông, bao hàm các tướng, nên không "mê" đời mà cũng không xa đời. Chứng các môn Chánh Định (Tam Muội) GIẢI THOÁT, VÔ SINH THƯỜNG TRỤ TAM MUỘI THỰC TƯỚNG VÔ TƯỚNG (VÔ DƯ Y NIẾT BÀN hay TRANG NGHIÊM TỊNH ĐỘ QUỐC). Phân biệt được Tâm và Pháp. Ở Tâm chẳng ngại Pháp, trong Pháp chẳng ngại Tâm, Tâm thường hiện Pháp, Pháp ấy là Tâm...Bậc Giác Ngộ nầy đã cao xa hp7n bậc thứ nhất rất nhiều.
- Bóng sáng của mặt trời không những rọi xuống nước, mà còn vương vấn trên ngọn cỏ, cành cây, nơi mái nhà tranh tịch mịch, hay nơi mái lầu chốn đô thị phồn hoa, từng pha màu cho đám mây vô định, từng sưỡi ấm nhân gian...Bóng sáng là bóng sáng, bết cái tánh sáng, cái tánh sưởi nóng của mình, không lộn vào cái "được soi sáng", cái "được sưởi ấm" của sự vật. Hòa vào sự vật, mà không tan biến vào sự vật...Nhưng thật ra, vẫn còn dính trong sự hằng "phân hai" có ta có người.
- Ví như Vị Trưởng Giả Phú Hộ nói trên, mang tài vật bố thí cho kẻ nghèo ấy phải lộn lạo vào hàng ngũ của đám nghèo, lẽ tất nhiên cũng ở trong đám nghèo ấy vì một dụng ý giúp đỡ, mà Vị Trưởng Giả vẫn là một bậc Phú Gia. Tuy nhiên sự bố thí ấy vẫn còn nhận ra được kẻ bố thí và người nhận bố thí, ăn mặc khác nhau, hành vi khác nhau. Thế là có đây có đó, tức là "NHỊ THỊ" vậy.

-Trường hợp thứ ba: Giác Ngộ rốt ráo Chân Lý không phân biệt Cảnh Tâm nữa, vì chúng vốn Như Huyễn.
- (Nhất thiết hữu vi pháp, như mộng huyễn, bào, ảnh, như lộ diệc như điển, ứng tác như thị quán). Chứng NHẤT THIẾT CHỦNG TRÍ thì ở đâu cũng là PHẬT cho nên nào tự phân biệt với phàm, thường hiện đủ cảnh, đủ tình, song không khổ (THƯỜNG TỊCH NIẾT BÀN - PHỔ HIỆN CHÚNG SINH TAM MUỘI...).
- Chân Lý là chúng sinh, tất cả chúng sinh là hiện tướng của Chân Lý.
- Mặt trời có tánh nóng, tánh sáng - sáng thì có dọi bóng, nóng thì năng sưởi ấm - Bóng là do tánh sáng, nóng ấm là do tánh nóng: tánh sáng, tánh nóng là của mặt trời, thì bóng và sưởi ấm đều là của mặt trời.

- Muôn ngàn hiện tượng song chỉ là một gốc. Gốc của một và của tất cả biến thể. Cho nên, thường nghe nói: MỘT LÀ TẤT CẢ, TẤT CẢ LÀ MỘT. Nhưng khi đã là MỘT thì không còn dùng tiếng "MỘT" nữa, vì nó vô nghĩa, vô nghĩa vì không cái gì ngoài nó để mà đối ứng nữa.
- Thể tánh thường hiện đủ muôn pháp, nhưng gọi là "MỘT" vì trong cái muôn trùng của vạn pháp, mỗi cái đều có "tự biết sống" song không khác chiều hướng, tuyệt đối giống nhau...Trùng trùng điệp điệp nhưng đều đi một lối. Nếu không gọi là "MỘT" thì biết gọi là gì nữa ?

- Ví như Vị Trưởng Giả Phú Hộ nói trên nghĩ rằng " Cứ đi bố thí mãi như vậy, đến bao giờ mới cho tất cả thoát được cảnh cơ hàn thiếu thốn ?" . Ông ta cũng nghĩ rằng: "Họ cũng như mình, cũng đủ tay đủ chân, mắt sáng tai thanh... họ cũng ham làm việc mưu sinh, nhưng chỉ khổ một nỗi là họ thiếu phương pháp, phương tiện". Ông biết cách tự làm giàu lương thiện, ông bèn đem cách ấy dạy dỗ cho họ. Ông mở một xí nghiệp để tất cả có phương đem sức mình tự cứu mình, trong sự cộng đồng hợp tác, cùng xây dựng, cùng chịu trách nhiệm, cùng phân chia lợi tức.

- Với ý định ấy, ngày kia ông tìm địa điểm đặt cơ sở luôn tiện vân du...Một chiều kia trên rừng núi âm u, ông gặp một lữ hành cô độc.
- Xét bề ngoài, nào ai phân biệt được kẻ nào sung túc, kẻ nào cơ hàn: Vì cả hai đều là bộ hành, cùng mang hành lý, cùng đẩm mồ hôi, cùng đi dép nhẹ. Song tâm tư mỗi bên mỗi khác, khi màn đêm sắp buông phủ núi rừng: ông Phú Hộ vẫn bình tĩnh khoan khoái, kẻ lữ hành kia lại băn khoăn khổ sở...Vì đâu ? Vì c1 gốc hay không có gốc, vì Tự Biết hay không tự biết mình sẽ về đâu, mình sẽ tá túc vào đâu ?
- Gôm cả ba ví dụ của ba trường hợp, ta có thể tả cái hình tướng nhất định của một Vị Phú Hộ chăng ?
- Ngồi trên lầu son gác tía mới là Phú Hộ ?
- Chen vào kẻ nghèo đem của bố thí mới là Phú Hộ ?
- Bơ vơ nơi đồi núi chập chùng mới là Phú Hộ ?
- Nếu chỉ lấy một trong ba nghĩa trên, là sai lầm, eo hẹp. Là Phú Hộ thì có làm gì, có sống nơi nào cũng là Phú Hộ vì biết mình là Phú Hộ, đầy đủ an vui...
_ Có lăng lóc trong bùn lầy, nước đọng, có lang thang đây đó như kẻ không nhà, có ăn cơm hẩm cá thiu, chẳng cũng là chỉ thoáng qua. Vì kẻ khác, ta hòa mình tạm thời với họ để họ dể thông cảm và mình có cơ hội giúp họ kết quả hơn...Trong hoàn cảnh nào, Vị Phú Hộ cũng an vui tự tại, giữ được mục đích chính đáng của mình, giữ được cái Trí sáng suốt của mình.

- Trong ba hành dụng, ta thấy có mâu thuẫn, nhưng cũng đi một đường - Thấp cao có khác, thánh có ba bực. Thật ra đến bực cao nhất mới là hoàn toàn CHÂN LÝ, và chẳng còn bực nào nữa. Chung quy cũng chỉ là một.

- Bậc thứ nhất là Bậc Thánh Thứ Tư (La Hán, Bích Chi) : đắc quả nhưng còn chấp pháp, ly thế rốt ráo, nhưng sợ nhiễm thế nên an nhiên tự tại một mình.

- Bậc thứ hai là Bồ Tát, đắc quả phá các chấp, thường hiện thế mà không sợ nhiễm thế. nhưng vẫn còn cái phân biệt "Bồ Tát với chúng sinh" nhị thị.

- Bậc thứ ba là Bậc Bất Thối Bồ Tát và Như Lai : đắc NHẤT THIẾT CHỦNG TRÍ không phân biệt (BẤT NHỊ: Ta là Phật đã thành, chúng sinh là Phật sẽ thành).

- Kẻ tu phải tránh việc:"lấy ngao lường biển". Hãy đoạn trừ pháp chấp, luôn luôn cầu tiến bộ, mới mong đạt được CHÂN LÝ hoàn toàn của PHẬT : Đó là hướng tâm "VÔ THƯỢNG BỒ ĐỀ". Có như vậy mới khỏi mang tiếng "tu mù" mới khỏi có những hành vi, suy nghĩ vô tình phản CHÁNH PHÁP.

NAM MÔ NGUYÊN KHÔNG ĐẠI HẠNH VƯƠNG PHẬT
kinhle kinhle kinhle
Sửa lần cuối bởi aonhankhach007 vào ngày 14/07/12 02:28 với 1 lần sửa.


Ôi ! Tuyệt Mỹ đường CHÂN NHƯ, CHÂN LÝ.
Đời đời ơi ! Ai mong CHÂN THIỆN MỸ.
Thì lên đường CHÂN LÝ dạo mười phương.
Thõa ước mong khi thâm nhập mối dường.
Và Phàm, Thánh đều là ta tất cả.
Theo diệu lý nhân ước nguyền cao cả.
THIÊN, MỸ, CHÂN hạnh phúc quả vô biên.
U. MINH
mymamut
Bài viết: 353
Ngày: 29/05/10 23:14
Giới tính: Nam
Đến từ: vietnam

Re: NHŨNG CÁI CHẤP VỀ GIÁC NGỘ

Bài viết chưa xem gửi bởi mymamut »

Xin phép Đh cho tôi hỏi : CÓ PHẢI NHỮNG CHIA SẺ TRÊN TỪ NƠI ĐH , ĐƯỢC TRÍCH DẨN TỪ : KINH, LUẬT, LUẬN CỦA ĐỨC THẾ TÔN .

Kính
Mymamut


Nhớ ơn VỊ GIẢI THOÁT, GIÁC NGỘ CÓ THẬT TRONG LỊCH SỬ NHÂN LOẠI VỚI DANH TỰ SIDDHARTHA GAUTAMA
Hình đại diện của người dùng
aonhankhach007
Bài viết: 159
Ngày: 13/09/11 18:00
Giới tính: Nam
Đến từ: T P HO CHI MINH

Re: NHŨNG CÁI CHẤP VỀ GIÁC NGỘ

Bài viết chưa xem gửi bởi aonhankhach007 »

Kinh gởi : ĐH mymamut

ank rất vui nghe sự chia sẽ của ĐH, còn đây là bài giảng của Bậc Thiện Tri Thức được lập làm Kinh (NHỮNG ĐIỀU CĂN BẢN TRONG GIÁO LÝ ĐẠO PHẬT) theo hệ tư tưởng liểu nghĩa, để những người tu học Phật có được cái bản đồ, có được Tín hướng đúng đắn trên đường hành đạo, chứng đạo đúng với Chánh Pháp Phật.
Kính
ank


Ôi ! Tuyệt Mỹ đường CHÂN NHƯ, CHÂN LÝ.
Đời đời ơi ! Ai mong CHÂN THIỆN MỸ.
Thì lên đường CHÂN LÝ dạo mười phương.
Thõa ước mong khi thâm nhập mối dường.
Và Phàm, Thánh đều là ta tất cả.
Theo diệu lý nhân ước nguyền cao cả.
THIÊN, MỸ, CHÂN hạnh phúc quả vô biên.
U. MINH
Hình đại diện của người dùng
Luuuuuuuuuuuu
Bài viết: 385
Ngày: 01/03/09 20:21
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: NHŨNG CÁI CHẤP VỀ GIÁC NGỘ

Bài viết chưa xem gửi bởi Luuuuuuuuuuuu »

Kính Đạo hữu aonhankhach007,
aonhankhach007 đã viết:
NHŨNG CÁI CHẤP VỀ GIÁC NGỘ

- GIÁC NGỘ CHÂN LÝ là cái đích của kẻ tu hành theo đạo Phật. Tuy thế, có nhiều bực cao, thấp khác nhau, thành thử có nhiều trạng thái hầu như mâu thuẫn nhau.

- Có 3 CHÂN LÝ của GIÁC NGỘ
Trường hợp thứ nhất: Rốt ráo lìa đời là GIÁC NGỘ. Dứt được nghiệp chướng của đời, không dính dáng vào đời nữa, xa lìa hẳn đời, vào cõi tịch tỉnh (HỮU DƯ Y NIẾT BÀN), chứng Diệt Tận Chánh Định, là GIÁC NGỘ CHÂN LÝ (như quả vị A LA HÁN).
- Thoát xong cái sống phàm, dù lân lân trong cái thể Thánh, kẻ Giác Ngộ cũng không tài nào tìm được một ví dụ thế gian để so sánh, diễn đạt trong trạng thái Thánh của mình. Mà dù có được chăng nữa, phàm phu có được nghe giảng giải rốt ráo cũng không đủ trí lãnh hội đúng đắn.
- Cái sống Thánh không thể dùng ngôn ngữ để diễn đạt, hành vi để chứng minh, tướng đối đãi để suy diễn...Bóng mặt trời chiếu xuống nước, nước không lìa bóng, bóng không lìa nước, thành cái sống mê mờ. Nước rã, bóng tan, hết nước bóng mất...Nhưng nếu Giác Ngộ được rằng: dùng nước để phát hiện có mình vì có nước, có nước nên phải có mình thì bóng sẽ không dính mắc vào nước, tan rã theo nước...Bóng là bóng, nước là nước thì bóng không dính vào cái vòng sanh, diệt, còn mất của nước nữa.
- Ví như một ông Trưởng Giả sống trong xóm lao động nghèo nàn. Cùng thở chung không khí ẩm thấp, cùng đi trên con lộ gồ ghề, mà ông ta vẩn sống sung túc, đầy đủ tiện nghi, cách xa hẳn cái sống của người lao động chung quanh. Ông ta biết rõ cảnh cơ cực của hàng xóm láng giềng nhưng hàng xóm láng giềng khó biết rõ ràng những cái tiện nghi thừa thãi của ông Trưởng Giả, may ra kẻ hiếu kỳ cũng chỉ mang máng biết, suy đoán rằng ông ta sung sướng hơn họ, còn hơn như thế nào, khác như thế nào, chắc họ cũng không rõ...

-Trường hợp thứ hai:Dung thông, bao hàm các tướng, nên không "mê" đời mà cũng không xa đời. Chứng các môn Chánh Định (Tam Muội) GIẢI THOÁT, VÔ SINH THƯỜNG TRỤ TAM MUỘI THỰC TƯỚNG VÔ TƯỚNG (VÔ DƯ Y NIẾT BÀN hay TRANG NGHIÊM TỊNH ĐỘ QUỐC). Phân biệt được Tâm và Pháp. Ở Tâm chẳng ngại Pháp, trong Pháp chẳng ngại Tâm, Tâm thường hiện Pháp, Pháp ấy là Tâm...Bậc Giác Ngộ nầy đã cao xa hp7n bậc thứ nhất rất nhiều.
- Bóng sáng của mặt trời không những rọi xuống nước, mà còn vương vấn trên ngọn cỏ, cành cây, nơi mái nhà tranh tịch mịch, hay nơi mái lầu chốn đô thị phồn hoa, từng pha màu cho đám mây vô định, từng sưỡi ấm nhân gian...Bóng sáng là bóng sáng, bết cái tánh sáng, cái tánh sưởi nóng của mình, không lộn vào cái "được soi sáng", cái "được sưởi ấm" của sự vật. Hòa vào sự vật, mà không tan biến vào sự vật...Nhưng thật ra, vẫn còn dính trong sự hằng "phân hai" có ta có người.
- Ví như Vị Trưởng Giả Phú Hộ nói trên, mang tài vật bố thí cho kẻ nghèo ấy phải lộn lạo vào hàng ngũ của đám nghèo, lẽ tất nhiên cũng ở trong đám nghèo ấy vì một dụng ý giúp đỡ, mà Vị Trưởng Giả vẫn là một bậc Phú Gia. Tuy nhiên sự bố thí ấy vẫn còn nhận ra được kẻ bố thí và người nhận bố thí, ăn mặc khác nhau, hành vi khác nhau. Thế là có đây có đó, tức là "NHỊ THỊ" vậy.

-Trường hợp thứ ba: Giác Ngộ rốt ráo Chân Lý không phân biệt Cảnh Tâm nữa, vì chúng vốn Như Huyễn.
- (Nhất thiết hữu vi pháp, như mộng huyễn, bào, ảnh, như lộ diệc như điển, ứng tác như thị quán). Chứng NHẤT THIẾT CHỦNG TRÍ thì ở đâu cũng là PHẬT cho nên nào tự phân biệt với phàm, thường hiện đủ cảnh, đủ tình, song không khổ (THƯỜNG TỊCH NIẾT BÀN - PHỔ HIỆN CHÚNG SINH TAM MUỘI...).
- Chân Lý là chúng sinh, tất cả chúng sinh là hiện tướng của Chân Lý.
- Mặt trời có tánh nóng, tánh sáng - sáng thì có dọi bóng, nóng thì năng sưởi ấm - Bóng là do tánh sáng, nóng ấm là do tánh nóng: tánh sáng, tánh nóng là của mặt trời, thì bóng và sưởi ấm đều là của mặt trời.

- Muôn ngàn hiện tượng song chỉ là một gốc. Gốc của một và của tất cả biến thể. Cho nên, thường nghe nói: MỘT LÀ TẤT CẢ, TẤT CẢ LÀ MỘT. Nhưng khi đã là MỘT thì không còn dùng tiếng "MỘT" nữa, vì nó vô nghĩa, vô nghĩa vì không cái gì ngoài nó để mà đối ứng nữa.
- Thể tánh thường hiện đủ muôn pháp, nhưng gọi là "MỘT" vì trong cái muôn trùng của vạn pháp, mỗi cái đều có "tự biết sống" song không khác chiều hướng, tuyệt đối giống nhau...Trùng trùng điệp điệp nhưng đều đi một lối. Nếu không gọi là "MỘT" thì biết gọi là gì nữa ?

- Ví như Vị Trưởng Giả Phú Hộ nói trên nghĩ rằng " Cứ đi bố thí mãi như vậy, đến bao giờ mới cho tất cả thoát được cảnh cơ hàn thiếu thốn ?" . Ông ta cũng nghĩ rằng: "Họ cũng như mình, cũng đủ tay đủ chân, mắt sáng tai thanh... họ cũng ham làm việc mưu sinh, nhưng chỉ khổ một nỗi là họ thiếu phương pháp, phương tiện". Ông biết cách tự làm giàu lương thiện, ông bèn đem cách ấy dạy dỗ cho họ. Ông mở một xí nghiệp để tất cả có phương đem sức mình tự cứu mình, trong sự cộng đồng hợp tác, cùng xây dựng, cùng chịu trách nhiệm, cùng phân chia lợi tức.

- Với ý định ấy, ngày kia ông tìm địa điểm đặt cơ sở luôn tiện vân du...Một chiều kia trên rừng núi âm u, ông gặp một lữ hành cô độc.
- Xét bề ngoài, nào ai phân biệt được kẻ nào sung túc, kẻ nào cơ hàn: Vì cả hai đều là bộ hành, cùng mang hành lý, cùng đẩm mồ hôi, cùng đi dép nhẹ. Song tâm tư mỗi bên mỗi khác, khi màn đêm sắp buông phủ núi rừng: ông Phú Hộ vẫn bình tĩnh khoan khoái, kẻ lữ hành kia lại băn khoăn khổ sở...Vì đâu ? Vì c1 gốc hay không có gốc, vì Tự Biết hay không tự biết mình sẽ về đâu, mình sẽ tá túc vào đâu ?
- Gôm cả ba ví dụ của ba trường hợp, ta có thể tả cái hình tướng nhất định của một Vị Phú Hộ chăng ?
- Ngồi trên lầu son gác tía mới là Phú Hộ ?
- Chen vào kẻ nghèo đem của bố thí mới là Phú Hộ ?
- Bơ vơ nơi đồi núi chập chùng mới là Phú Hộ ?
- Nếu chỉ lấy một trong ba nghĩa trên, là sai lầm, eo hẹp. Là Phú Hộ thì có làm gì, có sống nơi nào cũng là Phú Hộ vì biết mình là Phú Hộ, đầy đủ an vui...
_ Có lăng lóc trong bùn lầy, nước đọng, có lang thang đây đó như kẻ không nhà, có ăn cơm hẩm cá thiu, chẳng cũng là chỉ thoáng qua. Vì kẻ khác, ta hòa mình tạm thời với họ để họ dể thông cảm và mình có cơ hội giúp họ kết quả hơn...Trong hoàn cảnh nào, Vị Phú Hộ cũng an vui tự tại, giữ được mục đích chính đáng của mình, giữ được cái Trí sáng suốt của mình.

- Trong ba hành dụng, ta thấy có mâu thuẫn, nhưng cũng đi một đường - Thấp cao có khác, thánh có ba bực. Thật ra đến bực cao nhất mới là hoàn toàn CHÂN LÝ, và chẳng còn bực nào nữa. Chung quy cũng chỉ là một.

- Bậc thứ nhất là Bậc Thánh Thứ Tư (La Hán, Bích Chi) : đắc quả nhưng còn chấp pháp, ly thế rốt ráo, nhưng sợ nhiễm thế nên an nhiên tự tại một mình.

- Bậc thứ hai là Bồ Tát, đắc quả phá các chấp, thường hiện thế mà không sợ nhiễm thế. nhưng vẫn còn cái phân biệt "Bồ Tát với chúng sinh" nhị thị.

- Bậc thứ ba là Bậc Bất Thối Bồ Tát và Như Lai : đắc NHẤT THIẾT CHỦNG TRÍ không phân biệt (BẤT NHỊ: Ta là Phật đã thành, chúng sinh là Phật sẽ thành).

- Kẻ tu phải tránh việc:"lấy ngao lường biển". Hãy đoạn trừ pháp chấp, luôn luôn cầu tiến bộ, mới mong đạt được CHÂN LÝ hoàn toàn của PHẬT : Đó là hướng tâm "VÔ THƯỢNG BỒ ĐỀ". Có như vậy mới khỏi mang tiếng "tu mù" mới khỏi có những hành vi, suy nghĩ vô tình phản CHÁNH PHÁP.
Lu có hai thắc mắc đơn giản mong Đạo hữu chỉ bày cho rõ hơn :):

1. Toàn bộ tài liệu bao gồm Bài trên có thể tìm được trên mạng Internet hay không ? hay là dạng Sách giấy?
2. Vì không có tư liệu đầy đủ, mình có thắc mắc là từ đầu bài đến cuối bài là nói về những cái chấp về giác ngộ ?

Kính!

tangbong


Tánh tất cả pháp không có ngã
Dường như tiếng vang trong hang núi
Đều từ các duyên hoà hiệp sanh
Tất cả chúng sanh bổn vô tánh
Không có tác giả không thọ giả


Kinh Pháp Hội Vô Tận Ý Bồ Tát
Hình đại diện của người dùng
aonhankhach007
Bài viết: 159
Ngày: 13/09/11 18:00
Giới tính: Nam
Đến từ: T P HO CHI MINH

Re: NHŨNG CÁI CHẤP VỀ GIÁC NGỘ

Bài viết chưa xem gửi bởi aonhankhach007 »

Kinh gởi: ĐH Luuuuuuuuuuuu

NHỮNG ĐIỀU CĂN BẢN TRONG GIÁO LÝ ĐẠO PHẬT mà (ank nhờ đại nhân duyên có được) đưa lên chia sẽ chỉ có ở sách, do nhiều bậc "Giác" (giảng giải) biên soạn tại VN. vì ank thấy rất hợp với đường lối hành đạo của Thầy Từ Thông (giảng giải mê lầm "phá chấp" cho tất cả Phật Tử, bất tư lợi) nên mới dám vào trang này(với sự cho phép của Chư Bậc Thiện Tri Thức) hầu mong cho những người mới(sơ cơ) tu học theo Thầy Từ Thông nói riêng, và những Phật tử tại gia( không có hội đủ điều kiện học ở Đạo Tràng ( trường dạy đạo) ) để có sự lợi ích trong tu học Phật.
Còn bài 18 này phần đầu ank đã có đưa lên rồi còn phần tiếp theo này là hết bài 18.
bài 19 SỰ MÂU THUẪN CỦA CON ĐƯỜNG TU PHẬT. sẽ đưa lên sau.
Kính!


Ôi ! Tuyệt Mỹ đường CHÂN NHƯ, CHÂN LÝ.
Đời đời ơi ! Ai mong CHÂN THIỆN MỸ.
Thì lên đường CHÂN LÝ dạo mười phương.
Thõa ước mong khi thâm nhập mối dường.
Và Phàm, Thánh đều là ta tất cả.
Theo diệu lý nhân ước nguyền cao cả.
THIÊN, MỸ, CHÂN hạnh phúc quả vô biên.
U. MINH
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.7 khách