Lời chia sẽ của Cường trong Phẩm Sám Hối Thứ Sáu

Cùng nhau học hỏi những bài giáo lý căn bản và kiến thức Phật học phổ thông.
Cường nam
Bài viết: 249
Ngày: 30/09/11 19:27
Giới tính: Nam

Lời chia sẽ của Cường trong Phẩm Sám Hối Thứ Sáu

Bài viết chưa xem gửi bởi Cường nam »

Thưa các thiện trí thức đây là nguyên văn trong kinh.
PHÁP BẢO ÐÀN KINH
Tỳ Kheo Thích Duy Lực
Dịch và Lược Giải
--- o0o ---

Phẩm Sám Hối Thứ Sáu
Lúc ấy Sư thấy các quan chức và dân chúng từ Quảng Châu, Thiều Châu các nơi tấp nập đến chùa nghe pháp, nên thăng tòa dạy chúng rằng: Các thiện tri thức, việc này phải ở trong tự tánh mà khởi, bất cứ lúc nào niệm niệm, tự tịnh nơi tâm, tự tu tự hành, tự thấy Pháp Thân, tự thấy tâm Phật, tự độ tự giới, như vậy mới chẳng uổng công đến đây. Ðã từ xa đến, gặp nhau nơi đây đều là có duyên. Nay các ngươi hãy quỳ xuống. Ta vì các ngươi truyền năm phần HƯƠNG PHÁP THÂN của tự tánh, kế đó thọ VÔ TƯỚNG SÁM Hối.
Ðại chúng cùng quỳ xuống.

Sư nói: Một là GIỚI HƯƠNG: Tức trong tự tâm chẳng quấy chẳng ác, chẳng ganh tỵ, chẳng tham sân, chẳng cướp hại gọi là GIỚI HƯƠNG. Hai là ÐỊNH HƯƠNG: Thấy những cảnh tướng thiện ác tự tâm chẳng loạn, gọi là ÐỊNH HƯƠNG. Ba là HUỆ HƯƠNG: Tự tâm vô ngại, thường dùng trí huệ chiếu soi tự tánh, chẳng tạo điều ác, dù tu nhiều thiện mà tâm chẳng chấp trước, kính trên mến dưới, thương xót kẻ cô đơn nghèo nàn, gọi là Huệ HƯƠNG. Bốn là GIẢI THOÁT HƯƠNG: Tự tâm chẳng phan duyên, chẳng nghĩ thiện, chẳng nghĩ ác, tự tại vô ngại, gọi là GIẢI THOÁT HƯƠNG. Năm là GIẢI THOÁT TRI KIẾN HƯƠNG: Tự tâm đã chẳng phan duyên thiện ác, chớ nên trầm không trệ tịch, phải tu học pháp tối thượng thừa, nhận tự bản tâm, thông đạt lý Phật, hạ mình để tiếp người, vô nhơn vô ngã, thẳng đến Bồ đề, chơn tánh chẳng đổi gọi là GIẢI THOÁT TRI KIẾN HƯƠNG.

Thiện tri thức, hương này mỗi người tự huân tập trong tâm, chớ tìm bên ngoài. Nay vì các ngươi truyền thọ VÔ TƯỚNG SÁM Hối, diệt tội tam thế, khiến cho tam nghiệp thanh tịnh. Thiện tri thức, hãy nói theo ta: Ðệ tử chúng con, từ tiền niệm, hiện niệm, hậu niệm, niệm niệm chẳng bị ngu mê nhiễm. Tất cả các tội ác nghiệp ngu mê đã có từ trước, thảy đều sám hối, nguyện nhất thời tan rã, trọn chẳng khởi nữa. Ðệ tử chúng con, từ tiền niệm, hiện niệm, hậu niệm, niệm niệm chẳng bị kiêu căng dối trá nhiễm. Tất cả các tội ác nghiệp kiêu căng dối trá đã có từ trước thảy đều sám hối, nguyện nhất thời tan rã, trọn chẳng khởi nữa. Ðệ tử chúng con, từ tiền niệm, hiện niệm, hậu niệm, niệm niệm chẳng bị ganh tỵ nhiễm. Tất cả các tội ác nghiệp ganh tỵ đã có từ trước thảy đều sám hối, nguyện nhất thời tan rã, trọn chẳng khởi nữa.

Thiện tri thức, trên đây là VÔ TƯỚNG SÁM Hối. Thế nào là SÁM? Thế nào là Hối? Sám là sám trừ tội trước, từ trước tất cả các tội ác nghiệp ngu mê, kiêu căng, dối trá, ganh tỵ thảy đều sám hết, chẳng bao giờ khởi nữa gọi là sám. Hối là hối cải lỗi sau, tất cả ác nghiệp ngu mê, kiêu căng, dối trá, ganh tỵ... nay đã giác ngộ, đều cho đoạn dứt, chẳng bao giờ tạo nữa gọi là hối. Phàm phu ngu mê, chỉ biết sám trừ tội trước, chẳng biết hối cải lỗi sau, vì chẳng hối cải, nên tội trước chẳng diệt, tội sau lại sanh, tội trước đã chẳng diệt, tội sau lại tiếp tục, như thế làm sao gọi là SÁM Hối được! Thiện tri thức, đã sám hối xong, nay vì thiện tri thức phát TỨ HOẰNG thệ nguyện, mọi người phải dùng chánh tâm để nghe:

Tự tâm chúng sanh vô biên thệ nguyện độ,
Tự tâm phiền não vô tận thệ nguyện dứt,
Tự tánh pháp môn vô lượng thệ nguyện học,
Tự tánh Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành.


Thiện tri thức, chúng ta há chẳng nói CHÚNG SANH VÔ BIÊN thệ nguyện ÐỘ sao? Nói như thế, nhưng chẳng phải là Huệ Năng độ đâu. Thiện tri thức, chúng sanh ở nơi tự tâm, cũng như tâm tà mê, tâm cuồng vọng, tâm chẳng thiện, tâm ganh tỵ, tâm ác độc... những thứ tâm kể trên đều là chúng sanh. Mọi người phải tự tánh tự độ, gọi là CHƠN ÐỘ. Sao gọi là tự tánh tự độ? Tức là tà kiến, phiền não, ngu si trong tâm dùng chánh kiến để độ; đã có chánh kiến, dùng trí Bát Nhã để phá trừ ngu si mê vọng, tà đến chánh độ, mê đến ngộ độ, ngu đến trí độ, ác đến thiện độ, chúng sanh mỗi mỗi tự độ, độ như thế gọi là CHƠN ÐỘ. PHIỀN NÃO VÔ TẬN thệ nguyện DỨT: Tức là đem trí Bát Nhã của tự tánh, dứt trừ tất cả tư tưởng hư vọng, gọi là CHƠN DỨT. PHÁP MÔN VÔ LƯỢNG thệ nguyện HỌC: Là phải tự thấy tự tánh, thường hành Chánh Pháp, gọi là CHƠN HỌC. PHẬT ЀO VÔ THƯỢNG thệ nguyện THÀNH: Ðã quyết tâm dùng công phu, thường hành nơi chơn chánh, lìa mê lìa giác, thường sanh Bát Nhã, trừ vọng trừ chơn, liền thấy Phật tánh, tức ngay nơi đó thành Phật đạo, gọi là CHƠN THÀNH.

Thường nghĩ nhớ tu hành là PHÁT Nguyện LỰC. Thiện tri thức, đã phát tứ hoằng thệ nguyện xong, nay vì thiện tri thức truyền VÔ TƯỚNG TAM QUY Y GIỚI.

Thiện tri thức, QUY Y GIÁC, lưỡng túc tôn, QUY Y CHÁNH, ly dục tôn, QUY Y TỊNH, chúng trung tôn. Từ nay trở đi, xưng GIÁC làm Thầy, trọn chẳng quy y tà ma ngoại đạo, dùng TỰ TÁNH TAM BẢO thường tự chứng minh. Khuyên các thiện tri thức, nên QUY Y TỰ TÁNH TAM BẢO: Phật tức là GIÁC, Pháp tức là CHÁNH, Tăng tức là TỊNH. Tự tâm quy y GIÁC thì tà mê chẳng sanh, thiểu dục tri túc, hay lìa tài sắc, gọi là LƯỠNG TÚC TÔN. Tự tâm quy y CHÁNH, niệm niệm chẳng tà kiến, vì chẳng tà kiến nên chẳng có nhơn ngã, phống cao, tham ái, chấp trước, gọi là LY Dục TÔN. Tự tâm quy y TỊNH, tự tánh đối với tất cả cảnh giới trần lao ái dục đều chẳng nhiễm trước, gọi là CHÚNG TRUNG TÔN. Nếu tu hạnh này là tự quy y. Phàm phu chẳng hiểu, từ sáng đến tối thọ tam quy y, nếu nói quy y Phật, Phật ở chỗ nào? Nếu chẳng thấy Phật thì dựa vào đâu mà quy y? Nói lại thành vọng. Thiện tri thức, mọi người hãy xem xét kỹ, chớ lầm dụng tâm, trong Kinh rõ ràng nói là quy y tự tánh Phật, chẳng có nói quy y tha Phật. Tự tánh Phật, chẳng quy y thì đâu còn chỗ nào để quy y nữa! Nay đã tự ngộ, mỗi mỗi đều phải quy y TỰ TÁNH TAM BẢO, bên trong tự sửa tâm tánh, bên ngoài kính mến mọi người, tức là TỰ QUY Y vậy.

Thiện tri thức, đã quy y TỰ TÁNH TAM BẢO xong các ngươi chú tâm, nghe ta nói NHẤT THỂ TAM THÂN TỰ TÁNH PHẬT, khiến các ngươi đều rõ ràng thấy tam thân Phật, tự ngộ tự tánh.
Nay nói theo ta: Nơi tự sắc thân Quy y THANH TỊNH PHÁP THÂN PHẬT. Nơi tự sắc thân Quy y THIÊN BÁ ỨC HOÁ THÂN PHẬT. Nơi tự sắc thân Quy y VIÊN MÃN BÁO THÂN PHẬT. Thiện tri thức, sắc thân là nhà trọ, chẳng thể nói quy y được. Xưa nay tam thân Phật ở trong tự tánh mọi người đều sẵn có, tại tâm mê nên chẳng thấy tánh bên trong, chỉ hướng ngoại tìm tam thân Phật mà chẳng thấy tự thân có tam thân Phật. Các ngươi hãy nghe, nay ta khiến các ngươi ngay nơi tự thân được thấy tự tánh có tam thân Phật; tam thân Phật này từ tự tánh sanh ra, chẳng từ bên ngoài mà được.

Sao gọi là THANH TỊNH PHÁP THÂN PHẬT? Người đời tánh vốn thanh tịnh, vạn pháp từ tự tánh sanh khởi. Suy lường điều ác tức sanh hạnh ác, suy lường điều thiện tức sanh hạnh lành. Như vậy các pháp ở trong tự tánh như trời thường trong, mặt trời mặt trăng thường sáng; vì bị mây đen che khuất nên trên sáng dưới tối; thoạt được gió thổi mây tan, trên dưới đều sáng, vạn tượng đều hiện. Người đời tánh hay phù du lơ lửng như mây trên trời. Thiện tri thức, trí như mặt trời, huệ như mặt trăng, trí huệ thường sáng; vì chấp cảnh bên ngoài, nên bị vọng niệm mây đen che khuất, tự tánh chẳng được sáng tỏ. Nếu gặp được thiện tri thức, nghe được Chánh Pháp, tự trừ mê vọng, trong ngoài đều sáng, vạn pháp đều hiện nơi tự tánh: người KIẾN TÁNH cũng vậy. Ðây gọi là THANH TỊNH PHÁP THÂN PHẬT.
Thiện tri thức, tự tâm quy y tự tánh tức là quy y CHƠN PHẬT. Tự Quy Y tức là trong tự tánh trừ sạch những tâm bất thiện, tâm ganh tỵ, tâm quanh co, tâm chấp ngã, tâm cuồng vọng, tâm khinh mạn, tâm tà kiến, tâm cống cao và tất cả những hạnh bất thiện. Thường tự thấy lỗi mình, chẳng nói tốt xấu của người, ấy là TỰ QUY Y. Thường phải hạ mình, cung kính mọi người, tức là KIẾN TÁNH, thông đạt chẳng còn trệ ngại, ấy là TỰ QUY Y.
Sao gọi là THIÊN BÁ ỨC HOÁ THÂN? Nếu chẳng nghĩ muôn pháp, tánh vốn như hư không. Một niệm suy lường gọi là biến hoá: Suy lường điều ác tức hoá ra địa ngục, suy lường việc thiện hoá ra thiên đàng, độc hại hoá ra rắn rồng, từ bi hoá ra Bồ Tát, trí huệ hoá ra tam thiện đạo, ngu si hoá ra tam ác đạo. Tự tánh biến hoá rất nhiều, kẻ mê chẳng thể tỉnh giác, niệm niệm khởi ác, thường đi trên đường ác, hễ nhất niệm hồi tâm hướng thiện, trí huệ liền sanh, đây gọi là TỰ TÁNH HOÁ THÂN PHẬT.

Sao gọi là VIÊN MÃN BÁO THÂN? Ví như một ngọn đèn trừ được ngàn năm đen tối, một niệm trí huệ diệt được muôn năm ngu mê. Chớ nghĩ việc xưa, đã qua thì bất khả đắc, thường nghĩ về sau, niệm niệm viên tròn sáng tỏ, tự thấy bản tánh, thiện ác dù khác, tánh vốn bất nhị, tánh bất nhị gọi là thật tánh, ở trong thật tánh chẳng nghĩ thiện ác, đây gọi là VIÊN MÃN BÁO THÂN PHẬT.

Tự tánh khởi một niệm ác, liền diệt vạn kiếp thiện nhân, tự tánh khởi một niệm thiện, liền dứt hằng sa ác nghiệp, thẳng đến Vô Thượng Bồ Ðề. Niệm niệm tự thấy chẳng mất bản niệm gọi là BÁO THÂN PHẬT. Thiện tri thức, từ Pháp Thân suy lường tức là HOÁ THÂN PHẬT; niệm niệm tự tánh tự thấy tức là BÁO THÂN PHẬT; tự ngộ tự tu tự tánh công đức là CHƠN QUY Y. Da thịt này là sắc thân, sắc thân là nhà trọ, chẳng thể Quy Y được. Hễ ngộ được tự tánh tam thân, tức nhận được tự tánh Phật. Nay ta thuyết bài VÔ TƯỚNG TỤNG, nếu y theo tụng này tu hành, ngay đó khiến các ngươi nhiều kiếp ngu mê đều nhất thời tan rã. Tụng rằng:

Mê nhơn tu phước bất tu đạo,
Chỉ ngôn tu phước tiện thị đạo,
Bố thí cúng dường phước vô biên,
Tâm trung tam ác nguyên lai tạo,
Nghĩ tương tu phước dục diệt tội,
Hậu thế đắc phước tội hườn tại.
Ðản hướng tâm trung trừ tội duyên;
Các tự tánh trung chơn sám hối.
Hốt ngộ đại thừa chơn sám hối,
Trừ tà hành chánh tức vô tội.
Học đạo thường ư tự tánh quán,
Tức dữ chư Phật đồng nhất loại.
Ngô Tổ duy truyền thử đốn pháp,
Phổ nguyện kiến tánh đồng nhất thể.
Nhược dục tương lai mích pháp thân,
Ly chư pháp tướng tâm trung tẩy.
Nỗ lực tự kiến mạc du du,
Hậu niệm hốt tuyệt nhất thế hưu.
Nhược ngộ đại thừa đắc kiến tánh,
Kiền cung hiệp chưởng chí tâm cầu.

Dịch nghĩa:
Kẻ mê tu phước chẳng tu đạo,
Chỉ cho tu phước tức là đạo.
Bố thí cúng dường phước vô biên,
Trong tâm tam ác vẫn còn tạo.
Muốn dùng tu phước để diệt tội,
Kiếp sau được phước tội vẫn còn.
Nhân duyên tội ác trừ nơi tâm,
Hướng vào tự tánh chơn sám hối.
Hoát ngộ đại thừa chơn sám hối,
Tà dứt hạnh chánh tức vô tội.
Học đạo thường quán nơi tự tánh,
Thì với chư Phật đồng một loại.
Tổ Sư truyền pháp đốn ngộ này,
Nguyện cùng kiến tánh đồng nhất thể.
Nếu muốn tương lai ngộ pháp thân,
Lìa các pháp tướng tâm trong sạch.
Cố gắng tu hành chớ nhởn nhơ,
Hậu niệm thoạt dứt một đời tiêu,
Muốn ngộ đại thừa thấy tự tánh,
Kính lễ Tri Thức chí tâm cầu. (Cầu nơi chẳng cầu gọi là chí tâm cầu.)

Sư bảo: Thiện tri thức, cần phải theo tụng này tu hành, ngay nơi đó được KIẾN TÁNH, dù cách xa ta ngàn dặm mà thuờng như ở bên cạnh ta, nếu ngay nơi đó chẳng ngộ, dẫu cho đối diện cũng như cách xa ngàn dặm, uổng công từ xa đến đây. Các ngươi ra về bình yên. Ðại chúng nghe pháp đều được tỉnh ngộ, hoan hỷ phụng hành.


Phần 1. kiến giả riêng của Cường.

Lúc ấy Sư thấy các quan chức và dân chúng từ Quảng Châu, Thiều Châu các nơi tấp nập đến chùa nghe pháp, nên thăng tòa dạy chúng rằng:1) Các thiện tri thức, việc này phải ở trong tự tánh mà khởi, bất cứ lúc nào niệm niệm, tự tịnh nơi tâm, 2) tự tu tự hành, 3) tự thấy Pháp Thân, 4) tự thấy tâm Phật, 5) tự độ tự giới, như vậy mới chẳng uổng công đến đây. Ðã từ xa đến, gặp nhau nơi đây đều là có duyên. Nay các ngươi hãy quỳ xuống. Ta vì các ngươi truyền năm phần HƯƠNG PHÁP THÂN của tự tánh, kế đó thọ VÔ TƯỚNG SÁM Hối

1) Các thiện tri thức, việc này phải ở trong tự tánh mà khởi, bất cứ lúc nào niệm niệm, tự tịnh nơi tâm. tức là khi tham thiền phân tích các pháp tướng thông đạt chẳng lấy bỏ, chẳng hoan diên bên ngoài diểu loạn bên trong, tức tự tịnh nơi tâm.

2) tự tu tự hành. tự tu, tức là tự sưa sai. tự hành, tức là hành ngây thẳng, tâm hành trực, bỉnh đẳng.

3) tự thấy Pháp Thân, tức là tự kiểm chứng tư tưởng của mình, và hành vi của mình. nếu tự mình hư vọng giả dối, ấy là chẳng pháp, hành vi như ngụy quân tữ, tức là chẳng thân. tốm lại pháp thân có nghĩa là bản tánh thường dùng trí Bát Nhã chiếu sôi các pháp tướng và cộng thêm cái thân sát hành trực bình đảng, ấy gọi là pháp thân, chớ hiểu lầm là ý nghĩa của chữ pháp là có thân, ấy là sai, vì chữ pháp bao gồm rất rọng văn tự không thể diễn đạt hết tất cả.

Vì dụ; như nói một cái bóng hiện trong gương, ấy là đang nói cái pháp, cái bóng ấy theo con mắt của con người nhình thấy nó cũng chỉ là một cái bóng, vâng chủ dân của cái bóng ấy mới chính là cái thân, cho nên cái bóng là pháp, chủ dân của cái bóng là thân. tức là cái tư tưởng suy nghĩ cái chánh lý là pháp, cái tâm và thân sát hành theo cái chánh lý ấy thì gọi là pháp thân.

4) tự thấy tâm Phật, tức là tự giác tự ngộ.

5) tự độ tự giới, tức là dùng giác để độ, dùng tâm bỉnh đẳng làm giới.

Cường Nam AO SEN.

Còn tiếp theo phần 2.
Sửa lần cuối bởi Cường nam vào ngày 27/03/13 16:42 với 3 lần sửa.


Cường nam
Bài viết: 249
Ngày: 30/09/11 19:27
Giới tính: Nam

Re: Lời chia sẽ của Cường trong Phẩm Sám Hối Thứ Sáu

Bài viết chưa xem gửi bởi Cường nam »

Lời chia sẽ của Cường trong Phẩm Sám Hối Thứ Sáu phần 2.

Sư nói: 1) Một là GIỚI HƯƠNG: Tức trong tự tâm chẳng quấy chẳng ác, chẳng ganh tỵ, chẳng tham sân, chẳng cướp hại gọi là GIỚI HƯƠNG. 2) Hai là ÐỊNH HƯƠNG: Thấy những cảnh tướng thiện ác tự tâm chẳng loạn, gọi là ÐỊNH HƯƠNG. 3) Ba là HUỆ HƯƠNG: Tự tâm vô ngại, thường dùng trí huệ chiếu soi tự tánh, chẳng tạo điều ác, dù tu nhiều thiện mà tâm chẳng chấp trước, kính trên mến dưới, thương xót kẻ cô đơn nghèo nàn, gọi là Huệ HƯƠNG. 4) Bốn là GIẢI THOÁT HƯƠNG: Tự tâm chẳng phan duyên, chẳng nghĩ thiện, chẳng nghĩ ác, tự tại vô ngại, gọi là GIẢI THOÁT HƯƠNG. 5) Năm là GIẢI THOÁT TRI KIẾN HƯƠNG: Tự tâm đã chẳng phan duyên thiện ác, chớ nên trầm không trệ tịch, phải tu học pháp tối thượng thừa, nhận tự bản tâm, thông đạt lý Phật, hạ mình để tiếp người, vô nhơn vô ngã, thẳng đến Bồ đề, chơn tánh chẳng đổi gọi là GIẢI THOÁT TRI KIẾN HƯƠNG.

1) Một là GIỚI HƯƠNG: Tức trong tự tâm chẳng quấy chẳng ác, chẳng ganh tỵ, chẳng tham sân, chẳng cướp hại gọi là GIỚI HƯƠNG.

2) Hai là ÐỊNH HƯƠNG: Thấy những cảnh tướng thiện ác tự tâm chẳng loạn, gọi là ÐỊNH HƯƠNG. khi thấy thiện, tâm chẳng loạn tức là chẳng chấp vào hình tướng cho cái ấy là thiện, nếu muốn được thiện tâm, trước tiên là phải tâm hành trực và bình đẳng, nếu khi tâm chưa được bình đẳng ngay thẳng dẫu cho có đi làm từ thiện chăng nữa cũng chỉ là hình tướng mà thôi, vì miệng ăn chay mà chẳng ngộ được tự tâm, khi chưa ngộ được tự tâm thì bằng như chẳng ăn chay vậy, vì một niệm tà kiến, một hành vi tà tâm cũng đã đủ cho tiêu tan bao đâu đây ăn chay rồi, không những còn không đủ để mà trả quả nữa.

3) Ba là HUỆ HƯƠNG: Tự tâm vô ngại, thường dùng trí huệ chiếu soi tự tánh, chẳng tạo điều ác, dù tu nhiều thiện mà tâm chẳng chấp trước, kính trên mến dưới, thương xót kẻ cô đơn nghèo nàn, gọi là Huệ HƯƠNG.

dù tu nhiều thiện mà tâm chẳng chấp trước, tức là kể ngộ đạo chẳng kinh bị tất cả, dù là người ta đúng hoặc sai cũng chẳng thương ghét, thấy kể ngộ mà chẳng so sánh, thấy kể mê muội mà chẳng kinh che. Thường dùng trí huệ chiếu soi tự tánh, tức là lúc nào cũng tự kiểm chứng bản thân mình, mội việc đều dùng pháp đối đải để cầu chơn sanh nghĩa trung đạo.

4) Bốn là GIẢI THOÁT HƯƠNG: A) Tự tâm chẳng phan duyên, B) chẳng nghĩ thiện, chẳng nghĩ ác, C) tự tại vô ngại, gọi là GIẢI THOÁT HƯƠNG.

A) Tự tâm chẳng phan duyên, tức là tâm chẳng loạn, ví dụ: như hư vọng, tự đại, mê tính, chấp trước, vọng niệm tà kiến hiểu lầm người ta, vọng nói cầu phước, cầu đức, ấy toàn là phan duyên. Tự tâm phan duyên, là do lục thức tiếp xúc lục trần mà tâm loạn.

B) Tại sao chẳng nghĩ thiện chẳng nghĩ ác?, vì tâm vốn không có thiện ác, nếu một niệm thiện, hoạc ác, tà kiến sẽ theo đó mà sanh, cho nên ỡ nơi thiện mà chẳng thiện, nơi ác mà chẳng ác. vâng xin đừng hiểu lầm là chẳng hành thiện nhé, ấy cũng là tà kiến đó. vì người đạt đến Bổ Đề tâm là lòng hành từ bi thôi, cho nên mội việc cũng chẳng có tác ý, cho nên người ngộ đạo thấy kể hành ác niệm cũng chẳng ác, vì kể có ác niệm là do tâm chưa ngộ mới tạo ác nghiệp, cho nên chỉ thấy thương sót cho họ mà thôi. nếu thấy kể ác mà tự tâm khỡi vọng vậy thì mình với họ cũng chẳng khác chút nào.

C) tự tại vô ngại, tức là niệm trước chẳng sanh tức tâm, niệm sau chẳng diệt tức Phật, lập tất cả tướng tức tâm, lìa tất cả tướng tức Phật.

5) Năm là, GIẢI THOÁT TRI KIẾN HƯƠNG: Tự tâm đã chẳng phan duyên thiện ác, chớ nên trầm không trệ tịch, A) phải tu học pháp tối thượng thừa, nhận tự bản tâm, B) thông đạt lý Phật, C) hạ mình để tiếp người, vô nhơn vô ngã, thẳng đến Bồ đề, chơn tánh chẳng đổi gọi là GIẢI THOÁT TRI KIẾN HƯƠNG.

A) phải tu học pháp tối thượng thừa, nhận tự bản tâm, tức hành Bát Nhã tam muội, tức hạnh vô niệm.

B) thông đạt lý Phật, tức tâm thông, tâm hành trực, tâm bình đẵng, chẳng trước, chẳng sau, đi lại tự do.

C) hạ mình để tiếp người, vô nhơn vô ngã, tức là hòa mình với chúng sanh, chẳng lọt vào tứ tướng, nhân, ngã, chúng sanh, thọ giả.

Còn tiếp theo phần 3.
Sửa lần cuối bởi Cường nam vào ngày 27/03/13 16:54 với 2 lần sửa.


Cường nam
Bài viết: 249
Ngày: 30/09/11 19:27
Giới tính: Nam

Re: Lời chia sẽ của Cường trong Phẩm Sám Hối Thứ Sáu

Bài viết chưa xem gửi bởi Cường nam »

Lời chia sẽ của Cường trong Phẩm Sám Hối Thứ Sáu phần 3.

Thiện tri thức, hương này mỗi người tự huân tập trong tâm, chớ tìm bên ngoài. 1) Nay vì các ngươi truyền thọ VÔ TƯỚNG SÁM Hối, diệt tội tam thế, khiến cho tam nghiệp thanh tịnh. Thiện tri thức, hãy nói theo ta: Ðệ tử chúng con, từ tiền niệm, hiện niệm, hậu niệm, niệm niệm chẳng bị ngu mê nhiễm. Tất cả các tội ác nghiệp ngu mê đã có từ trước, thảy đều sám hối, nguyện nhất thời tan rã, trọn chẳng khởi nữa. Ðệ tử chúng con, từ tiền niệm, hiện niệm, hậu niệm, niệm niệm chẳng bị kiêu căng dối trá nhiễm. Tất cả các tội ác nghiệp kiêu căng dối trá đã có từ trước thảy đều sám hối, nguyện nhất thời tan rã, trọn chẳng khởi nữa. Ðệ tử chúng con, từ tiền niệm, hiện niệm, hậu niệm, niệm niệm chẳng bị ganh tỵ nhiễm. Tất cả các tội ác nghiệp ganh tỵ đã có từ trước thảy đều sám hối, nguyện nhất thời tan rã, trọn chẳng khởi nữa.

1) Nay vì các ngươi truyền thọ VÔ TƯỚNG SÁM Hối. tại sao phải gọi là vô tướng sám hối?. vì người mê chấp, thường nghĩ là sám hối phải đi đến trước mặt của tượng Phật mà sám hối, cứ tưởng là đã nhận lổi với trước mặt tượng Phật là được rồi, cứ như là mội việc sẽ từ đó mà tan biến, rồi việc ngày mai có tạo ra thêm thì là việc ngày mai, ấy là mê chấp vọng tưởng. cái vô tướng sám hối chính là tự hứa hện với lòng mình, vậy mình mới chánh tình chạng tạo thêm tội, cho nên sám hối mà cầu tha lực, ấy gọi là mê chấp vọng tưởng, gọi là hình tướng sám hối, sám hối như vậy sẽ tự hại cho thân mình, vì cứ nghĩ là Phật tổ đã tha tội cho mình rồi, sau đó ác nghiệp tạo thêm thì sẽ sám hối tiếp nữa, thay vì nên tự thấy cái phải quấy của mình mà sữa sai, thì sẽ không bao giờ cần sám hối nữa, vì không có Ông Phật nào mà che chỡ được cái tội lổi của mình được, bởi vì chính các Ông Phật nếu có lổi cũng đồng như phàm phu, cho nên các vị phật không bao giờ để cho các kể ác tâm, sóng với hành vi tiêu cực như vậy. cho nên việc mình làm thì tự mình gánh. cho nên nếu có ai lúc nào cũng sám hối với tự tâm, thì ngưới nó sẽ thiện nhơn và thật thà, sám hối với tự tâm tức là sám nới vô tướng, nên gọi là vô tướng sám hối là vậy.

Thưa quý vị Cường đi làm về mệt quá vì lúc này rất bận trong công việc bây giờ là 2.30 am sáng rồi rất buồn ngũ xin phếp đi ngũ, bài còn tiếp theo.
Sửa lần cuối bởi Cường nam vào ngày 27/12/12 21:09 với 1 lần sửa.


Tritam
Bài viết: 75
Ngày: 02/12/11 20:36
Giới tính: Nam
Đến từ: Huế

Re: Lời chia sẽ của Cường trong Phẩm Sám Hối Thứ Sáu

Bài viết chưa xem gửi bởi Tritam »

Bài chia sẽ của Cường Nam hợp lý lắm, mong mọi hành vi của chúng ta đều được thể hiện đúng với cách mình đã hiểu.
Xin hỏi nhỏ ( riêng tư) thôi, nếu có duyên xin trao đổi. Chuyện rằng tôi cảm giác bạn có thiện duyên thân cận với Ngài Thích Duy Lực, trước đây tôi có đọc được một câu của Ngài nhưng không hiểu tường tận đó là Ngài ( đồng quan điểm với Thiền sư Lai Quả ) khẳng định tác phẩm Đại Thừa Khởi Tính Luận của Ngài Mã Minh chính là của người khác vì lý do trong đó đề cập đến "Chơn Như Duyên Khởi" theo Ngài đã chơn như thì làm gì có duyên khởi ...
Nếu Cường Nam hiểu xin chỉ giùm . Rất cảm ơn !


Cường nam
Bài viết: 249
Ngày: 30/09/11 19:27
Giới tính: Nam

Re: Lời chia sẽ của Cường trong Phẩm Sám Hối Thứ Sáu

Bài viết chưa xem gửi bởi Cường nam »

Thưa quý vị đọc giả đây là nguyên văn của hành giả Tritam .

Bài chia sẽ của Cường Nam hợp lý lắm, mong mọi hành vi của chúng ta đều được thể hiện đúng với cách mình đã hiểu.
Xin hỏi nhỏ ( riêng tư) thôi, nếu có duyên xin trao đổi. Chuyện rằng tôi cảm giác bạn có thiện duyên thân cận với Ngài Thích Duy Lực, trước đây tôi có đọc được một câu của Ngài nhưng không hiểu tường tận đó là Ngài ( đồng quan điểm với Thiền sư Lai Quả ) khẳng định tác phẩm Đại Thừa Khởi Tính Luận của Ngài Mã Minh chính là của người khác vì lý do trong đó đề cập đến "Chơn Như Duyên Khởi" theo Ngài đã chơn như thì làm gì có duyên khởi ...
Nếu Cường Nam hiểu xin chỉ giùm . Rất cảm ơn !


Thưa hành giả Tritam, trước tiên Cường chia sẽ với anh về việc này, Cường xin anh bạn thông cảm trước, vì Cường ngoài Pháp Bảo Đàn Kinh không còn đọc thêm quyền kinh nào hết, cho nên Cường không biết câu kinh như anh đan nói là ỡ đâu, và có cùng đồng quan điểm với Thiền sư Lai Quả, vì Cường ngoài Thiền Sư Thích Duy Lực Cường không còn có biết thêm ai cả, cho nên xin anh thông cảm nhé.

Vâng về câu Chơn Như Duyên Khởi, thì Cường có cái thấy chia sẽ với anh như thế này nhé.

Lý do anh cảm thấy cho là không rõ lắm cũng phải, vì khi anh nghĩ đến chổ chơn như, thì anh lại cảm thấy cái duyên khỡi chổi với nhau với chữ chơn như, cho nên khiến anh cảm thấy cho là mình chưa được rõ lắm.

Trước tiên phải bổ cái duyên khỡi qua một bên trước, chỉ nói về chơn như thôi, cái vị chí người đạt đến chơn như, tức là trong ngoài như nhau, tức là tánh tướng như như, có ngĩa là chơn thật từ trong đến ngoài.

Vâng chơn như nếu không khỡi thì chẳng khác nào con người mà không có cái tâm, vâng nếu chơn như mà có khỡi thì đồng với phàm phu, cho nên phải nói là chơn như duyên khợi là vì cái duyên tự nó đến, cho nên mình cũng đón nhựng, và cũng không giữ, tùy duyên, nếu có giữ lại thì đồng với kể mê, nếu không đón nhựng thì đồng với kể chấp. mới nói là chơn như tự tánh khỡi dụng chẳng nhiệm chẳng trược là vậy.

Vì dụ. cũng như một hiện giả chơn như, vâng khi duyên Phật đến thì tức tâm khỡi học kinh hành pháp, nếu không có duyên đến thì cũng chẳng có mà khỡi. vâng nói đến chổ này xin quý vị nên cẫn thận keo hiểu lầm là tự tâm sanh khỡi nhé.

Vì nếu nói riêng về duyên khỡi không có cái chơn như kềm theo, thì lại ý nghĩa khác nữa. vì duyên khỡi nó sẽ có hai mặt.

nếu nói chơn như duyên khỡi chánh kiến ấy là đạo hạnh, chánh kiến rồi cũng chẳng tác ý, lấp tất cả tướng tức tâm, lìa tức cả tướng tức Phật. nếu chơn như duyên khỡi mà chấp tướng ấy là tà kiến, đồng với dọng tâm.

nếu nói riêng về duyên khỡi, thì sẽ sanh ra khỡi phàm tình, tham, sân, si, theo nó mà sanh.

Cho nên trong kinh nói chơn như, dù có kiến văn giác tri mà chẳng nhiệm muôn cảnh, ấy mới là tự tánh tự như như. cho nên Lục Tổ mới có bài kệ này, kệ rằng.

Chơn như tự tánh thị chơn Phật,
Tà kiến tam độc thị ma vương.
Tà mê chi thời ma tại xá,
Chánh kiến chi thời Phật tại đường.
Tánh trung tà kiến tam độc sanh,
Tức thị ma vương lai trụ xá.
Chánh kiến tự trừ tam độc tâm,
Ma biến thành Phật chơn vô giả.
Pháp thân báo thân cập hoá thân,
Tam thân bổn lai thị nhất thân.
Nhược hướng tánh trung năng tự kiến,
Tức thị thành Phật Bồ đề nhân.
Bổn tùng hoá thân sanh tịnh tánh,
Tịnh tánh thường tại hoá thân trung.
Tánh sử hoá thân hành chánh đạo,
Ðương lai viên mãn chơn vô cùng.
Dâm tánh bổn thị tịnh tánh nhân,
Trừ dâm tức thị tịnh tánh thân.
Tánh trung các tự ly ngũ dục,
Kiến tánh sát na tứ thị chơn.
Kim sanh nhược ngộ đốn giáo môn,
Hốt ngộ tự tánh kiến Thế Tôn.
Nhược dục tu hành mích tác Phật,
Bất tri hà xứ nghĩ cầu chơn.
Nhược năng tâm trung tự kiến chơn,
Hữu chơn tức thị thành Phật nhân.
Bất kiến tự tánh ngoại mích Phật,
Khởi tâm tổng thị đại si nhơn.
Ðốn giáo pháp môn kim dĩ lưu,
Cứu độ thế nhơn tu tự tu.
Báo nhữ đương lai học đạo giả,
Bất tác thử kiến đại du du.


Vậy nhé chúc anh tinh tấn.

Cường Nam AO SEN.
Sửa lần cuối bởi Cường nam vào ngày 29/01/13 15:33 với 1 lần sửa.


Tritam
Bài viết: 75
Ngày: 02/12/11 20:36
Giới tính: Nam
Đến từ: Huế

Re: Lời chia sẽ của Cường trong Phẩm Sám Hối Thứ Sáu

Bài viết chưa xem gửi bởi Tritam »

Rất cảm ơn Cường Nam nhiều lắm, giá như được trực tiếp ngồi gần nhau thôi Tritam nghĩ đôi khi cũng chẳng cần mở miệng rồi. Rất cảm ơn lần nữa. tangbong


Cường nam
Bài viết: 249
Ngày: 30/09/11 19:27
Giới tính: Nam

Re: Lời chia sẽ của Cường trong Phẩm Sám Hối Thứ Sáu

Bài viết chưa xem gửi bởi Cường nam »

Thưa anh bạn Trí Tâm, anh quá khách sáo với em rồi, thật ra anh đã ngồi cùng trên xê Trâu rồi như trong kinh đã nói mà anh không chú ý đến thôi. vậy nhé chút anh an vui tự tại.

Cường Nam AO SEN.


Cường nam
Bài viết: 249
Ngày: 30/09/11 19:27
Giới tính: Nam

Re: Lời chia sẽ của Cường trong Phẩm Sám Hối Thứ Sáu

Bài viết chưa xem gửi bởi Cường nam »

Lời chia sẽ của Cường trong Phẩm Sám Hối Thứ Sáu phần 3 tiếp theo.

Thiện tri thức, trên đây là VÔ TƯỚNG SÁM Hối. Thế nào là SÁM? Thế nào là Hối? 1) Sám là sám trừ tội trước, từ trước tất cả các tội ác nghiệp ngu mê, kiêu căng, dối trá, ganh tỵ thảy đều sám hết, chẳng bao giờ khởi nữa gọi là sám. Hối là hối cải lỗi sau, tất cả ác nghiệp ngu mê, kiêu căng, dối trá, ganh tỵ... nay đã giác ngộ, đều cho đoạn dứt, chẳng bao giờ tạo nữa gọi là hối. Phàm phu ngu mê, chỉ biết sám trừ tội trước, chẳng biết hối cải lỗi sau, vì chẳng hối cải, nên tội trước chẳng diệt, tội sau lại sanh, tội trước đã chẳng diệt, tội sau lại tiếp tục, như thế làm sao gọi là SÁM Hối được! Thiện tri thức, đã sám hối xong, nay vì thiện tri thức phát TỨ HOẰNG thệ nguyện, mọi người phải dùng chánh tâm để nghe:

Tự tâm chúng sanh vô biên thệ nguyện độ,
Tự tâm phiền não vô tận thệ nguyện dứt,
Tự tánh pháp môn vô lượng thệ nguyện học,
Tự tánh Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành.


1) Sám là sám trừ tội trước, từ trước tất cả các tội ác A) nghiệp ngu mê, B) kiêu căng, dối trá, ganh tỵ thảy đều sám hết, chẳng bao giờ khởi nữa gọi là sám.

A) nghiệp ngu mê. thế nào là ngu mê? ví dụ: như mộng làm phước cho là lòng từ bi, đến chùa làm công quả, tự cho là làm công quả cho Phật, mua cá phóng sanh, tụng kinh chẳng hành mà mộng làm Phật.

Sự thật làm việt thiện thì rất tốt, vâng một khi chưa tự kiểm chứng với lòng mình có mông cầu đều gì vụ lợi trong ý nghĩa việc làm của mình cũng không nên vội cho là mình lòng từ bi. vì từ bi cần phải tham ngộ mới được, chẳng phải chỉ giúp người ta một chút cho cái ấy là từ bi, nó chỉ là sự thương sót thôi, vâng cũng tốt rồi.

Vì từ bi sự thật như Bồ Tát đạo thì phải bổ hết tất cả, phải nên những chúng sanh là Phật, vì do chúng sanh lầm mê Phật tánh, chẳng phải Phật tánh lầm mê chúng sanh, tức là phải hành pháp hĩ xã, gập kể khổ thì bố thí, kể ác thì thương sót, kể tham thì đạo lý, kể mê thì tỉnh giác, kể giàu có thì hòa mình, kể thượng căn thì kiêm tốn cung kính tất cả, kề quang chức thì liêm chánh, tốm lại lấy chúng sinh làm bản thể, khi chúng sinh được tốt tực mình được tốt, khi chúng sinh không được tốt thì là mình chưa được tốt. vì lòng từ bi gồm có tạo phương tiện cho chúng sinh. thậm chí có lúc ngay cả chến cơm của mình cũng cho người ta luồn, còn nói chi nhà đầu xê hơi, vâng chẳng phải tự làm khổ cái thân mình cho là từ bi nhé, đạo cần phải linh động. cần dùng liền làm, cần nói liền đáp, làm và nói cũng chẳng tác ý.

B) kiêu căng, dối trá, ganh tỵ. kiêu căng là những người chương ngã và óc chỉ chích, bỡi vì họ tưởng rằng là họ rất hiểu về kinh Phật mà không hề tự hiểu mình, lại còn tự dối mình cho là mình đã đạt đến, sẽ là một bật, v v v, thật ra trong Phật pháp không có một lời nào là đúng cả, há cảng nói thì cả xa với đạo, như Cô Đức nói, có tâm chẳng thể cầu, vô tâm chẳng thể đắc, im lặng chẳng thể thấu suốt, luận bàn là việc chướng đạo vậy.

Bài còn tiếp theo vì đi làm về mệt quá xin cáo lổi quý vị vì bây giời là 1.21 AM rồi xin đi ngũ nhé.
Sửa lần cuối bởi Cường nam vào ngày 27/12/12 21:19 với 2 lần sửa.


Cường nam
Bài viết: 249
Ngày: 30/09/11 19:27
Giới tính: Nam

Re: Lời chia sẽ của Cường trong Phẩm Sám Hối Thứ Sáu

Bài viết chưa xem gửi bởi Cường nam »

Lời chia sẽ của Cường trong Phẩm Sám Hối Thứ Sáu phần 3 tiếp theo

Tự tâm chúng sanh vô biên thệ nguyện độ,
Tự tâm phiền não vô tận thệ nguyện dứt,
Tự tánh pháp môn vô lượng thệ nguyện học,
Tự tánh Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành
.

Thiện tri thức,1) chúng ta há chẳng nói CHÚNG SANH VÔ BIÊN thệ nguyện ÐỘ sao? Nói như thế, nhưng chẳng phải là Huệ Năng độ đâu. Thiện tri thức, chúng sanh ở nơi tự tâm, cũng như tâm tà mê, tâm cuồng vọng, tâm chẳng thiện, tâm ganh tỵ, tâm ác độc... những thứ tâm kể trên đều là chúng sanh.2) Mọi người phải tự tánh tự độ, gọi là CHƠN ÐỘ. Sao gọi là tự tánh tự độ? Tức là tà kiến, phiền não, ngu si trong tâm dùng chánh kiến để độ; đã có chánh kiến, dùng trí Bát Nhã để phá trừ ngu si mê vọng, tà đến chánh độ, mê đến ngộ độ, ngu đến trí độ, ác đến thiện độ, chúng sanh mỗi mỗi tự độ, độ như thế gọi là CHƠN ÐỘ. PHIỀN NÃO VÔ TẬN thệ nguyện DỨT: Tức là đem trí Bát Nhã của tự tánh, dứt trừ tất cả tư tưởng hư vọng, gọi là CHƠN DỨT. PHÁP MÔN VÔ LƯỢNG thệ nguyện HỌC: Là phải tự thấy tự tánh, thường hành Chánh Pháp, gọi là CHƠN HỌC. PHẬT ÐẠO VÔ THƯỢNG thệ nguyện THÀNH: Ðã quyết tâm dùng công phu, thường hành nơi chơn chánh, lìa mê lìa giác, thường sanh Bát Nhã, trừ vọng trừ chơn, liền thấy Phật tánh, tức ngay nơi đó thành Phật đạo, gọi là CHƠN THÀNH.


1) chúng ta há chẳng nói CHÚNG SANH VÔ BIÊN thệ nguyện ÐỘ sao? Nói như thế, nhưng chẳng phải là Huệ Năng độ đâu. tại sao vậy? vì chúng sanh là các thứ phiền não ỡ trong tâm sanh của chúng ta và ỡ ngoài các pháp tướng nữa, cho nên không thể độ được, chỉ bao giờ tự tâm nhận được chúng sanh mới giải thoát được, vâng làm thế nào mới nhận được chúng sanh?.

Ví dụ: như tụng niệm Phật vọng nói Làm Mô A Di Đà Phật mà tâm chẳng hành tức là cái tâm chúng sanh, nó cũng như người học toán, học thuộc lòng củ chương 2x2 =4 mà chẳng bao giờ áp dụng vào trong thân mình mà thực hành, vậy mà cứ nói mãi là mình đã tốt nghiệp vậy đâu có ích lợi gì đâu, phải chăng nếu biết áp dụng toán học vào trong thân mình thì tức rõ là 0x0 =0 , nếu chẳng hiểu như vậy dẫu cho có tìm thêm bảo nhiêu cái pháp môn cũng không thể nào mà giải thoát được, vì nó là do tâm sanh, dẫu cho có lấy hết các pháp của Phật Tổ đã giảng dạy cuối cùng cũng sẽ vướng vào cái tri kiến như lại. cho nên Lục Tổ nói khai tri kiến Phật, chơ mà khai tri kiến chúng sanh, nếu vọng nói niệm Phật sẽ sanh trí tụe ấy là khai tri kiến chúng sanh, vì niệm tưởng chỉ những con người ta đi đến vô mình mà thôi, nếu một niệm khai ngộ thực hành bình đẳng chứng ngộ trong nội tâm ấy mới là con được giải thoát. nếu nói biết xây nhà mà có bằng cấp tốt nghiệp , khi chưa xây lên căn nhà còn chưa biết là có sụp nhà hây không.

2) Mọi người phải tự tánh tự độ, gọi là CHƠN ÐỘ. Sao gọi là tự tánh tự độ? A) Tức là tà kiến, B) phiền não, C) ngu si trong tâm dùng chánh kiến để độ.

A) vâng thế nào là tà kiến?

Vì dụ: nói niệm Phật là tu định ấy là tà kiến, vì càng tưởng niệm thì càng xa với đạo, định là do tâm ngộ chẳng phải do tưởng niệm mà thành, huệ là chánh kiến mà có, huệ chẳng có xuất nhập, huệ là do chánh lý hình thành, tức là tâm hành trực tâm bình đẳng ấy là chánh lý tức là huệ, vâng chánh lý từ đâu mà có? là từ các pháp đối đải thường lìa nhị biên sanh nghĩa chung đạo, nếu người hành đạo không có pháp đối đải ấy là pháp chối buộc. cho nên học kinh Phật nó chỉ là giúp cho chúng ta có các phương tiện để tập sự và kiểm chứng các pháp, các tư tưởng của mình, sau khi hiểu cái chánh lý của nhà Phật rồi còn tùy thuộc mình có áp dụng đúng chổ hây không nữa, vì các lịch sữ và các câu chuyện trong kinh là để cho chúng ta có chổ nương tựa để mà kiểm chứng cho chính mình, chứ không phài mà y văn niệm tụng, ấy là mê chấp.

B) phiền não, tại sao phiền não? là do tâm sanh, nếu nói trì giới khiến tâm phước thành tam thiện, ấy là mê chấp vọng tưởng khiến cho sanh phiền não trì giới, nếu nói tu hành chẵng cần trì giới ấy là nói bừa, chỉ cần tâm bình đẳng và hành trực tâm ấy đã là giới rồi, nếu nói dựa vào giới mà tu hành thì muôn ngàn kiếp cũng không thể giải thoát, vì há càng giới thì càng sanh giới cuối cùng sẽ là giới sanh, sanh giới. chỉ cần tự tánh chằng sanh, phiền não tự tan rã và cũng chẳng sanh chẳng diệt. lìa thiện lìa ác, chẳng có tam phước tam thiện nào hết. tam phước là chấp cảnh, tam thiện là chấp tâm.

C) ngu si trong tâm. ví dụ. dùng giới để tỏ ra tam phước, ấy là vọng tưởng, vì giới là bình đẳng, nếu làm được bình đẳng cũng không thể cho bình đẳng ấy cho là phước, vì nhà Phật không có cầu phước, nếu nói có ấy là mê chấp, nếu nói cái phước ây là tam thiện thì lại càng xa với đạo nữa, nếu nói trì giới thành tam thiện thì càng sai hơn nữa, kể dứt hạnh tam muội là do tự giới tự thành tự thành Phật đọa, ấy là bát Nhã tam muội. chẳng phải do trì giới mà thành.

Còn tiếp theo phần 4.
Cường Nam AO SEN.
Sửa lần cuối bởi Cường nam vào ngày 27/12/12 21:32 với 2 lần sửa.


thanhthao
Bài viết: 8
Ngày: 12/01/12 20:39
Giới tính: Nam
Đến từ: Viet Nam

Re: Lời chia sẽ của Cường trong Phẩm Sám Hối Thứ Sáu

Bài viết chưa xem gửi bởi thanhthao »

GỞI CHÚ CƯỜNG NAM

Tôi xưng hô không biết chú có hài lòng hay không ? tôi có đọc qua bài viết của chủ tôi cảm nhận được chú là một người rất có tài và bảng nhã,bảng năng của chú không phải là 1 người tầm thường .nếu nói về kinh phật thì tôi sẻ không bằng chú ,tuy nhiên ở đời khó có ai mà giỏi kinh phật như chú .Có lẻ chú không nhận ra tôi là ai:<..........>.tôi kể cho chú nghe về 1 câu chuyện ,cô bé ở Nha Trang nếu nói ra đây củng là 1 cơ duyên ,nên tôi mới gặp được cô bé này tại Tòa Án củng vì vậy nên tôi mới được biết kinh phật của chú .Nhưng tôi thắc mắc không hiểu tại sao ?cô bé này lại quen biết khá nhiều các viên chức cán bộ nhà nước ỏ Hà Nội ,chuyện gì củng có mặt của cô bé ,nên tôi thắc mắc muốn hỏi chú cô bé ấy là ai nếu chú không hài lòng thì đừng miễn cưỡng .
Nếu tôi có gì mắc lỗi mong chú thông cảm bỏ qua ,tôi thật lòng cảm ơn chú đã giúp đỡ các nhà sư trong thời gian qua ,chắc có lẽ sau khi chú đọc xong những dòng chữ này thì chú sẽ nhận ra tôi là ai .Chắc Chú không cần tôi nói nhiều tôi nghĩ trước đây cô bé đã tâm sự với chú cũng rất nhiều rồi ,xin lỗi bây giờ tôi mới gởi Emall cho chú ,tôi mong chú đừng cho ai biết địa chỉ của tôi
Đầu năm mới tôi không có gì hơn chúc gia đình chú An Khang Thịnh Vượng làm ăn phát tài


Cường nam
Bài viết: 249
Ngày: 30/09/11 19:27
Giới tính: Nam

Re: Lời chia sẽ của Cường trong Phẩm Sám Hối Thứ Sáu

Bài viết chưa xem gửi bởi Cường nam »

Thưa Anh bạn Cường đã biết anh là ai rồi, trước tiên cho Cường cám ơn sự giúp nỡ của anh đối với các vị chân Sư và hai Bác sĩ Đông Y, và các Cáng Bộ tu hành.

Thật ra cố bé ấy cũng là một Phật Tữ của AO SEN Chín phẫm thôi, cố bé không có quên biết ai hết, chỉ là tình cờ trong một cơ duyên trong chùa Các tại Nha Trang mà gập các quan chức cùng thời khi lúc gập AO SEN chín phẫm hạ phàm thuyết pháp ngồi trên chín búp SEN, lúc ấy chín phẫm chỉ thuyết vài lời thôi, nói là niệm trước chẳng sanh tức tâm, niệm sau chẳng diệt tức Phật, lấp tất cả tướng tức tâm, lìa tất cả tướng tức Phật.

Vì cái cơ duyên ấy mà thành duyên, cũng vì cái duyên ấy các vị chân sư đã được các Cáng Bộ Trung Ương Hà Nội thương sót vô điều kiện cấp cho một mảnh đất để được xây chùa và có chổ dung thân, việc này Cường rất cảm động với tấm lòng của các Cáng Bộ.

Việc Cô Bé gập anh tại Tòa Án là vì tâm tánh của cô bé rất thương các vị chân sư, cho nên cô bé mới nghê phiên tòa và cùng các vị Phật, chỉ hy vọng là các vị chân sư được bình an, vậy mà được các Cáng Bộ thương sót cho các vị chân SƯ.

Còn về việc gia đình cùa anh hẫy chọn cho chính mình một con đường đúng ý nghĩa với một cuộc đời, hẫy tự hổi mình mục đích cuộc đời là gì? có phải sóng vì các dục vọng vì chết là hết?

Vì đối tượng của người tu hành là gịch cảnh, cho nên phải có sức kiên trì bất luận thuận gịch cảnh cũng đều sóng được, vui lòng khách đến vừa lòng khách đi, nói vậy chắc anh hiểu chứ?

Vâng từ nay về sau xin đừng nói đến các viên chức nữa vì chưa được phếp nói đến ỡ trên này, hơn nữa các vị ấy không thích phô chương bản ngã. Cho Cường ỡ đây xin lổi các viên chức.

Vậy nhé chúc toàn thể tinh tấn bình an.

Cường Nam AO SEN.


thanhthao
Bài viết: 8
Ngày: 12/01/12 20:39
Giới tính: Nam
Đến từ: Viet Nam

Re: Lời chia sẽ của Cường trong Phẩm Sám Hối Thứ Sáu

Bài viết chưa xem gửi bởi thanhthao »

tôi chân thành cảm ơn chú ao sen đã giúp đỡ cho tôi, tôi mới nhận ra trong cuộc sống đâu là có ý nghĩa.Giá như tôi làm được như chú thì mọi chuyện sẽ thay đổi,tuy nhiên tôi vẩn còn thua kém chú ao sen rất nhiều ;chú là 1 người rất giỏi kinh phật và 1 cái tâm rất trong sáng vì vậy các vị chân sư mang tiếng tu ở chùa cao sang mà cái tâm và cái bác nhã của các vị sư thua sa chú ao sen rất nhiều ;tôi nói đây củng là đa số chính mắt tôi nhìn thấy được sự thật là như vậy ;NHỮNG bài kinh mà chú cường nam ao sen viết lên mạng rất hay vừa cho chúng sanh ngộ nhận ra được chân lý của kinh phật mà thực hành cho đúng ý nghĩa của kinh phật để mà tu hành .
MỘT lần nữa tôi xin cảm ơn chú cường nam rất nhiều ;


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.2 khách