PHẬT THUYẾT KINH NHÂN - QUẢ???
PHẬT THUYẾT KINH NHÂN - QUẢ???
Kính thưa quý Tăng -Ni và các thiện tri thức đồng đạo đồng tu,
Đồng Nát xin mở đầu đề mục này bằng KINH KALAMA:
Kinh Kâlâma thuộc Tăng Chi Bộ (Anguttara Nikâya, tập I, trang 188-193). Nội dung Kinh nói lên tinh thần giác ngộ của đạo Phật. Muốn giác ngộ phải có trí tuệ. Trí tuệ là thành quả của sự nghe học (Văn) suy nghĩ (Tư) và thực nghiệm (Tu). Vì thế, nếu nghe lầm và tin mê thì rất có hại. Trái lại, tiếp nhận ý kiến người khác một cách khách quan, quan sát sự vật một cách như thật là điều kiện cần thiết để phát triển trí tuệ.
Ngoài ra phải biết lựa chọn, nghĩa là biết từ bỏ và chấp nhận. Từ bỏ những điều bất thiện gây ra đau khổ vì chúng phát xuất từ động cơ tham sân si và thể hiện qua những hành động ngôn ngữ tổn hại như giết người, trộm cướp, tà hạnh, dối trá, và say sưa. Chấp nhận và thực hiện những điều thiện mang đến hạnh phúc vì chúng phát xuất từ động cơ không tham, không sân, không si và thể hiện qua những hành động ngôn ngữ ích lợi như tôn trọng sự sống, tài sản, hạnh phúc gia đình, sự thật và giữ gìn tâm trí sáng suốt. Ðối với mọi người mọi vật thì nên sống đẹp rộng và theo tinh thần từ, bi, hỷ, xả.
Như vậy, Kinh Kâlâma là kinh nêu cao tinh thần không mê tín, cuồng tín, giáo điều, mà sáng suốt chấp nhận và thực hiện những điều mang đến hạnh phúc an vui cho mình cho người.
CHÁNH TÍN
Tôi nghe như vầy:
Một thời Thế Tôn, trong lúc du hành trong xứ Kosala với đại chúng Tỳ Kheo, đi vào một thành phố của những người Kâlâma tên là Kesaputta.
Những người Kâlâma thăm hỏi Phật
Những người Kâlâma ở Kesaputta nghe rằng sa môn Gotama là Thích tử, xuất gia từ giòng họ Thích Ca (Sâkya) đã đến Kesaputta. Tiếng tốt về Thế Tôn Gotama được truyền đi như vầy: "Thế Tôn thật là bậc A-la-hán, Chánh biến tri, Minh hạnh túc, Thiện thệ, Thế gian giải, Vô thượng sĩ, Ðiều ngự trượng phu, Thiên nhân sư, Phật, Thế tôn (1). Lành thay, nếu chúng ta được yết kiến một vị A la hán như vậy".
Rồi những người Kâlâma đi đến nơi Thế Tôn. Khi đến nơi, có người kính lễ Thế Tôn rồi ngồi một bên; có người nói với Thế Tôn những lời chào hỏi, và sau khi chào hỏi thân hữu rồi ngồi một bên; có người chắp tay vái chào rồi ngồi một bên; có người xưng tên họ rồi ngồi một bên; có người im lặng ngồi một bên. Sau khi ngồi xuống, những người Kâlâma ở Kesaputta bạch Thế Tôn:
- Bạch Thế Tôn, có một số Sa môn, Bà la môn đến Kesaputta. Họ thuyết minh và phát huy giáo lý của mình mà bài xích, khinh miệt, chê bai và xuyên tạc giáo lý người khác. Và bạch Thế Tôn, có một số Sa môn, Bà la môn cũng đến Kesaputta, họ thuyết minh, phát huy giáo lý của mình mà bài xích, khinh miệt, chê bai và xuyên tạc giáo lý người khác. Ðối với họ, bạch Thế Tôn, chúng con có điều nghi ngờ, phân vân: "Trong những Sa môn này, ai nói thật, ai nói dối?"
Ðiều nên từ bỏ
- Này các người Kâlâma, đương nhiên phải nghi ngờ, đương nhiên phải phân vân. Ðối với điều đang nghi ngờ thì phân vân khởi lên.
Này các người Kâlâma, đừng tin vì nghe nói lại, đừng tin vì theo phong tục, đừng tin vì nghe tin đồn, đừng tin vì kinh điển truyền tụng, đừng tin vì lý luận, đừng tin vì công thức, đừng tin vì có suy tư đầy đủ về những dữ kiện, đừng tin vì có thẩm sát và chấp nhận lý thuyết, đừng tin vì thấy thích hợp, đừng tin vì Sa môn (2) là thầy mình.
Nhưng này các người Kâlâma, khi nào các người tự biết rõ: Các pháp này là bất thiện, các pháp này là đáng chê, các pháp này bị người trí chỉ trích, các pháp này nếu được thực hiện, chấp nhận thì dẫn đến bất hạnh khổ đau; thời này các người Kâlâma, các người hãy từ bỏ chúng đi. (...)
(Trích nguồn http://www.budsas.org/uni/u-vbud/vbkin118.htm)
(còn tiếp)
Đồng Nát xin mở đầu đề mục này bằng KINH KALAMA:
Kinh Kâlâma thuộc Tăng Chi Bộ (Anguttara Nikâya, tập I, trang 188-193). Nội dung Kinh nói lên tinh thần giác ngộ của đạo Phật. Muốn giác ngộ phải có trí tuệ. Trí tuệ là thành quả của sự nghe học (Văn) suy nghĩ (Tư) và thực nghiệm (Tu). Vì thế, nếu nghe lầm và tin mê thì rất có hại. Trái lại, tiếp nhận ý kiến người khác một cách khách quan, quan sát sự vật một cách như thật là điều kiện cần thiết để phát triển trí tuệ.
Ngoài ra phải biết lựa chọn, nghĩa là biết từ bỏ và chấp nhận. Từ bỏ những điều bất thiện gây ra đau khổ vì chúng phát xuất từ động cơ tham sân si và thể hiện qua những hành động ngôn ngữ tổn hại như giết người, trộm cướp, tà hạnh, dối trá, và say sưa. Chấp nhận và thực hiện những điều thiện mang đến hạnh phúc vì chúng phát xuất từ động cơ không tham, không sân, không si và thể hiện qua những hành động ngôn ngữ ích lợi như tôn trọng sự sống, tài sản, hạnh phúc gia đình, sự thật và giữ gìn tâm trí sáng suốt. Ðối với mọi người mọi vật thì nên sống đẹp rộng và theo tinh thần từ, bi, hỷ, xả.
Như vậy, Kinh Kâlâma là kinh nêu cao tinh thần không mê tín, cuồng tín, giáo điều, mà sáng suốt chấp nhận và thực hiện những điều mang đến hạnh phúc an vui cho mình cho người.
CHÁNH TÍN
Tôi nghe như vầy:
Một thời Thế Tôn, trong lúc du hành trong xứ Kosala với đại chúng Tỳ Kheo, đi vào một thành phố của những người Kâlâma tên là Kesaputta.
Những người Kâlâma thăm hỏi Phật
Những người Kâlâma ở Kesaputta nghe rằng sa môn Gotama là Thích tử, xuất gia từ giòng họ Thích Ca (Sâkya) đã đến Kesaputta. Tiếng tốt về Thế Tôn Gotama được truyền đi như vầy: "Thế Tôn thật là bậc A-la-hán, Chánh biến tri, Minh hạnh túc, Thiện thệ, Thế gian giải, Vô thượng sĩ, Ðiều ngự trượng phu, Thiên nhân sư, Phật, Thế tôn (1). Lành thay, nếu chúng ta được yết kiến một vị A la hán như vậy".
Rồi những người Kâlâma đi đến nơi Thế Tôn. Khi đến nơi, có người kính lễ Thế Tôn rồi ngồi một bên; có người nói với Thế Tôn những lời chào hỏi, và sau khi chào hỏi thân hữu rồi ngồi một bên; có người chắp tay vái chào rồi ngồi một bên; có người xưng tên họ rồi ngồi một bên; có người im lặng ngồi một bên. Sau khi ngồi xuống, những người Kâlâma ở Kesaputta bạch Thế Tôn:
- Bạch Thế Tôn, có một số Sa môn, Bà la môn đến Kesaputta. Họ thuyết minh và phát huy giáo lý của mình mà bài xích, khinh miệt, chê bai và xuyên tạc giáo lý người khác. Và bạch Thế Tôn, có một số Sa môn, Bà la môn cũng đến Kesaputta, họ thuyết minh, phát huy giáo lý của mình mà bài xích, khinh miệt, chê bai và xuyên tạc giáo lý người khác. Ðối với họ, bạch Thế Tôn, chúng con có điều nghi ngờ, phân vân: "Trong những Sa môn này, ai nói thật, ai nói dối?"
Ðiều nên từ bỏ
- Này các người Kâlâma, đương nhiên phải nghi ngờ, đương nhiên phải phân vân. Ðối với điều đang nghi ngờ thì phân vân khởi lên.
Này các người Kâlâma, đừng tin vì nghe nói lại, đừng tin vì theo phong tục, đừng tin vì nghe tin đồn, đừng tin vì kinh điển truyền tụng, đừng tin vì lý luận, đừng tin vì công thức, đừng tin vì có suy tư đầy đủ về những dữ kiện, đừng tin vì có thẩm sát và chấp nhận lý thuyết, đừng tin vì thấy thích hợp, đừng tin vì Sa môn (2) là thầy mình.
Nhưng này các người Kâlâma, khi nào các người tự biết rõ: Các pháp này là bất thiện, các pháp này là đáng chê, các pháp này bị người trí chỉ trích, các pháp này nếu được thực hiện, chấp nhận thì dẫn đến bất hạnh khổ đau; thời này các người Kâlâma, các người hãy từ bỏ chúng đi. (...)
(Trích nguồn http://www.budsas.org/uni/u-vbud/vbkin118.htm)
(còn tiếp)
Sửa lần cuối bởi Đồng Nát vào ngày 24/07/12 18:44 với 1 lần sửa.
- ThegianVothuong
- Bài viết: 403
- Ngày: 08/05/12 02:13
- Giới tính: Nam
- Đến từ: Vô minh
Re: CHÁNH TRI KIẾN VỀ KINH NHÂN - QUẢ
Đức Phật đã thuyết Tiểu Kinh Nghiệp Phân biệt và Đại Kinh Nghiệp Phân biệt,nằm trong Trung Bộ Kinh.
Còn về nguồn gốc của "Kinh Nhân Quả 3 Đời" thì ....
Còn về nguồn gốc của "Kinh Nhân Quả 3 Đời" thì ....
Tiểu kinh Nghiệp phân biệt
(Cùlakammavibhanga sutta)
Như vầy tôi nghe.
Một thời, Thế Tôn ở Savatthi (Xá-vệ) Jetavana (Kỳ-đà-lâm), tại tinh xá ông Anathapindika (Cấp Cô Ðộc).
Rồi thanh niên Subha Todeyyaputta đi đến Thế Tôn; sau khi đến, nói lên với Thế Tôn những lời chào đón hỏi thăm; sau khi nói lên những lời chào hỏi thăm thân hữu, liền ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, thanh niên Subha Todeyyaputta bạch Thế Tôn:
-- Thưa Tôn giả Gotama, do nhân gì, do duyên gì giữa loài Người với nhau, khi họ là loài Người, lại thấy có người liệt, có người ưu?
Thưa Tôn giả Gotama, chúng tôi thấy có người đoản thọ, có người trường thọ; chúng tôi thấy có người nhiều bệnh, có người ít bệnh; chúng tôi thấy có người xấu sắc, có người đẹp sắc; chúng tôi thấy có người quyền thế nhỏ, có người quyền thế lớn; chúng tôi thấy có người tài sản nhỏ, có người tài sản lớn; chúng tôi thấy có người thuộc gia đình hạ liệt, có người thuộc gia đình cao quý; chúng tôi thấy có người trí tuệ yếu kém, có người có đầy đủ trí tuệ.
Thưa Tôn giả Gotama, do nhân gì, do duyên gì, giữa loài Người với nhau, khi họ là loài Người, lại thấy có người liệt, có người ưu?
-- Này Thanh niên, các loài hữu tình là chủ nhân của nghiệp, là thừa tự của nghiệp. Nghiệp là thai tạng, nghiệp là quyến thuộc, nghiệp là điểm tựa, nghiệp phân chia các loài hữu tình; nghĩa là có liệt, có ưu.
-- Tôi không hiểu nghĩa một cách rộng rãi điều mà Tôn giả Gotama nói một cách vắn tắt, không có giải nghĩa rộng rãi. Lành thay, nếu Tôn giả Gotama thuyết pháp cho tôi để tôi có thể hiểu nghĩa một cách rộng rãi điều mà Tôn giả Gotama nói một cách vắn tắt, không có giải nghĩa rộng rãi.
-- Vậy này Thanh niên, hãy nghe và suy nghiệm kỹ, Ta sẽ nói.
-- Thưa vâng, Tôn giả.
Thanh niên Subha Todeyyaputta vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau:
-- Ở đây, này Thanh niên, có người đàn bà hay người đàn ông, sát sanh, tàn nhẫn, tay lấm máu, tâm chuyên sát hại đả thương, tâm không từ bi đối với các loại chúng sanh. Do nghiệp ấy, thành đạt như vậy, thành tựu như vậy, sau khi thân hoại mạng chung, bị sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Nếu sau khi thân hoại mạng chung, người ấy không sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục, nếu được đi đến loài Người, chỗ nào người ấy sanh ra, người ấy phải đoản mạng. Con đường ấy đưa đến đoản mạng, này Thanh niên, tức là sát sanh, tàn nhẫn, tay lấm máu, tâm chuyên sát hại đả thương, tâm không từ bi đối với các loài hữu tình.
Nhưng ở đây, này Thanh niên, có người đàn bà hay đàn ông, từ bỏ sát sanh, tránh xa sát sanh, bỏ trượng, bỏ kiếm, biết tàm quý, có lòng từ, sống thương xót đến hạnh phúc tất cả chúng sanh và loài hữu tình. Do nghiệp ấy, thành đạt như vậy, thành tựu như vậy, sau khi thân hoại mạng chung, người ấy được sanh vào thiện thú, Thiên giới, ở đời. Nếu sau khi thân hoại mạng chung, người ấy không sanh vào thiện thú, Thiên giới, ở đời, nếu người ấy đi đến loài Người, chỗ nào người ấy sanh ra, người ấy được trường thọ. Con đường ấy đưa đến trường thọ, này Thanh niên, tức là từ bỏ sát sanh, tránh xa sát sanh, bỏ trượng, bỏ kiếm, biết tàm quý, có lòng từ, sống thương xót đến hạnh phúc tất cả chúng sanh và loài hữu tình.
Ở đây, này Thanh niên, có người đàn bà hay người đàn ông, tánh hay não hại các loài hữu tình, với tay, hay với cục đất, hay với cây gậy, hay với cây đao. Do nghiệp ấy, thành đạt như vậy, thành tựu như vậy, sau khi thân hoại mạng chung, người ấy sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Nếu sau khi thân hoại mạng chung, người ấy không sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục, nếu người ấy đi đến loài Người, chỗ nào người ấy sanh ra, người ấy phải bị nhiều bệnh hoạn. Con đường ấy đưa đến nhiều bệnh hoạn, này Thanh niên, tức là tánh hay não hại các loài hữu tình với tay, hay với cục đất, hay với cây gậy, hay với cây đao.
Nhưng ở đây, này Thanh niên, có người đàn bà hay người đàn ông, tánh không hay não hại các loài hữu tình, với tay, hay với cục đất, hay với cây gậy, hay với cây đao. Do nghiệp ấy thành đạt như vậy.. thiện thú... người ấy được ít bệnh hoạn. Con đường ấy đưa đến ít bệnh hoạn... tánh không não hại... hay với cây đao.
Ở đây, này Thanh niên, có người đàn bà hay người đàn ông, phẫn nộ, nhiều phật ý, bị nói đến một chút thời bất bình, phẫn nộ, sân hận, chống đối, và tỏ lộ phẫn nộ, sân hận, bất mãn. Do nghiệp ấy, thành đạt như vậy... cõi dữ... xấu sắc. Con đường ấy đưa đến xấu sắc, này Thanh niên, tức là phẫn nộ... bất mãn.
Ở đây, này Thanh niên, có người đàn bà hay người đàn ông, không phẫn nộ, không nhiều phật ý, dầu cho bị nói đến nhiều, cũng không bất bình, phẫn nộ, sân hận, chống đối, và không tỏ lộ phẫn nộ, sân hận, bất mãn. Do nghiệp ấy, thành đạt như vậy.... thiện thú... đẹp sắc (pasadika: hoan hỷ) Con đường ấy đưa đến đẹp sắc, này Thanh niên, tức là không phẫn nộ... không bất mãn.
Ở đây, này Thanh niên, có người đàn bà hay người đàn ông, tật đố, đối với người khác được quyền lợi, được tôn trọng, cung kính, tôn sùng, đảnh lễ, cúng dường, sanh tật đố, sanh tâm, ôm ấp tâm tật đố. Do nghiệp ấy, thành đạt như vậy... ác thú... quyền thế nhỏ. Con đường ấy đưa đến quyền thế nhỏ, này thanh niên, tức là tật đố... ôm ấp tâm tật đố.
Nhưng ở đây, này Thanh niên, có người đàn bà hay người đàn ông, không có tật đố, đối với những người khác được quyền lợi, được tôn trọng, cung kính, tôn sùng, đảnh lễ, cúng dường, không sanh tật đố, không sanh tâm, không ôm ấp tâm tật đố. Do nghiệp ấy... thiện thú... quyền thế lớn. Con đường ấy đưa đến quyền thế lớn, này Thanh niên, tức là không tật đố... không ôm ấp tật đố.
Ở đây, này Thanh niên, có người đàn bà hay người đàn ông, không bố thí cho Sa-môn hay Bà-la-môn, đồ ăn uống, y phục, xe cộ, vòng hoa, hương liệu, phấn sáp, ngọa cụ, nhà cửa, đèn đuốc. Do nghiệp ấy.. đọa xứ... tài sản nhỏ. Con đường đưa đến tài sản nhỏ. ngọa cụ, nhà cửa, đèn đuốc.
Nhưng ở đây, này Thanh niên, có người đàn bà hay người đàn ông có bố thí cho Sa-môn hay cho Bà-la-môn các đồ ăn uống... ngọa cụ, nhà cửa, đèn đuốc. Do nghiệp ấy... thiện thú... nhiều tài sản. Con đường đưa đến nhiều tài sản nhỏ... ngọa cụ, nhà cửa, đèn đuốc.
Ở đây, này Thanh niên, có người đàn bà hay người đàn ông ngạo nghễ, kiêu mạn, không đảnh lễ những người đáng đảnh lễ, không đứng dậy đối với người đáng đứng dậy, không mời ngồi những người đáng mời ngồi, không nhường chỗ đi cho những người đáng được nhường chỗ đi, không tôn trọng những người đáng tôn trọng, không cung kính những người đáng cung kính, không cúng dường những người đáng cúng dường. Do nghiệp ấy... đọa xứ... thuộc gia đình hạ liệt. Con đường đưa đến gia đình hạ liệt.. không cúng dường những người đáng cúng dường.
Nhưng ở đây, này Thanh niên, có người đàn bà hay người đàn ông, không có ngạo nghễ quá mạn, đảnh lễ những người đáng đảnh lễ... cúng dường những người đáng cúng dường. Do nghiệp ấy... thiện thú... vào gia đình cao quý. Con đường đưa đến gia đình cao quý... cúng dường những người đáng cúng dường.
Ở đây, này Thanh niên, có người đàn bà hay người đàn ông, sau khi đi đến Sa-môn hay Bà-la-môn, không hỏi: "Thưa Tôn giả, thế nào là thiện? Thế nào là bất thiện? Thế nào là phạm tội? Thế nào là không phạm tội? Thế nào là cần phải thực hành? Thế nào là không cần phải thực hành? Tôi đã làm gì để phải không lợi ích và đau khổ lâu dài? Hay tôi đã làm gì để được lợi ích và an lạc lâu dài? Do nghiệp ấy... đọa xứ... trí tuệ yếu kém. Con đường đưa đến trí tuệ yếu kém... lợi ích, hạnh phúc lâu dài?"
Nhưng ở đây, này Thanh niên, có người đàn bà hay người đàn ông, sau khi đến Sa-môn hay Bà-la-môn, có hỏi: "Thưa Tôn giả, thế nào là thiện? Thế nào là bất thiện... lợi ích, an lạc lâu dài? Do nghiệp ấy... thiện thú... đầy đủ trí tuệ. Con đường đưa đến đầy đủ trí tuệ... lợi ích, an lạc lâu dài?".
Ở đây, này Thanh niên, con đường đưa đến đoản thọ, dẫn đến đoản thọ, con đường đưa đến trường thọ, dẫn đến trường thọ; con đường đưa đến nhiều bệnh, dẫn đến nhiều bệnh; con đường đưa đến ít bệnh, dẫn đến ít bệnh; con đường đưa đến xấu sắc, dẫn đến xấu sắc; con đường đưa đến đẹp sắc, dẫn đến đẹp sắc; con đường đưa đến quyền thế nhỏ, dẫn đến quyền thế nhỏ; con đường đưa đến quyền thế lớn dẫn đến quyền thế lớn; con đường đưa đến tài sản nhỏ, dẫn đến tài sản nhỏ; con đường đưa đến tài sản lớn, dẫn đến tài sản lớn; con đường đưa đến gia đình hạ liệt, dẫn đến gia đình hạ liệt; con đường đưa đến gia đình cao quý, dẫn đến gia đình cao quý, con đường đưa đến trí tuệ yếu kém, dẫn đến trí tuệ yếu kém; con đường đưa đến đầy đủ trí tuệ, dẫn đến trí tuệ đầy đủ.
Này Thanh niên, các loài hữu tình là chủ nhân của nghiệp, là thừa tự của nghiệp. Nghiệp là thai tạng, nghiệp là quyến thuộc, nghiệp là điểm tựa, nghiệp phân chia các loài hữu tình; nghĩa là có liệt, có ưu.
Khi nghe nói vậy, thanh niên Subha Todeyyaputta nói với Thế Tôn:
-- Thật vi diệu thay, thưa Tôn giả Gotama! Thật vi diệu thay, thưa Tôn giả Gotama! Như người dựng đứng lại những gì bị quăng ngã xuống, phơi bày những gì bị che kín, chỉ đường cho những người bị lạc hướng, đem đèn sáng vào trong bóng tối để những ai có mắt có thể thấy sắc; cũng vậy, Chánh pháp đã được Tôn giả Gotama dùng nhiều phương tiện trình bày giải thích. Con xin quy y Tôn giả Gotama, quy y Pháp và chúng Tỷ-kheo Tăng. Mong Tôn giả Gotama nhận con làm đệ tử, từ nay cho đến mạng chung, con trọn đời quy ngưỡng.
http://www.budsas.org/uni/u-kinh-trungbo/trung135.htm
**Chỗ 3 chấm (....) là người dịch không muốn trích dẫn lại các đoạn tương tự nhau.
Om Amitabha Hrih
Om Mani Padme Hum
Om Mani Padme Hum
Re: CHÁNH TRI KIẾN VỀ KINH NHÂN - QUẢ
Hiền huynh,
Huynh có thể tỉ mỉ mà viết lên toàn bộ hiểu biết của huynh về kinh chánh kiến này không, đệ thật lòng muốn biết huynh hiểu như thế nào về bản kinh này?
Huynh có thể tỉ mỉ mà viết lên toàn bộ hiểu biết của huynh về kinh chánh kiến này không, đệ thật lòng muốn biết huynh hiểu như thế nào về bản kinh này?
Pháp môn vô lượng thệ nguyện học - Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn - Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành - Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ
Re: PHẬT THUYẾT KINH NHÂN - QUẢ BA ĐỜI???
Đồng Nát xin trích dẫn ra đây 2 bài kinh liên quan luật nhân quả để rộng đường tham khảo thảo luận, rất mong các thiện tri thức cho biết nguồn gốc kinh này có thuộc trong Tam tạng kinh (Bắc truyền hoặc Nam truyền):
Kinh Nhân Quả Ba Ðời
Việt Dịch: HT Thích Thiền Tâm
(Tái bản lần thứ hai)
Nhà Xuất Bản Tôn Giáo Hà Nội. PL. 2549 – DL.2005
Mục Lục
Lời Nói Đầu
I. Kinh Phật Nói Nhân Quả Ba Đời
II. Nhân Quả Luân Hồi Tạp Lục
1/ Mạnh Phu Nhân
2/ Lai Tinh Hải
3/ Hạ Phùng Thánh
4/ Chuyện Vị Lão Tăng
5/ Thái Thú Họ Ngưu
6/ Giết Dê Hại Vợ
7/ Phạm Dâm Trả Quả
7/ Bất Hiếu Đọa Làm Heo
9/ Vùi Trong Bếp Lửa
Lời Nói Đầu
Thuở xưa, có người đến hỏi một vị Thiền sư: "Bậc tu hành đã ngộ lý Chân Không, có lạc vào vòng Nhân quả đặng?" Thiền sư đáp: "Bậc đại tu hành chẳng lạc vào vòng Nhân quả".
Vì câu trả lời này mà khiến cho Thiền sư phải đọa làm kiếp chồn năm trăm năm, sau gặp ngài Bá Trượng mới được giải thoát.
Cũng do câu chuyện trên đây, nên các vị cổ đức khuyên người học Phật, trước tiên phải duyệt các kinh nói về Nhân quả tội phước, chú trọng phần giới hạnh, cùng hiểu biết sự Luân hồi trong ba cõi sáu đường, sau mới nghiên cứu qua kinh cao. Nếu trái thứ tự, bước đầu tiên đọc những kinh như: Kim Cang, Pháp Bảo Đàn... nếu không phải là người có nhiều căn lành, tất dễ sinh lòng khinh mạn và lạc vào lối chấp không. Thật ra, Nhân quả không phải là chuyện thấp nhỏ, vì từ chúng sinh đọa tam đồ cho đến chư Phật thành Chánh giác đều không ngoài Nhân quả. Do sự kiện trên bút giả mới phiên dịch quyển kinh này.
Vì kinh Nhân quả nói tóm tắt không mấy trang nên bút giả lại phụ thêm một ít câu chuyện tạm gọi là "Nhân quả Luân hồi Tạp Lục".
Về việc Luân hồi Nhân quả ở Việt Nam ta cũng có nhiều, tiếc vì không ai ghi chép thành sách, nên tản mác đi. Vì thế, bút giả đành tìm dịch các câu chuyện bên Trung Hoa, và những việc này đều có thật. Cái thông bệnh của người tu Phật, là hay luận huyền nói diệu, mà việc thường nhỏ lại ít khi làm được. Nhớ lại hồi xưa sư cụ Khánh Hòa còn tại thế, có một Phật tử hỏi về đạo lý "vô thỉ vô chung". Sư Cụ mỉm cười đáp: "Hỏi chi xa vời vậy? Gắng ăn chay và niệm Phật cho đều đều là tốt lắm rồi!" Đại để, người đã lăn lội trong nhiều giáo điển, lại không muốn nói diệu huyền mà chỉ chú trọng đến sự thật hành thông thường, là như thế.
Kinh Hoa Nghêm nói: "Lòng tin là bước đầu của đạo, và mẹ của tất cả công đức".
Mong những vị hữu duyên, khi xem đến quyển sách này, bắt đầu tu niệm tin có tội phước báo ứng, việc chuyển kiếp Luân hồi, cùng sự linh hiển của Phật Pháp. Do đó, lần lượt tiếp tục xem những kinh cao hơn. Chừng ấy, lẽ không không sắc sắc, đường thị thị phi phi, sẽ hỏi Phật đà mà tỉnh ngộ.
Mùa An Cư Năm Canh Tuất
Thích Thiền Tâm
I. Kinh Phật Nói Nhân Quả Ba Đời
Một hôm, Tôn giả A Nan Đà, ở trên hội Linh Sơn cùng với một ngàn hai trăm năm mươi đại Tỳ kheo câu hội.
Khi ấy A Nan Đà Tôn giả, chắp tay đảnh lễ Phật, nhiễu quanh ba vòng, rồi quỳ xuống thưa thỉnh đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Thế Tôn rằng:
- Bạch Thế Tôn! Đến thời Mạt pháp, tất cả chúng sinh ở cõi Nam Diêm Phù Đề, nhiều kẻ sinh niệm chẳng lành, không kính Tam bảo, không trọng cha mẹ, không có tam cang. Năm giềng rối loạn, nghèo khó, thấp hèn, sáu căn chẳng đủ, trọn ngày sát sinh hại mạng cho đến nghèo giàu sang hèn không đồng nhau. Do nhân duyên quả báo gì khiến nên như thế?
Cúi xin đức Thế Tôn từ bi, vì chúng con giải thích mọi sự việc.
Phật bảo A Nan cùng các đại đệ tử: Lành thay! Lành thay! Các ông hãy lắng nghe! Ta sẽ vì các ông mà giải thích rành rẽ".
Tất cả nam nữ ở thế gian giàu sang hay nghèo hèn, chịu khổ vô cùng hoặc hưởng phước vô lượng đều do nhân duyên từ đời trước mà cảm quả báo.
Cho nên tất cả chúng sinh, trước phải hiếu kính cha mẹ, kế đó phải tin trọng ngôi Tam bảo, thứ ba nên bỏ giới sát mà phóng sinh, và thứ tư cần ăn chay bố thí mới có thể gieo giống ruộng phước về sau.
Phật liền nói bài kệ Nhân quả rằng:
Giàu sang đều bởi mạng
Đời trước có tu nhân
Ai thọ trì kinh này,
Đời đời hưởng phước lộc.
Thiện nam, tín nữ nghe ta nói:
Suy nhớ kinh Nhân quả ba đời
Nhân quả ba đời việc chẳng nhỏ,
Phật nói lời Phật chớ chê khinh.
1. Đời nay làm quan do nhân gì?
Kiếp trước vàng ròng thếp tượng Phật
Đời nay hưởng phước bởi nhân xưa
Đai vàng, áo tía, cầu nơi Phật.
Vàng trang nghiêm Phật, trang nghiêm mình.
Làm đẹp Như Lai, đẹp tự thân.
Đừng bảo làm quan là chuyện dễ,
Không tu phước ấy đến từ đâu?
2. Cưỡi ngựa, ngồi kiệu do nhân gì?
Kiếp trước làm cầu, bồi đắp lộ.
3. Do nhân duyên gì mặc gấm vóc?
Đời trước thí áo giúp Tăng Ni.
4. Có ăn, có mặc do nhân gì?
Xưa giúp kẻ nghèo cho ăn uống.
5. Ăn mặc thiếu thốn bởi nhân chi?
Kiếp trước một nửa không xả thí.
6. Lầu cao nhà lớn do nhân gì?
Xưa lên chùa am cúng thí gạo.
7. Phước lộc đầy đủ cho nhân gì?
Xưa lập chùa am cất nhà mát (1)
8. Tướng mạo xinh đẹp do nhân gì?
Đời trước hoa tươi cúng dường Phật.
9. Thông minh trí tuệ do nhân gì?
Kiếp trước ăn chay, thường niệm Phật.
10. Người thấy vui mừng do nhân gì?
Xưa kết duyên lành cùng đại chúng.
11. Chồng vợ bền lâu do nhân gì?
Đời trước tràng phan nghiêm cúng Phật.
12. Cha mẹ song toàn do nhân gì?
Đời trước kính trọng người cô độc.
13. Không cha mất mẹ do nhân gì?
Kiếp trước là người đánh bẫy chim.
14. Con cháu đông nhiều do nhân gì?
Đời trước mở lồng thả chim thú.
15. Nuôi con không được do nhân gì?
Xưa sinh con gái dìm cho chết? (2)
16. Đời nay không con do nhân gì?
Kiếp trước bẻ gãy hại trăm hoa.
17. Đời nay sống lâu do nhân gì?
Kiếp trước mua vật phóng sinh nhiều.
18. Đời nay mạng yểu do nhân gì?
Kiếp trước xẻ thịt giết chúng sinh.
19. Đời nay không vợ do nhân gì?
Kiếp trước tham mưu gian vợ người.
20. Đời nay ở góa do nhân gì?
Kiếp trước buông lung khinh rẻ chồng.
21. Làm thân tôi đòi do nhân gì?
Kiếp trước quên ơn cùng phụ nghĩa.
22. Đời nay mắt sáng do nhân gì?
Kiếp trước cúng dầu đốt đèn Phật.
23. Đời nay đui mù do nhân gì?
Kiếp trước chỉ đường chẳng phân minh.
24. Môi miệng sứt thiếu do nhân gì?
Kiếp trước thổi tắt đèn cúng Phật.
25. Đời nay câm điếc do nhân gì?
Xưa từng ác khẩu mắng cha mẹ.
26. Đời nay lưng gù cho nhân gì?
Kiếp trước chê cười người lễ Phật.
27. Tay bị cong quẹo do nhân gì?
Đời trước đều là người tạo nghiệp.
28. Chân bị co rút do nhân gì?
Kiếp trước ngăn đường đánh cướp người.
29. Làm thân trâu ngựa do nhân gì?
Xưa thiếu nợ người không chịu trả.
30. Đọa làm heo chó do nhân gì?
Kiếp trước lừa gạt phỉnh hại người.
31. Đời nay nhiều bệnh do nhân gì?
Xưa đem rượu thịt bày cúng Phật.
32. Đời nay không bệnh do nhân gì?
Xưa thí thuốc men cứu bệnh nhân.
33. Hằng bị lao tù do nhân gì?
Kiếp trước làm ác chẳng nhượng người.
34. Đời nay chết đói do nhân gì?
Kiếp trước thường lấp hang rắn chuột
35. Bị thuốc độc chết do nhân gì?
Kiếp trước đăng lưới giết hại cá.
36. Nổi trôi cơ khổ do nhân gì?
Ác tâm lấn hiếp mưu hại người.
37. Đời nay lùn bé do nhân gì?
Kiếp trước xem kinh để dưới đất. (3)
38. Nay thường thổ huyết do nhân gì?
Xưa ăn thịt rồi đi tụng kinh. (4)
39. Đời nay ngu điếc do nhân gì?
Kiếp trước tụng kinh chẳng lắng nghe.
40. Ghẻ lác phong điên do nhân gì?
Xông hơi thịt cá trước bàn Phật.
41. Thân có mùi hôi do nhân gì?
Xưa bán hương thơm trọn dối gian.
42. Đời nay chết treo do nhân gì?
Kiếp trước đem dây săn bẫy thú.
43. Quan, quả, cô độc do nhân gì?
Xưa thường ganh ghét hiềm mắng người.
44. Sét đánh lửa thiêu do nhân gì?
Cân non, già, thiếu lòng gian xảo.
45. Rắn cắn cọp ăn do nhân gì?
Kiếp trước gây oan tạo đối đầu.
Muôn việc mình làm lại mình chịu
Thọ khổ Địa ngục oán trách ai?
Đừng nói Nhân quả người không thấy.
Xa trả con cháu, gần trả mình.
46. Chỉ nhìn trước mắt người hưởng phước.
Sẽ tin bố thí với trì trai.
Kiếp trước tu nhân nay hưởng quả.
Đời này tu tích để về sau.
Nếu ai hủy báng kinh Nhân quả
Kiếp sau đọa lạc mất thân người.
Kẻ nào thọ trì kinh Nhân quả.
Chư Phật, Bồ tát đều chứng minh.
Kẻ nào biên chép kinh Nhân quả,
Truyền đời tu học đạo nhà hưng.
Ai mà mang đội kinh Nhân quả,
Tai hung hoạnh họa chẳng vào thân.
Nếu người giản nói kinh Nhân quả
Đời đời kiếp kiếp được thông minh
Kẻ nào đề xướng kinh Nhân quả
Đời sau người thấy sinh cung kính.
Người nào ấn tống kinh Nhân quả.
Kiếp sau sẽ được thân Đế Vương.
Theo Kinh Nhân quả hỏi đời trước.
Chính sự thọ hưởng của đời nay.
Theo Kinh Nhân quả hỏi đời sau.
Chính sự gây nhân của kiếp này,
Nếu như Nhân quả không cảm ứng,
Do đâu Mục Liên cứu được mẹ?
Người nào tin sâu kinh Nhân quả.
Đồng sinh Tây phương cõi Cực lạc.
Nhân quả ba đời nói không hết.
Thiên long chẳng bỏ ý người lành.
Nên ngôi Tam bảo ruộng phước lớn,
Nhân tu tuy một, hưởng muôn ngàn.
Gởi kho bền chắc không hư mất, (5)
Nhiều đời thọ dụng phước vô cùng.
Muốn biết nhân đời trước,
Xem sự hưởng đời nay,
Muốn biết quả đời sau,
Xem việc làm kiếp này.
(Chung)
* Chú thích
(1) Nhà dưỡng Lão, cô nhi
(2) Thuở xưa từ Ấn Độ, cho đến Trung Hoa, những nhà nghèo sinh con nhiều nuôi không kham nên dìm cho chết bớt con gái lúc mới sinh ra.
(3) Ngồi dưới đất xem kinh, nên để kinh trên một cái kệ, khinh mạn cũng là nhân của tướng lùn bé. Lễ Phật, khiêm hạ là nhân của tướng cao hơn.
(4) Ăn mặn rồi muốn tụng kinh, phải súc miệng rửa tay, rửa miệng sạch, và tụng chú như sau, tất được thanh tịnh không tội lỗi: Tịnh tam nghiệp chân ngôn: Um Soa Pha Va Suýt Đà, sạt và đạt ma, soa phạ va suýt đa hàm (7 biến) Aum! Syabhava sudaha, sarva drama svabhava suddhà hàma.
(5) Gởi kho đây không phải đốt giấy tiền vàng bạc gởi vào kho, mà ý nói tiền của thế gian không bền, khi chết rồi phải bỏ lại tất cả. Chỉ có tu phước làm lành ăn chay, tụng kinh, tham thiền, niệm Phật, là kho.
Trích từ nguồn: http://daitangkinhvietnam.org/tieu-bo-k ... ba-ei.html
Kinh Nhân Quả Ba Ðời
Việt Dịch: HT Thích Thiền Tâm
(Tái bản lần thứ hai)
Nhà Xuất Bản Tôn Giáo Hà Nội. PL. 2549 – DL.2005
Mục Lục
Lời Nói Đầu
I. Kinh Phật Nói Nhân Quả Ba Đời
II. Nhân Quả Luân Hồi Tạp Lục
1/ Mạnh Phu Nhân
2/ Lai Tinh Hải
3/ Hạ Phùng Thánh
4/ Chuyện Vị Lão Tăng
5/ Thái Thú Họ Ngưu
6/ Giết Dê Hại Vợ
7/ Phạm Dâm Trả Quả
7/ Bất Hiếu Đọa Làm Heo
9/ Vùi Trong Bếp Lửa
Lời Nói Đầu
Thuở xưa, có người đến hỏi một vị Thiền sư: "Bậc tu hành đã ngộ lý Chân Không, có lạc vào vòng Nhân quả đặng?" Thiền sư đáp: "Bậc đại tu hành chẳng lạc vào vòng Nhân quả".
Vì câu trả lời này mà khiến cho Thiền sư phải đọa làm kiếp chồn năm trăm năm, sau gặp ngài Bá Trượng mới được giải thoát.
Cũng do câu chuyện trên đây, nên các vị cổ đức khuyên người học Phật, trước tiên phải duyệt các kinh nói về Nhân quả tội phước, chú trọng phần giới hạnh, cùng hiểu biết sự Luân hồi trong ba cõi sáu đường, sau mới nghiên cứu qua kinh cao. Nếu trái thứ tự, bước đầu tiên đọc những kinh như: Kim Cang, Pháp Bảo Đàn... nếu không phải là người có nhiều căn lành, tất dễ sinh lòng khinh mạn và lạc vào lối chấp không. Thật ra, Nhân quả không phải là chuyện thấp nhỏ, vì từ chúng sinh đọa tam đồ cho đến chư Phật thành Chánh giác đều không ngoài Nhân quả. Do sự kiện trên bút giả mới phiên dịch quyển kinh này.
Vì kinh Nhân quả nói tóm tắt không mấy trang nên bút giả lại phụ thêm một ít câu chuyện tạm gọi là "Nhân quả Luân hồi Tạp Lục".
Về việc Luân hồi Nhân quả ở Việt Nam ta cũng có nhiều, tiếc vì không ai ghi chép thành sách, nên tản mác đi. Vì thế, bút giả đành tìm dịch các câu chuyện bên Trung Hoa, và những việc này đều có thật. Cái thông bệnh của người tu Phật, là hay luận huyền nói diệu, mà việc thường nhỏ lại ít khi làm được. Nhớ lại hồi xưa sư cụ Khánh Hòa còn tại thế, có một Phật tử hỏi về đạo lý "vô thỉ vô chung". Sư Cụ mỉm cười đáp: "Hỏi chi xa vời vậy? Gắng ăn chay và niệm Phật cho đều đều là tốt lắm rồi!" Đại để, người đã lăn lội trong nhiều giáo điển, lại không muốn nói diệu huyền mà chỉ chú trọng đến sự thật hành thông thường, là như thế.
Kinh Hoa Nghêm nói: "Lòng tin là bước đầu của đạo, và mẹ của tất cả công đức".
Mong những vị hữu duyên, khi xem đến quyển sách này, bắt đầu tu niệm tin có tội phước báo ứng, việc chuyển kiếp Luân hồi, cùng sự linh hiển của Phật Pháp. Do đó, lần lượt tiếp tục xem những kinh cao hơn. Chừng ấy, lẽ không không sắc sắc, đường thị thị phi phi, sẽ hỏi Phật đà mà tỉnh ngộ.
Mùa An Cư Năm Canh Tuất
Thích Thiền Tâm
I. Kinh Phật Nói Nhân Quả Ba Đời
Một hôm, Tôn giả A Nan Đà, ở trên hội Linh Sơn cùng với một ngàn hai trăm năm mươi đại Tỳ kheo câu hội.
Khi ấy A Nan Đà Tôn giả, chắp tay đảnh lễ Phật, nhiễu quanh ba vòng, rồi quỳ xuống thưa thỉnh đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Thế Tôn rằng:
- Bạch Thế Tôn! Đến thời Mạt pháp, tất cả chúng sinh ở cõi Nam Diêm Phù Đề, nhiều kẻ sinh niệm chẳng lành, không kính Tam bảo, không trọng cha mẹ, không có tam cang. Năm giềng rối loạn, nghèo khó, thấp hèn, sáu căn chẳng đủ, trọn ngày sát sinh hại mạng cho đến nghèo giàu sang hèn không đồng nhau. Do nhân duyên quả báo gì khiến nên như thế?
Cúi xin đức Thế Tôn từ bi, vì chúng con giải thích mọi sự việc.
Phật bảo A Nan cùng các đại đệ tử: Lành thay! Lành thay! Các ông hãy lắng nghe! Ta sẽ vì các ông mà giải thích rành rẽ".
Tất cả nam nữ ở thế gian giàu sang hay nghèo hèn, chịu khổ vô cùng hoặc hưởng phước vô lượng đều do nhân duyên từ đời trước mà cảm quả báo.
Cho nên tất cả chúng sinh, trước phải hiếu kính cha mẹ, kế đó phải tin trọng ngôi Tam bảo, thứ ba nên bỏ giới sát mà phóng sinh, và thứ tư cần ăn chay bố thí mới có thể gieo giống ruộng phước về sau.
Phật liền nói bài kệ Nhân quả rằng:
Giàu sang đều bởi mạng
Đời trước có tu nhân
Ai thọ trì kinh này,
Đời đời hưởng phước lộc.
Thiện nam, tín nữ nghe ta nói:
Suy nhớ kinh Nhân quả ba đời
Nhân quả ba đời việc chẳng nhỏ,
Phật nói lời Phật chớ chê khinh.
1. Đời nay làm quan do nhân gì?
Kiếp trước vàng ròng thếp tượng Phật
Đời nay hưởng phước bởi nhân xưa
Đai vàng, áo tía, cầu nơi Phật.
Vàng trang nghiêm Phật, trang nghiêm mình.
Làm đẹp Như Lai, đẹp tự thân.
Đừng bảo làm quan là chuyện dễ,
Không tu phước ấy đến từ đâu?
2. Cưỡi ngựa, ngồi kiệu do nhân gì?
Kiếp trước làm cầu, bồi đắp lộ.
3. Do nhân duyên gì mặc gấm vóc?
Đời trước thí áo giúp Tăng Ni.
4. Có ăn, có mặc do nhân gì?
Xưa giúp kẻ nghèo cho ăn uống.
5. Ăn mặc thiếu thốn bởi nhân chi?
Kiếp trước một nửa không xả thí.
6. Lầu cao nhà lớn do nhân gì?
Xưa lên chùa am cúng thí gạo.
7. Phước lộc đầy đủ cho nhân gì?
Xưa lập chùa am cất nhà mát (1)
8. Tướng mạo xinh đẹp do nhân gì?
Đời trước hoa tươi cúng dường Phật.
9. Thông minh trí tuệ do nhân gì?
Kiếp trước ăn chay, thường niệm Phật.
10. Người thấy vui mừng do nhân gì?
Xưa kết duyên lành cùng đại chúng.
11. Chồng vợ bền lâu do nhân gì?
Đời trước tràng phan nghiêm cúng Phật.
12. Cha mẹ song toàn do nhân gì?
Đời trước kính trọng người cô độc.
13. Không cha mất mẹ do nhân gì?
Kiếp trước là người đánh bẫy chim.
14. Con cháu đông nhiều do nhân gì?
Đời trước mở lồng thả chim thú.
15. Nuôi con không được do nhân gì?
Xưa sinh con gái dìm cho chết? (2)
16. Đời nay không con do nhân gì?
Kiếp trước bẻ gãy hại trăm hoa.
17. Đời nay sống lâu do nhân gì?
Kiếp trước mua vật phóng sinh nhiều.
18. Đời nay mạng yểu do nhân gì?
Kiếp trước xẻ thịt giết chúng sinh.
19. Đời nay không vợ do nhân gì?
Kiếp trước tham mưu gian vợ người.
20. Đời nay ở góa do nhân gì?
Kiếp trước buông lung khinh rẻ chồng.
21. Làm thân tôi đòi do nhân gì?
Kiếp trước quên ơn cùng phụ nghĩa.
22. Đời nay mắt sáng do nhân gì?
Kiếp trước cúng dầu đốt đèn Phật.
23. Đời nay đui mù do nhân gì?
Kiếp trước chỉ đường chẳng phân minh.
24. Môi miệng sứt thiếu do nhân gì?
Kiếp trước thổi tắt đèn cúng Phật.
25. Đời nay câm điếc do nhân gì?
Xưa từng ác khẩu mắng cha mẹ.
26. Đời nay lưng gù cho nhân gì?
Kiếp trước chê cười người lễ Phật.
27. Tay bị cong quẹo do nhân gì?
Đời trước đều là người tạo nghiệp.
28. Chân bị co rút do nhân gì?
Kiếp trước ngăn đường đánh cướp người.
29. Làm thân trâu ngựa do nhân gì?
Xưa thiếu nợ người không chịu trả.
30. Đọa làm heo chó do nhân gì?
Kiếp trước lừa gạt phỉnh hại người.
31. Đời nay nhiều bệnh do nhân gì?
Xưa đem rượu thịt bày cúng Phật.
32. Đời nay không bệnh do nhân gì?
Xưa thí thuốc men cứu bệnh nhân.
33. Hằng bị lao tù do nhân gì?
Kiếp trước làm ác chẳng nhượng người.
34. Đời nay chết đói do nhân gì?
Kiếp trước thường lấp hang rắn chuột
35. Bị thuốc độc chết do nhân gì?
Kiếp trước đăng lưới giết hại cá.
36. Nổi trôi cơ khổ do nhân gì?
Ác tâm lấn hiếp mưu hại người.
37. Đời nay lùn bé do nhân gì?
Kiếp trước xem kinh để dưới đất. (3)
38. Nay thường thổ huyết do nhân gì?
Xưa ăn thịt rồi đi tụng kinh. (4)
39. Đời nay ngu điếc do nhân gì?
Kiếp trước tụng kinh chẳng lắng nghe.
40. Ghẻ lác phong điên do nhân gì?
Xông hơi thịt cá trước bàn Phật.
41. Thân có mùi hôi do nhân gì?
Xưa bán hương thơm trọn dối gian.
42. Đời nay chết treo do nhân gì?
Kiếp trước đem dây săn bẫy thú.
43. Quan, quả, cô độc do nhân gì?
Xưa thường ganh ghét hiềm mắng người.
44. Sét đánh lửa thiêu do nhân gì?
Cân non, già, thiếu lòng gian xảo.
45. Rắn cắn cọp ăn do nhân gì?
Kiếp trước gây oan tạo đối đầu.
Muôn việc mình làm lại mình chịu
Thọ khổ Địa ngục oán trách ai?
Đừng nói Nhân quả người không thấy.
Xa trả con cháu, gần trả mình.
46. Chỉ nhìn trước mắt người hưởng phước.
Sẽ tin bố thí với trì trai.
Kiếp trước tu nhân nay hưởng quả.
Đời này tu tích để về sau.
Nếu ai hủy báng kinh Nhân quả
Kiếp sau đọa lạc mất thân người.
Kẻ nào thọ trì kinh Nhân quả.
Chư Phật, Bồ tát đều chứng minh.
Kẻ nào biên chép kinh Nhân quả,
Truyền đời tu học đạo nhà hưng.
Ai mà mang đội kinh Nhân quả,
Tai hung hoạnh họa chẳng vào thân.
Nếu người giản nói kinh Nhân quả
Đời đời kiếp kiếp được thông minh
Kẻ nào đề xướng kinh Nhân quả
Đời sau người thấy sinh cung kính.
Người nào ấn tống kinh Nhân quả.
Kiếp sau sẽ được thân Đế Vương.
Theo Kinh Nhân quả hỏi đời trước.
Chính sự thọ hưởng của đời nay.
Theo Kinh Nhân quả hỏi đời sau.
Chính sự gây nhân của kiếp này,
Nếu như Nhân quả không cảm ứng,
Do đâu Mục Liên cứu được mẹ?
Người nào tin sâu kinh Nhân quả.
Đồng sinh Tây phương cõi Cực lạc.
Nhân quả ba đời nói không hết.
Thiên long chẳng bỏ ý người lành.
Nên ngôi Tam bảo ruộng phước lớn,
Nhân tu tuy một, hưởng muôn ngàn.
Gởi kho bền chắc không hư mất, (5)
Nhiều đời thọ dụng phước vô cùng.
Muốn biết nhân đời trước,
Xem sự hưởng đời nay,
Muốn biết quả đời sau,
Xem việc làm kiếp này.
(Chung)
* Chú thích
(1) Nhà dưỡng Lão, cô nhi
(2) Thuở xưa từ Ấn Độ, cho đến Trung Hoa, những nhà nghèo sinh con nhiều nuôi không kham nên dìm cho chết bớt con gái lúc mới sinh ra.
(3) Ngồi dưới đất xem kinh, nên để kinh trên một cái kệ, khinh mạn cũng là nhân của tướng lùn bé. Lễ Phật, khiêm hạ là nhân của tướng cao hơn.
(4) Ăn mặn rồi muốn tụng kinh, phải súc miệng rửa tay, rửa miệng sạch, và tụng chú như sau, tất được thanh tịnh không tội lỗi: Tịnh tam nghiệp chân ngôn: Um Soa Pha Va Suýt Đà, sạt và đạt ma, soa phạ va suýt đa hàm (7 biến) Aum! Syabhava sudaha, sarva drama svabhava suddhà hàma.
(5) Gởi kho đây không phải đốt giấy tiền vàng bạc gởi vào kho, mà ý nói tiền của thế gian không bền, khi chết rồi phải bỏ lại tất cả. Chỉ có tu phước làm lành ăn chay, tụng kinh, tham thiền, niệm Phật, là kho.
Trích từ nguồn: http://daitangkinhvietnam.org/tieu-bo-k ... ba-ei.html
Sửa lần cuối bởi Đồng Nát vào ngày 24/07/12 23:08 với 1 lần sửa.
- battinh
- Điều Hành Viên
- Bài viết: 6106
- Ngày: 14/11/11 07:58
- Giới tính: Nam
- Phật tử: Tại gia
- Đến từ: Tứ Đại
- Được cảm ơn: 3 time
Re: CHÁNH TRI KIẾN VỀ KINH NHÂN - QUẢ
Ai nói luân hồi chuyện vẩn vơ,
Người, dê chuyển kiếp lẹ không ngờ
Đốt lò hương hỏi niệm xưa cũ,
Nghe giọng triều âm tỉnh giấc mơ.
Người, dê chuyển kiếp lẹ không ngờ
Đốt lò hương hỏi niệm xưa cũ,
Nghe giọng triều âm tỉnh giấc mơ.
Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Re: CHÁNH TRI KIẾN VỀ KINH NHÂN - QUẢ
Cho kinh này do Phật thuyết và kết tập trong tang tạng kinh (Bắc truyền lẫn Nam truyền)???
KINH NHÂN QUẢ THIỆN ÁC - 2881
Đức Phật giảng kinh Nhân Quả Thiện Ác
Người dịch: THÍCH GIÁC QUẢ
Tôi nghe như vậy: Một thời đức Phật đang lưu trú tại nước Xá Vệ, trong vườn cây của thái tử Kỳ Đà và ông Cấp Cô Độc. Bây giờ, đại chúng gồm vô lượng Bồ-tát, trời, người đang ngồi xung quanh đức Phật. Đức Phật thuyết pháp, đại chúng nhất tâm lắng nghe.
Lúc ấy, ngài A-nan vì chúng sanh mà bạch đức Phật rằng:
Bạch Thế Tôn! Hiện tại trong thế gian có vô số chúng sanh, xét riêng về loài người thì có người đẹp, kẻ xấu; người mạnh, kẻ yếu; người giàu, kẻ nghèo; người khổ, kẻ sướng; người sang, kẻ hèn; tâm ý, ngôn ngữ sai biệt. Lại có người sống đến trăm tuổi chưa chết, kẻ ba mươi đã mất, người mười lăm tuổi đã yểu mạng, kẻ chết từ trong bào thai. Có người tướng tốt đoan trang mà nghèo hèn, có kẻ tương xấu thô tháo lại giàu sang. Có người cương nghị mà địa vị hạ liệt, có kẻ nhu nhược mà ở địa vị cao quý. Có người nghèo khổ mà sống lâu, có kẻ giàu vui mà lại chết sớm. Có người làm lành mà gặp tai họa, có kẻ làm ác mà được lợi lộc. Có người mập trắng mà đôi mắt gian xảo, có kẻ gầy đen mà đôi mắt lại hiền từ. Có người thấp lùn mà đầy đủ ý khí, có kẻ cao lớn mà bị người sai khiến. Có người con cháu đông đúc, có kẻ lại cô đơn một mình. Có người xa quê lang thang đói lạnh tiều tuỵ, có kẻ được vào cung vua cơm áo dư thừa. Có người nhỏ thì nghèo hèn, về già lại được giàu sang. Có người sự thật là vô tội mà lại bị nạn tù đày. Có người cha hiền con hiếu đàm luận nghĩa Kinh. Có người anh em chống nhau, tranh cãi, gây sự. Có người định cư nhà cửa đầy đủ phương tiện, có kẻ du cư không nhà trôi nổi khắp nơi. Có người ở trên cây như chim, ngủ trong hang như nai, sống như cầm thú. Có người ăn lông ở lỗ, không biết chữ nghĩa. Có người ngồi không mà hưởng phước báo, có kẻ rong ruổi làm khách không nhà. Có người thông minh sáng suốt, có kẻ ám độn ngu si. Có người phải buôn bán mới được tiền tài, có kẻ không làm mà của cải tự đến. Có người giàu mà xan tham keo kiết, có kẻ nghèo lại ưa thích bố thí. Có người nói phô hoà kính, có kẻ phát lời gai gốc. Có người được thương kính, có kẻ bị xa lánh. Có người làm lành bảo vệ chúng sanh, có kẻ sát sanh không xiết. Có người tâm niệm rộng rãi được nhiều người thân cận, có kẻ bỏn sẻn bị thiên hạ bỏ rơi. Có những anh em thường ghét nhau, có những chị em dâu thường hoà thuận. Có người thích nghe Kinh pháp, có kẻ nghe Kinh lại buồn ngủ. Có người vũ phu vô lễ, có kẻ chuộng học lễ nghĩa.
Ngưỡng cầu Thế Tôn giảng rộng về nhân quả, đại chúng nghe hiểu sẽ nhất tâm hành thiện.
Đức Phật bảo A-nan: Như ông đã hỏi, sở dĩ đời này mọi người thọ báo không giống nhau, bởi lẽ đời trước họ dụng tâm sai khác nên khi lãnh thọ có ngàn sai vạn biệt:
* Đời này, người tướng tốt đoan chánh là do đời trước đã nhẫn nhục mà được, kẻ tướng xấu thô tháo là do sân hận gây nên.
- Người bần cùng là do xan tham, người cao quý là do lễ bái, kẻ hạ tiện là do kiên mạn.
- Người cao sang là do cung kính Tam bảo, kẻ thấp hèn là do khinh khi Phật pháp.
- Người hung dữ là do đời trước làm lang sói, kẻ đen gầy là do che ánh sánh của Phật.
- Người không có con cái là do giết hại chim non, kẻ nhiều con là do bảo vệ mạng sống cho chúng sanh.
- Người sống lâu là do lòng từ bi, kẻ chết sớm là do thường sát sanh.
- Người giàu to là do thích bố thí, kẻ nhiều xe ngựa là do dâng cúng xe ngựa cho Tam bảo.
- Người thông minh là do thường học hỏi, tụng Kinh; kẻ ám độn là do xuất thân từ súc sanh.
- Người làm tôi tớ là do quỵt nợ, kẻ hiếu động là do đời trước làm khỉ, vượn.
- Người bị ghẻ lở là do phá hoại Tam bảo; kẻ tay chân to nhỏ, ngắn dài không đều là do trói chân tay chúng sanh.
- Người sáu căn đầy đủ là do đã vâng giữ giới luật, kẻ sáu căn không đủ là do phá giới.
- Người có môi dính nhau là do nếm thức ăn trước khi dâng cúng.
- Người có mặt ửng đỏ là do tiếc nuối ánh sáng của lửa.
- Người có mắt như chim sẻ là do đã may mắt chim ưng.
- Người câm là do phỉ báng Phật pháp.
- Người điếc là do không thích nghe giảng Pháp.
- Người mũi tịt là do đốt hương hôi cúng Phật.
- Người sứt môi là do xỏ mang cá.
- Người tóc cháy là do quay heo.
- Người vành tai sức là do đâm lỗ tai.
- Người thân hình như rắn là do mặc quần áo mỏng đường đột đến trước tượng Phật.
- Người da đen là do để tượng Phật ở mái hiên bị khói xông.
- Người khập khễnh là do thấy Sư trưởng mà không đứng dậy.
- Người lưng gù là do mặc quần áo mỏng mà xây lưng với tượng Phật.
- Người trán vồ là do thấy Phật không lễ bái mà lấy tay vỗ trán.
- Người cổ ngắn là do thấy bậc Tôn trưởng lại rụt cổ rồi lánh đi.
- Người đau tim là do châm chích thân thể chúng sanh.
- Người bệnh cùi là do cướp đọat vật dụng của kẻ khác.
- Người bệnh suyễn là do mùa đông mà cho kẻ khác ăn thực phẩm nguội lạnh.
- Người bị bướu cổ là do ăn lén, ăn vụng.
- Người hơi thở hôi là do chửi rủa kẻ khác.
- Người nam căn khiếm khuyết là do đã thiến chó.
- Người lưỡi ngắn là do ở chỗ vắng mắng lén bậc Tôn trưởng.
- Người có tánh xấu là do đời trước làm rắn, bò cạp.
- Người dơ bẩn là do đời trước làm heo.
- Người thích nhảy múa là do đời trước làm diễn viên
- Người tham lam nhiều là do đời trước làm chó.
- Người thường sân hận, kén ăn là do đời trước điên cuồng.
- Người có đôi mắt bất chánh là do đời trước thường nhìn lén vợ con kẻ khác.
Đức Phật dạy tiếp:
* Người tà dâm với vợ hay con của kẻ khác chết đọa làm vịt, nguỗng.
- Người tà dâm trong vòng thân tộc, chết đọa làm chim sẻ.
- Người tiếc nuối Kinh sách, che dấu trí tuệ không cho kẻ khác, chết làm mối, mọt.
- Người thích mang cung tên, đi xe ngựa, chết đọa vào các nước man-di([16]), biên địa.
- Người thích săn bắn, sát hại, chết làm loài lang sói.
- Người thích cài trâm, giắt hoa, chết làm chim chào mào.
- Người thích mặc áo quần dài, chết đọa vào các loài đuôi dài.
- Người nằm mà ăn, chết đọa làm loài heo.
- Người thích mặc áo quần sặc sỡ, chết đọa làm loài chim nhiều màu sắc.
- Người giả giọng kẻ khác, chết đọa làm loài vẹt.
- Người hay trêu chọc, đùa giỡn, chết đọa làm loài trăn có nọc độc.
- Người hay làm kẻ khác phiền não một cách vô lý, chết đọa làm sâu bọ độc hại.
- Người hay báo những tin xấu, chết đọa làm chim cú.
- Người hay nói lời gây nên tai họa, chết đọa làm chồn, cáo.
- Người hay khủng bố kẻ khác, chết đọa làm hươu nai.
- Người hay mang guốc gỗ vào điện Phật, chết đọa làm các loài bị đóng móng chân.
- Người hay hạ phong, chết đọa làm con bọ hung.
- Người hay dùng chày cối của chúng Tăng, chết đọa làm con bửa củi.
- Người hay bớt xén thức ăn của kẻ khác, chết đọa làm côn trùng mổ gỗ.
- Người ăn trộm nước của chúng Tăng, chết đọa làm cá rùa.
- Người làm bẩn đất chúng Tăng, chết đọa làm côn trùng ở cầu tiêu.
- Người trộm cướp hoa quả của chúng Tăng, chết đọa làm côn trùng ăn bùn đất. Trộm cắp tài sản của chúng Tăng, chết đọa làm loài bò, lừa kéo cối xay. Cưỡng đọat vật dụng của chúng Tăng, chết đọa làm chim bồ câu. Mắng chửi chúng Tăng, chết đọa làm côn trùng ở cổ con bò. Ăn rau cải của chúng Tăng, chết đọa làm sâu ở cấy nghễ. Ngồi trên gường chúng Tăng, chết đọa làm con giun đất. Dùng những vật liệu lặt vặt của chúng Tăng, chết đọa làm con thiêu thân.
- Người mang trâm bằng xương vào chùa chết làm chim mỏ dài. Vào chuà, xoa son, bôi phấn, chết đọa làm chim mỏ đỏ. Vào chùa, mặc áo quần sặc sỡ, chết đọa làm chim màu vàng. Vợ chồng ngủ trong Chùa, chết đọa làm côn trùng có mào màu xanh. Ngồi duỗi chân ở Tháp Phật, chết đọa làm lạc đà. Mang giày dép vào Tịnh Xá, vào Tháp chết đọa làm con ếch. Nghe pháp nói xàm, chết đọa làm con chim trăm lưỡi. Làm ô uế Tỷ-kheo ni thanh tịnh, chết đọa vào địa ngục hầm sắt, có ngàn vạn vòng đao cùng chặt chém thân thể.
Bấy giờ, ngài A-nan bạch đức Phật: Như lời Thế Tôn dạy, tội chướng của con người thật là sâu nặng. Như vậy, người đến Chùa cần phải làm gì để có công đức?
Đức Phật bảo: Những người đến Chùa có hai thứ tâm niệm, một là tâm thiện, hai là tâm ác.
Thế nào là tâm thiện?
- Người đến Chùa nếu thấy Phật thì lễ bái, thấy Tăng thì cung kính, thưa hỏi nghĩa Kinh, thọ Giới, sám hối, bỏ tài vật phụng sự Tam bảo, hộ trì đại Pháp không tiếc thân mạng. Người như vậy bước một bước là đến thiện xứ, đời sau được quả báo như cây Đề-ca. Đây gọi là người lành tối thượng.
Thế nào là tâm ác?
- Người đến Chùa kề cạnh chúng Tăng để xin vật này, mượn vật nọ; hoặc tìm điều hay điều dở của chúng Tăng để phá hoại. Hoặc dùng thức ăn của chúng Tăng không biết xấu hổ, hay lấy các thứ bánh trái, rau cải, thức ăn giấu giếm đem về nhà. Những người như thế, chết đọa vào địa ngục viên sắt nóng, nước sôi, lò than, núi đao, rừng kiếm. Đây gọi là người ác tột cùng.
Đức Phật bảo A-nan: Hãy răn dạy hàng đệ tử đời sau của Ta, phải cẩn thận đối với Tam bảo, chớ phạm những lỗi lầm trên, hết lòng chí thành sùng bái, chớ sanh tâm thối lui. Nếu nghe lời Ta, khi ngài Di Lặc xuất thế chắc chắn sẽ được hoá độ.
Đức Phật lại dạy tiếp:
* Đời này lột áo kẻ khác, chết đọa vào địa ngục giá lạnh, sau đó lại sanh làm loài tằm bị luộc rồi kéo tơ.
- Đời này không thắp đèn để chiếu sáng Kinh Tượng, chết đọa vào địa ngục đèn tối của Thiết Sơn.
- Đời này nấu, giết, chặt đứt thân mạng của chúng sanh, chết đọa vào núi đao, rừng kiếm.
- Đời này đuổi bắt chim, chó hoặc săn bắn, chết đọa vào địa ngục cưa sắt.
- Đời này làm nhiều hạnh tà vạy, chết đọa vào địa ngục giường sắt, cột đồng.
- Đời này cưới nhiều vợ, chết đọa vào địa ngục cối xay bằng sắt.
- Đời này lấy nhiều chồng, chết đọa vào địa ngục rắn độc.
- Đời này nấu, thiêu gà; chết đọa vào địa ngục sông tro.
- Đời này nấu, thiêu vịt, heo; chết đọa vào địa ngục nước sôi.
- Đời này thiến chó hoặc heo, chết đọa vào địa ngục đá nhọn.
- Đời này uống rượu say sưa, cuồng loạn; chết đọa vào địa ngục uống nước đồng sôi.
- Đời này chặt đứt thân mạng chúng sanh, chết đọa vào địa ngục bánh xe sắt.
- Đời này trộm trái cây của chúng Tăng, chết đọa vào địa ngục nuốt viên sắt nóng.
- Đời này ăn thịt heo, chó; chết đọa vào địa ngục phẩn, tiểu.
- Đời này ăn cá sống, chết đọa vào địa ngục núi đao, rừng kiếm.
- Đời này làm mẹ kế hà khắc con chồng, chết đọa vào địa ngục xe đốt nóng.
- Đời này nói hai lưỡi gây rối loạn, chết đọa vào địa ngục cày sắt.
- Đời này ác khẩu mắng người, chết đọa vào địa ngục rút lưỡi.
- Đời này nói láo nhiều, chết đọa vào địa ngục đinh sắt.
- Đời này sát sanh để dâng cúng quỷ thần, chết đọa vào địa ngục chày sắt.
- Đời này làm phù thuỷ nói dối gạt người lấy của, chết đọa vào địa ngục núi đá.
- Đời này làm phù thuỷ cố tình gạt người, nói rằng, lên trời tìm linh hồn người chết; người chết đọa vào địa ngục chặt lưng.
- Đời này làm phù thuỷ dạy người sát sanh đề cầu thần linh, cầu thần hoàng, thổ địa hay cầu quỷ mị.v.v đều là dối gạt kẻ ngu; chết đọa vào địa ngục búa chặt; bị ngục tốt chém, bị loài chim mỏ sắt móc mắt.
- Đời này làm phù thuỷ chôn cất người, đoán điềm họa phước, cát hung của dòng họ, an định vườn nhà, yểm chết trùng, trù tai họa dối gạt kẻ ngu lấy của. Những người như thế, chết đọa vào địa ngục sắt đồng, có nhiều chim thú dữ bu quanh thân thể, khoét móc da thịt, gân xương, thống khổ vô cùng.
- Đời này làm thầy thuốc đoán sai bệnh, gạt kẻ khác lấy của; chết đọa vào địa ngục kim châm, toàn thân phát cháy.
- Đời này phá hoại Chùa, Tháp, hành hạ Tăng Ni, bất hiếu cha mẹ, chết đọa vào địa ngục A-tỳ. Trước hết phải trải qua tám địa ngục lớn, một trăm ba mươi sáu địa ngục nhỏ, sau đó rơi vào địa ngục A-tỳ một kiếp, hai kiếp hay năm kiếp mới được thoát ra. Nếu may mắn được gặp thiện tri thức để phát tâm Bồ-đề, trái lại bị rơi vào địa ngục.
- Đời này phá Tháp, huỷ Chùa, dấu tài sản của Tam bảo để tiêu xài, chết đọa vào địa ngục A-tỳ. Ra khỏi địa ngục thì làm thân súc sanh, như chim bồ câu, chim sẻ, vịt, le le, chim két, chim sẻ xanh, cá, rùa, khỉ, nai, hươu. Nếu được sanh làm người thì làm dâm nữ hay bị lại cái (bán nam bán nữ).
- Đời này ưu thích sân hận, chết đọa làm rắn độc, sư tử, cọp, sói, gấu, mèo rừng, chim ưng, diều hâu.
- Đời này ưu thích nuôi heo, gà; chết đọa làm cai ngục.
- Đời này ngu si, không hiểu đạo lý; chết đọa làm voi, heo, bò, dê, trâu, chí, rận, kiến, muỗi.v.v.Nếu được làm người thì bị điếc, mù, câm, gù, cụt, què, các căn không đủ, không thể nghe Phật pháp.
- Đời này kiêu mạn chết đọa làm côn trùng ở nhà xí, hoặc làm lạc đà, lừa, ngựa, chó ngao. Nếu được làm người thì làm tôi tớ, bần cùng, ăn xin, bị người khinh khi.
- Đời này làm quan ỷ thế lấy tài sản của dân, chết đọa vào địa ngục núi da, trăm vạn người lột da để ăn.
- Đời này ưa thích bắt kẻ khác đứng để chết, khi chết đọa làm voi trắng, chân thẳng không nằm ngủ được.
- Đời này phá trai, ăn ban đêm, chết đọa làm ngạ quỷ, trăm ngàn vạn năm không được ăn uống, khi bước đi đầu lóng chân bốc lửa.
- Đời này ưa thích ngồi loã hình, chết đọa làm loài cú vọ.
- Đời này giấu thực phẩm trai phạn để ăn lén, chết đọa vào địa ngục sắt nóng; nếu được làm người thì bị bệnh nghẹt yết hầu, chết yểu.
- Đời này lễ Phật không sát đất, chết đọa vào địa ngục treo ngược; nếu được làm người thường bị kẻ khác lường gạt.
- Đời này lễ Phật không chắp tay, chết sanh vào vùng biên địa, làm gì thì mất nhiều công sức mà chẳng có thu hoạch.
- Đời này chấp tay cao lễ Phật, chết đọa vào địa ngục bị trói, bị treo; nếu được làm người thường gặp tai nạn bất ngờ.
- Đời này chắp tay, chí tâm lễ Phật sát đất, chết được sanh chỗ tôn quý, có nhiều điều vui.
- Đời này nghe chuông không ngồi dậy, chết đọa làm con rắn thân dài lớn, bị các loài côn trùng rúc rỉa.
- Đời này bênh vực vợ (chồng), mắng chửi cha mẹ, chết đọa vào địa ngục bị cắt lưỡi.
-Đời này thêm nước vào rượu để bán, chết đọa làm côn trùng trong nước; nếu được làm người thì bị trướng, chết ngạt.
Đức Phật dạy tiếp:
* Người thân thể cao to, mạnh mẽ mà sân hận khó bỏ là do đời trước làm lạc đà.
- Người thích đi, ăn nhiều, gặp chỗ nguy hiểm không tránh là do đời trước làm ngựa.
- Người chịu được nóng lạnh mà tâm vô ký là do đời trước làm bò.
- Người cống cao không biết xấu hổ, nghĩ nhiều về luyến ái, không biết phải quấy là do đời trước làm lừa.
- Người thích ăn thịt, làm việc không sợ sệt là do đời trước làm sư tử.
- Người thân cao lớn, mắt tròn, thích đi chỗ vắng vẻ, ganh ghét vợ (chồng) con là do đời trước làm cọp.
- Người lông dài, mắt nhỏ, không thích ở một chỗ là do đời trước làm chim.
- Người tánh tình lật lường, thích sát hại chúng sanh là do đời trước làm chồn, cáo.
- Người mạnh mẽ, ít dâm dục, không yêu thương vợ (chồng) con là do đời trước làm lang sói.
- Người không thích mặc đẹp, thường bắt kẻ gian, giận nhiều, ít ngủ là do đời trước làm chó.
- Người dâm ô, thường bàn chuyện người yêu là do đời trước làm chim két.
- Người thích ở chỗ đông đúc, lời nói phần nhiều làm phiền não kẻ khác là do đời trước làm chim bồ chao.
- Người thân nhỏ, tính dâm, tâm không ổn định, thấy sắc đẹp bị mê hoặc là do đời trước làm chim sẻ.
- Người có mắt đỏ, răng ngắn, khi nói hay khạc nhổ, khi ngủ nằm cuốn tròn là do đời trước làm rắn.
- Người nói phô thường nóng giận, không hiểu nghĩa hay phát lửa sân là do đời trước làm bò cạp.
- Người sống riêng lẻ, ăn nhiều, đêm ít ngủ là do đời trước làm mèo rừng.
- Người thường đục tường ăn trộm, tham tài, không có thân thuộc là do đời trước làm chuột.
Đức Phật dạy A-nan: Ta đã nói rằng, tất cả những khổ đau đều do hành động (nghiệp) của mười điều ác. Nghiệp ác nặng nhất thì đọa vào địa ngục, nghiệp ác trung bình thì đọa làm súc sanh, nghiệp ác nhẹ hơn thì đọa làm ngạ quỷ.
Trong đây:
+ Tội sát sanh đẩy đưa chúng sanh đọa vào địa ngục, súc sanh, ngạ quỷ. Nếu được làm người thì bị hai thứ quả báo: một là chết yểu, hai là nhiều bệnh.
+ Tội trộm cướp đẩy đưa chúng sanh đọa vào địa ngục, súc sanh, ngạ quỷ. Nếu được làm người thì bị hai thứ quả báo: một là nghèo hèn, hai là tài sản bị tịch thu, không tiêu xài được.
+ Tội tà dâm cũng bị đọa vào ba ác đạo (địa ngục, súc sanh, ngạ quỷ). Nếu được làm người thì bị hai thứ quả báo: một là vợ (chồng) không trung thành, hai là vợ (chồng) tâm ý bất hoà, hay cãi lộn nhau.
+ Tội vọng ngũ cũng bị đọa vào ba ác đạo. Nếu được làm người thì bị hai thứ quả báo: một là thường bị phỉ báng, hai là thường bị nhiều người lường gạt.
+ Tội nói hai lưỡi cũng bị đọa vào ba ác đạo. Nếu được làm thân người thị bị hai thứ quả báo: một là quyến thuộc bị phá hoại, hai là quyến thuộc hung dữ.
+ Tội ác khẩu cũng bị đọa vào ba ác đạo. Nếu được làm người thì bị hai thứ quả báo: một là thường nghe tiếng dữ, hai là nói gì thường bị cãi lại.
+ Tội ỷ ngữ cũng bị đọa vào ba ác đạo. Nếu được làm người thị bị hai thứ quả báo: một là nói điều gì đúng cũng không được ai tin, hai là nói gì cũng không thông tình đạt lý.
+ Tội dâm dục cũng bị đọa vào ba ác đạo. Nếu được làm người thị bi hai thứ quả báo: một là tham của cải không biết chán, hai là ham muốn nhiều mà không được toại nguyện.
+ Tội sân nhuế cũng bị đọa vào ba ác đạo. Nếu được làm người thị bị hai thứ quả báo: một là thường bị kẻ khác moi móc, hai là thường bị kẻ khác não hại.
+ Tội tà kiến cũng bị đọa vào ba ác đạo. Nếu được làm người thì bị hai thứ quả báo: một là thường bị sanh vào gia đình tà kiến, hai là tâm thường siểm nịnh.
+ Các Phật tử! Đó là con đường mười tội ác, là nhân duyên hội tụ các điều đau khổ.
Bấy giờ, trong hội chúng có những người đã làm mười điều ác ấy, được nghe đức Phật dạy về những quả báo khổ đau ở địa ngục, đều rống khóc và bạch đức Phật rằng: Bạch Thế Tôn
chúng con phải làm những việc lành gì để tránh khỏi những khổ đau ấy?
Đức Phật dạy: Nên bảo tất cả chúng sanh cùng làm việc phước. Thế nào là việc phước?
* Nếu chúng sanh nào, đời này làm đại Hóa chủ như lập Chùa, xây Tháp thì đời sau chắc chắn sẽ làm Vua thống lãnh vạn dân, đi đâu cũng được mọi người phục tùng.
- Đời này làm Thị Trưởng trung chánh, làm Duy na([17]) hay Luận chủ([18]) thì đời sau sẽ làm Vương thần, Tướng soái thống lãnh
cả châu bộ, đầy đủ mọi y phục, xe ngựa; các phương tiện cần thiết tự nhiên sung mãn.
- Đời này hướng dẫn mọi người làm các công đức thì đời sau sẽ làm trưởng giả giàu sang, được tôn kính, mọi việc làm đều thuận tiện, không bị trái chống.
- Đời này thắp đèn và bảo vệ ánh sáng thì đời sau sẽ được sanh lên cõi trời Nhật nguyệt, thân thể phát chiếu ánh sáng rực rỡ.
- Đời này ưa thích bố thí với tâm từ bi và bảo hộ chúng sanh, thì đời sau sẽ ở chỗ nào cũng được giàu sang, y phục thực phẩm đầy đủ.
- Đời này ưa thích bố thí thực phẩm cho mọi người thì đời sau sanh ở chỗ nào, thực phẩm tự đến, sức khỏe và sắc đẹp hoàn hảo, thông minh biện tài, tuổi thọ dài lâu. Nếu bố thí cho súc sanh thì phước báo gấp trăm lần. Bố thí cho Nhất xiển-đề([19]) thì phước báo gấp trăm ngàn lần. Bố thí cho Pháp sư giảng pháp Đại thừa, trình bày những tạng bí mật của Như Lai, giúp đại chúng phát khởi trí tuệ thì hưởng phước báo vô lượng. Bố thí cho đức Phật, Bồ-tát thì hưởng phước báo vô tận. Lại nữa, bố thí cho ba đối tượng này cũng hưởng được phước báo vô cùng tận. Đó là: thứ nhất, chư Phật; thứ hai, cha mẹ; thứ ba, người bệnh. Chỉ cần bồ thí một bữa ăn, phước báo đã vô lượng rồi, huống gì thường xuyên bố thí phước báo làm sao cùng tận được.
- Đời này ưa thích tán thán, đọc tụng Kinh pháp sẽ được giọng nói hoà nhã, diệu hiền, ai nghe cũng hoan hỷ.
- Đời này ưa thích trì giới sẽ được sanh vào gia đình đoan chánh hoàn hảo.
- Đời này ưa thích đào giếng nơi công cộng, đặt nước uống dọc đường, trồng cây gây bóng mát; đời sau sẽ được làm Vua, đồ ẩm thực trăm vị tùy sở thích, muốn là có ngay.
- Đời này ưa thích in chép Kinh điển, phổ biến cho mọi người đọc, sẽ được sanh làm người biện tài, Phật pháp vừa nghe liền thông đạt, thường được chư Phật, Bồ-tát hộ trì. Đây là người tối thắng, thường làm thượng thủ.
- Đời này ưa thích làm cầu, làm thuyền đưa người sang sông, sẽ được sanh vào gia đình đầy đủ bảy vật báu, mọi người ai cũng cung kính, chiêm ngưỡng, vui mừng, đi đâu cũng được mọi người hộ vệ.
Đức Phật bảo A-nan: Như Ta đã nói nhân quả của từng vấn đề trong Kinh để khuyên chúng sanh đọc tụng, tu hành nhằm thoát khỏi khổ đau, tai nạn. Nếu ai nghe Kinh này mà khinh chê thì lưỡi người ấy rụng liền trong đời này.
Bấy giờ, ngài A-nan bạch đức Phật: Bạch Thế Tôn! Kinh này gọi là gì? Làm sao để tu tập?
Đức Phật bảo A-nan: Kinh này tên là Nhân Quả Thiện Ác, Cũng gọi là kinh Bồ-tát phát nguyện Tu Hành; cứ như vậy mà thọ trì.
Khi đức Phật giảng kinh này xong, trong hội chúng có tám vạn người phát tâm Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, trăm ngàn người nữ chuyển thành nam tướng, một ngàn hai trăm người ác độc chuyển thành người thiện lương, chứng quả Vô sanh nhẫn, luôn được an lạc tự tại. Những người sau này khi chết được sanh về các Tịnh độ, làm bạn với chư Phật, Bồ-tát.
Đến đây, tất cả đại chúng trở về trú xứ của mình và thực hành lời dạy của đức Phật.
Nguồn: http://www.tangthuphathoc.net/kinhtang/ ... anqua3.htm
KINH NHÂN QUẢ THIỆN ÁC - 2881
Đức Phật giảng kinh Nhân Quả Thiện Ác
Người dịch: THÍCH GIÁC QUẢ
Tôi nghe như vậy: Một thời đức Phật đang lưu trú tại nước Xá Vệ, trong vườn cây của thái tử Kỳ Đà và ông Cấp Cô Độc. Bây giờ, đại chúng gồm vô lượng Bồ-tát, trời, người đang ngồi xung quanh đức Phật. Đức Phật thuyết pháp, đại chúng nhất tâm lắng nghe.
Lúc ấy, ngài A-nan vì chúng sanh mà bạch đức Phật rằng:
Bạch Thế Tôn! Hiện tại trong thế gian có vô số chúng sanh, xét riêng về loài người thì có người đẹp, kẻ xấu; người mạnh, kẻ yếu; người giàu, kẻ nghèo; người khổ, kẻ sướng; người sang, kẻ hèn; tâm ý, ngôn ngữ sai biệt. Lại có người sống đến trăm tuổi chưa chết, kẻ ba mươi đã mất, người mười lăm tuổi đã yểu mạng, kẻ chết từ trong bào thai. Có người tướng tốt đoan trang mà nghèo hèn, có kẻ tương xấu thô tháo lại giàu sang. Có người cương nghị mà địa vị hạ liệt, có kẻ nhu nhược mà ở địa vị cao quý. Có người nghèo khổ mà sống lâu, có kẻ giàu vui mà lại chết sớm. Có người làm lành mà gặp tai họa, có kẻ làm ác mà được lợi lộc. Có người mập trắng mà đôi mắt gian xảo, có kẻ gầy đen mà đôi mắt lại hiền từ. Có người thấp lùn mà đầy đủ ý khí, có kẻ cao lớn mà bị người sai khiến. Có người con cháu đông đúc, có kẻ lại cô đơn một mình. Có người xa quê lang thang đói lạnh tiều tuỵ, có kẻ được vào cung vua cơm áo dư thừa. Có người nhỏ thì nghèo hèn, về già lại được giàu sang. Có người sự thật là vô tội mà lại bị nạn tù đày. Có người cha hiền con hiếu đàm luận nghĩa Kinh. Có người anh em chống nhau, tranh cãi, gây sự. Có người định cư nhà cửa đầy đủ phương tiện, có kẻ du cư không nhà trôi nổi khắp nơi. Có người ở trên cây như chim, ngủ trong hang như nai, sống như cầm thú. Có người ăn lông ở lỗ, không biết chữ nghĩa. Có người ngồi không mà hưởng phước báo, có kẻ rong ruổi làm khách không nhà. Có người thông minh sáng suốt, có kẻ ám độn ngu si. Có người phải buôn bán mới được tiền tài, có kẻ không làm mà của cải tự đến. Có người giàu mà xan tham keo kiết, có kẻ nghèo lại ưa thích bố thí. Có người nói phô hoà kính, có kẻ phát lời gai gốc. Có người được thương kính, có kẻ bị xa lánh. Có người làm lành bảo vệ chúng sanh, có kẻ sát sanh không xiết. Có người tâm niệm rộng rãi được nhiều người thân cận, có kẻ bỏn sẻn bị thiên hạ bỏ rơi. Có những anh em thường ghét nhau, có những chị em dâu thường hoà thuận. Có người thích nghe Kinh pháp, có kẻ nghe Kinh lại buồn ngủ. Có người vũ phu vô lễ, có kẻ chuộng học lễ nghĩa.
Ngưỡng cầu Thế Tôn giảng rộng về nhân quả, đại chúng nghe hiểu sẽ nhất tâm hành thiện.
Đức Phật bảo A-nan: Như ông đã hỏi, sở dĩ đời này mọi người thọ báo không giống nhau, bởi lẽ đời trước họ dụng tâm sai khác nên khi lãnh thọ có ngàn sai vạn biệt:
* Đời này, người tướng tốt đoan chánh là do đời trước đã nhẫn nhục mà được, kẻ tướng xấu thô tháo là do sân hận gây nên.
- Người bần cùng là do xan tham, người cao quý là do lễ bái, kẻ hạ tiện là do kiên mạn.
- Người cao sang là do cung kính Tam bảo, kẻ thấp hèn là do khinh khi Phật pháp.
- Người hung dữ là do đời trước làm lang sói, kẻ đen gầy là do che ánh sánh của Phật.
- Người không có con cái là do giết hại chim non, kẻ nhiều con là do bảo vệ mạng sống cho chúng sanh.
- Người sống lâu là do lòng từ bi, kẻ chết sớm là do thường sát sanh.
- Người giàu to là do thích bố thí, kẻ nhiều xe ngựa là do dâng cúng xe ngựa cho Tam bảo.
- Người thông minh là do thường học hỏi, tụng Kinh; kẻ ám độn là do xuất thân từ súc sanh.
- Người làm tôi tớ là do quỵt nợ, kẻ hiếu động là do đời trước làm khỉ, vượn.
- Người bị ghẻ lở là do phá hoại Tam bảo; kẻ tay chân to nhỏ, ngắn dài không đều là do trói chân tay chúng sanh.
- Người sáu căn đầy đủ là do đã vâng giữ giới luật, kẻ sáu căn không đủ là do phá giới.
- Người có môi dính nhau là do nếm thức ăn trước khi dâng cúng.
- Người có mặt ửng đỏ là do tiếc nuối ánh sáng của lửa.
- Người có mắt như chim sẻ là do đã may mắt chim ưng.
- Người câm là do phỉ báng Phật pháp.
- Người điếc là do không thích nghe giảng Pháp.
- Người mũi tịt là do đốt hương hôi cúng Phật.
- Người sứt môi là do xỏ mang cá.
- Người tóc cháy là do quay heo.
- Người vành tai sức là do đâm lỗ tai.
- Người thân hình như rắn là do mặc quần áo mỏng đường đột đến trước tượng Phật.
- Người da đen là do để tượng Phật ở mái hiên bị khói xông.
- Người khập khễnh là do thấy Sư trưởng mà không đứng dậy.
- Người lưng gù là do mặc quần áo mỏng mà xây lưng với tượng Phật.
- Người trán vồ là do thấy Phật không lễ bái mà lấy tay vỗ trán.
- Người cổ ngắn là do thấy bậc Tôn trưởng lại rụt cổ rồi lánh đi.
- Người đau tim là do châm chích thân thể chúng sanh.
- Người bệnh cùi là do cướp đọat vật dụng của kẻ khác.
- Người bệnh suyễn là do mùa đông mà cho kẻ khác ăn thực phẩm nguội lạnh.
- Người bị bướu cổ là do ăn lén, ăn vụng.
- Người hơi thở hôi là do chửi rủa kẻ khác.
- Người nam căn khiếm khuyết là do đã thiến chó.
- Người lưỡi ngắn là do ở chỗ vắng mắng lén bậc Tôn trưởng.
- Người có tánh xấu là do đời trước làm rắn, bò cạp.
- Người dơ bẩn là do đời trước làm heo.
- Người thích nhảy múa là do đời trước làm diễn viên
- Người tham lam nhiều là do đời trước làm chó.
- Người thường sân hận, kén ăn là do đời trước điên cuồng.
- Người có đôi mắt bất chánh là do đời trước thường nhìn lén vợ con kẻ khác.
Đức Phật dạy tiếp:
* Người tà dâm với vợ hay con của kẻ khác chết đọa làm vịt, nguỗng.
- Người tà dâm trong vòng thân tộc, chết đọa làm chim sẻ.
- Người tiếc nuối Kinh sách, che dấu trí tuệ không cho kẻ khác, chết làm mối, mọt.
- Người thích mang cung tên, đi xe ngựa, chết đọa vào các nước man-di([16]), biên địa.
- Người thích săn bắn, sát hại, chết làm loài lang sói.
- Người thích cài trâm, giắt hoa, chết làm chim chào mào.
- Người thích mặc áo quần dài, chết đọa vào các loài đuôi dài.
- Người nằm mà ăn, chết đọa làm loài heo.
- Người thích mặc áo quần sặc sỡ, chết đọa làm loài chim nhiều màu sắc.
- Người giả giọng kẻ khác, chết đọa làm loài vẹt.
- Người hay trêu chọc, đùa giỡn, chết đọa làm loài trăn có nọc độc.
- Người hay làm kẻ khác phiền não một cách vô lý, chết đọa làm sâu bọ độc hại.
- Người hay báo những tin xấu, chết đọa làm chim cú.
- Người hay nói lời gây nên tai họa, chết đọa làm chồn, cáo.
- Người hay khủng bố kẻ khác, chết đọa làm hươu nai.
- Người hay mang guốc gỗ vào điện Phật, chết đọa làm các loài bị đóng móng chân.
- Người hay hạ phong, chết đọa làm con bọ hung.
- Người hay dùng chày cối của chúng Tăng, chết đọa làm con bửa củi.
- Người hay bớt xén thức ăn của kẻ khác, chết đọa làm côn trùng mổ gỗ.
- Người ăn trộm nước của chúng Tăng, chết đọa làm cá rùa.
- Người làm bẩn đất chúng Tăng, chết đọa làm côn trùng ở cầu tiêu.
- Người trộm cướp hoa quả của chúng Tăng, chết đọa làm côn trùng ăn bùn đất. Trộm cắp tài sản của chúng Tăng, chết đọa làm loài bò, lừa kéo cối xay. Cưỡng đọat vật dụng của chúng Tăng, chết đọa làm chim bồ câu. Mắng chửi chúng Tăng, chết đọa làm côn trùng ở cổ con bò. Ăn rau cải của chúng Tăng, chết đọa làm sâu ở cấy nghễ. Ngồi trên gường chúng Tăng, chết đọa làm con giun đất. Dùng những vật liệu lặt vặt của chúng Tăng, chết đọa làm con thiêu thân.
- Người mang trâm bằng xương vào chùa chết làm chim mỏ dài. Vào chuà, xoa son, bôi phấn, chết đọa làm chim mỏ đỏ. Vào chùa, mặc áo quần sặc sỡ, chết đọa làm chim màu vàng. Vợ chồng ngủ trong Chùa, chết đọa làm côn trùng có mào màu xanh. Ngồi duỗi chân ở Tháp Phật, chết đọa làm lạc đà. Mang giày dép vào Tịnh Xá, vào Tháp chết đọa làm con ếch. Nghe pháp nói xàm, chết đọa làm con chim trăm lưỡi. Làm ô uế Tỷ-kheo ni thanh tịnh, chết đọa vào địa ngục hầm sắt, có ngàn vạn vòng đao cùng chặt chém thân thể.
Bấy giờ, ngài A-nan bạch đức Phật: Như lời Thế Tôn dạy, tội chướng của con người thật là sâu nặng. Như vậy, người đến Chùa cần phải làm gì để có công đức?
Đức Phật bảo: Những người đến Chùa có hai thứ tâm niệm, một là tâm thiện, hai là tâm ác.
Thế nào là tâm thiện?
- Người đến Chùa nếu thấy Phật thì lễ bái, thấy Tăng thì cung kính, thưa hỏi nghĩa Kinh, thọ Giới, sám hối, bỏ tài vật phụng sự Tam bảo, hộ trì đại Pháp không tiếc thân mạng. Người như vậy bước một bước là đến thiện xứ, đời sau được quả báo như cây Đề-ca. Đây gọi là người lành tối thượng.
Thế nào là tâm ác?
- Người đến Chùa kề cạnh chúng Tăng để xin vật này, mượn vật nọ; hoặc tìm điều hay điều dở của chúng Tăng để phá hoại. Hoặc dùng thức ăn của chúng Tăng không biết xấu hổ, hay lấy các thứ bánh trái, rau cải, thức ăn giấu giếm đem về nhà. Những người như thế, chết đọa vào địa ngục viên sắt nóng, nước sôi, lò than, núi đao, rừng kiếm. Đây gọi là người ác tột cùng.
Đức Phật bảo A-nan: Hãy răn dạy hàng đệ tử đời sau của Ta, phải cẩn thận đối với Tam bảo, chớ phạm những lỗi lầm trên, hết lòng chí thành sùng bái, chớ sanh tâm thối lui. Nếu nghe lời Ta, khi ngài Di Lặc xuất thế chắc chắn sẽ được hoá độ.
Đức Phật lại dạy tiếp:
* Đời này lột áo kẻ khác, chết đọa vào địa ngục giá lạnh, sau đó lại sanh làm loài tằm bị luộc rồi kéo tơ.
- Đời này không thắp đèn để chiếu sáng Kinh Tượng, chết đọa vào địa ngục đèn tối của Thiết Sơn.
- Đời này nấu, giết, chặt đứt thân mạng của chúng sanh, chết đọa vào núi đao, rừng kiếm.
- Đời này đuổi bắt chim, chó hoặc săn bắn, chết đọa vào địa ngục cưa sắt.
- Đời này làm nhiều hạnh tà vạy, chết đọa vào địa ngục giường sắt, cột đồng.
- Đời này cưới nhiều vợ, chết đọa vào địa ngục cối xay bằng sắt.
- Đời này lấy nhiều chồng, chết đọa vào địa ngục rắn độc.
- Đời này nấu, thiêu gà; chết đọa vào địa ngục sông tro.
- Đời này nấu, thiêu vịt, heo; chết đọa vào địa ngục nước sôi.
- Đời này thiến chó hoặc heo, chết đọa vào địa ngục đá nhọn.
- Đời này uống rượu say sưa, cuồng loạn; chết đọa vào địa ngục uống nước đồng sôi.
- Đời này chặt đứt thân mạng chúng sanh, chết đọa vào địa ngục bánh xe sắt.
- Đời này trộm trái cây của chúng Tăng, chết đọa vào địa ngục nuốt viên sắt nóng.
- Đời này ăn thịt heo, chó; chết đọa vào địa ngục phẩn, tiểu.
- Đời này ăn cá sống, chết đọa vào địa ngục núi đao, rừng kiếm.
- Đời này làm mẹ kế hà khắc con chồng, chết đọa vào địa ngục xe đốt nóng.
- Đời này nói hai lưỡi gây rối loạn, chết đọa vào địa ngục cày sắt.
- Đời này ác khẩu mắng người, chết đọa vào địa ngục rút lưỡi.
- Đời này nói láo nhiều, chết đọa vào địa ngục đinh sắt.
- Đời này sát sanh để dâng cúng quỷ thần, chết đọa vào địa ngục chày sắt.
- Đời này làm phù thuỷ nói dối gạt người lấy của, chết đọa vào địa ngục núi đá.
- Đời này làm phù thuỷ cố tình gạt người, nói rằng, lên trời tìm linh hồn người chết; người chết đọa vào địa ngục chặt lưng.
- Đời này làm phù thuỷ dạy người sát sanh đề cầu thần linh, cầu thần hoàng, thổ địa hay cầu quỷ mị.v.v đều là dối gạt kẻ ngu; chết đọa vào địa ngục búa chặt; bị ngục tốt chém, bị loài chim mỏ sắt móc mắt.
- Đời này làm phù thuỷ chôn cất người, đoán điềm họa phước, cát hung của dòng họ, an định vườn nhà, yểm chết trùng, trù tai họa dối gạt kẻ ngu lấy của. Những người như thế, chết đọa vào địa ngục sắt đồng, có nhiều chim thú dữ bu quanh thân thể, khoét móc da thịt, gân xương, thống khổ vô cùng.
- Đời này làm thầy thuốc đoán sai bệnh, gạt kẻ khác lấy của; chết đọa vào địa ngục kim châm, toàn thân phát cháy.
- Đời này phá hoại Chùa, Tháp, hành hạ Tăng Ni, bất hiếu cha mẹ, chết đọa vào địa ngục A-tỳ. Trước hết phải trải qua tám địa ngục lớn, một trăm ba mươi sáu địa ngục nhỏ, sau đó rơi vào địa ngục A-tỳ một kiếp, hai kiếp hay năm kiếp mới được thoát ra. Nếu may mắn được gặp thiện tri thức để phát tâm Bồ-đề, trái lại bị rơi vào địa ngục.
- Đời này phá Tháp, huỷ Chùa, dấu tài sản của Tam bảo để tiêu xài, chết đọa vào địa ngục A-tỳ. Ra khỏi địa ngục thì làm thân súc sanh, như chim bồ câu, chim sẻ, vịt, le le, chim két, chim sẻ xanh, cá, rùa, khỉ, nai, hươu. Nếu được sanh làm người thì làm dâm nữ hay bị lại cái (bán nam bán nữ).
- Đời này ưu thích sân hận, chết đọa làm rắn độc, sư tử, cọp, sói, gấu, mèo rừng, chim ưng, diều hâu.
- Đời này ưu thích nuôi heo, gà; chết đọa làm cai ngục.
- Đời này ngu si, không hiểu đạo lý; chết đọa làm voi, heo, bò, dê, trâu, chí, rận, kiến, muỗi.v.v.Nếu được làm người thì bị điếc, mù, câm, gù, cụt, què, các căn không đủ, không thể nghe Phật pháp.
- Đời này kiêu mạn chết đọa làm côn trùng ở nhà xí, hoặc làm lạc đà, lừa, ngựa, chó ngao. Nếu được làm người thì làm tôi tớ, bần cùng, ăn xin, bị người khinh khi.
- Đời này làm quan ỷ thế lấy tài sản của dân, chết đọa vào địa ngục núi da, trăm vạn người lột da để ăn.
- Đời này ưa thích bắt kẻ khác đứng để chết, khi chết đọa làm voi trắng, chân thẳng không nằm ngủ được.
- Đời này phá trai, ăn ban đêm, chết đọa làm ngạ quỷ, trăm ngàn vạn năm không được ăn uống, khi bước đi đầu lóng chân bốc lửa.
- Đời này ưa thích ngồi loã hình, chết đọa làm loài cú vọ.
- Đời này giấu thực phẩm trai phạn để ăn lén, chết đọa vào địa ngục sắt nóng; nếu được làm người thì bị bệnh nghẹt yết hầu, chết yểu.
- Đời này lễ Phật không sát đất, chết đọa vào địa ngục treo ngược; nếu được làm người thường bị kẻ khác lường gạt.
- Đời này lễ Phật không chắp tay, chết sanh vào vùng biên địa, làm gì thì mất nhiều công sức mà chẳng có thu hoạch.
- Đời này chấp tay cao lễ Phật, chết đọa vào địa ngục bị trói, bị treo; nếu được làm người thường gặp tai nạn bất ngờ.
- Đời này chắp tay, chí tâm lễ Phật sát đất, chết được sanh chỗ tôn quý, có nhiều điều vui.
- Đời này nghe chuông không ngồi dậy, chết đọa làm con rắn thân dài lớn, bị các loài côn trùng rúc rỉa.
- Đời này bênh vực vợ (chồng), mắng chửi cha mẹ, chết đọa vào địa ngục bị cắt lưỡi.
-Đời này thêm nước vào rượu để bán, chết đọa làm côn trùng trong nước; nếu được làm người thì bị trướng, chết ngạt.
Đức Phật dạy tiếp:
* Người thân thể cao to, mạnh mẽ mà sân hận khó bỏ là do đời trước làm lạc đà.
- Người thích đi, ăn nhiều, gặp chỗ nguy hiểm không tránh là do đời trước làm ngựa.
- Người chịu được nóng lạnh mà tâm vô ký là do đời trước làm bò.
- Người cống cao không biết xấu hổ, nghĩ nhiều về luyến ái, không biết phải quấy là do đời trước làm lừa.
- Người thích ăn thịt, làm việc không sợ sệt là do đời trước làm sư tử.
- Người thân cao lớn, mắt tròn, thích đi chỗ vắng vẻ, ganh ghét vợ (chồng) con là do đời trước làm cọp.
- Người lông dài, mắt nhỏ, không thích ở một chỗ là do đời trước làm chim.
- Người tánh tình lật lường, thích sát hại chúng sanh là do đời trước làm chồn, cáo.
- Người mạnh mẽ, ít dâm dục, không yêu thương vợ (chồng) con là do đời trước làm lang sói.
- Người không thích mặc đẹp, thường bắt kẻ gian, giận nhiều, ít ngủ là do đời trước làm chó.
- Người dâm ô, thường bàn chuyện người yêu là do đời trước làm chim két.
- Người thích ở chỗ đông đúc, lời nói phần nhiều làm phiền não kẻ khác là do đời trước làm chim bồ chao.
- Người thân nhỏ, tính dâm, tâm không ổn định, thấy sắc đẹp bị mê hoặc là do đời trước làm chim sẻ.
- Người có mắt đỏ, răng ngắn, khi nói hay khạc nhổ, khi ngủ nằm cuốn tròn là do đời trước làm rắn.
- Người nói phô thường nóng giận, không hiểu nghĩa hay phát lửa sân là do đời trước làm bò cạp.
- Người sống riêng lẻ, ăn nhiều, đêm ít ngủ là do đời trước làm mèo rừng.
- Người thường đục tường ăn trộm, tham tài, không có thân thuộc là do đời trước làm chuột.
Đức Phật dạy A-nan: Ta đã nói rằng, tất cả những khổ đau đều do hành động (nghiệp) của mười điều ác. Nghiệp ác nặng nhất thì đọa vào địa ngục, nghiệp ác trung bình thì đọa làm súc sanh, nghiệp ác nhẹ hơn thì đọa làm ngạ quỷ.
Trong đây:
+ Tội sát sanh đẩy đưa chúng sanh đọa vào địa ngục, súc sanh, ngạ quỷ. Nếu được làm người thì bị hai thứ quả báo: một là chết yểu, hai là nhiều bệnh.
+ Tội trộm cướp đẩy đưa chúng sanh đọa vào địa ngục, súc sanh, ngạ quỷ. Nếu được làm người thì bị hai thứ quả báo: một là nghèo hèn, hai là tài sản bị tịch thu, không tiêu xài được.
+ Tội tà dâm cũng bị đọa vào ba ác đạo (địa ngục, súc sanh, ngạ quỷ). Nếu được làm người thì bị hai thứ quả báo: một là vợ (chồng) không trung thành, hai là vợ (chồng) tâm ý bất hoà, hay cãi lộn nhau.
+ Tội vọng ngũ cũng bị đọa vào ba ác đạo. Nếu được làm người thì bị hai thứ quả báo: một là thường bị phỉ báng, hai là thường bị nhiều người lường gạt.
+ Tội nói hai lưỡi cũng bị đọa vào ba ác đạo. Nếu được làm thân người thị bị hai thứ quả báo: một là quyến thuộc bị phá hoại, hai là quyến thuộc hung dữ.
+ Tội ác khẩu cũng bị đọa vào ba ác đạo. Nếu được làm người thì bị hai thứ quả báo: một là thường nghe tiếng dữ, hai là nói gì thường bị cãi lại.
+ Tội ỷ ngữ cũng bị đọa vào ba ác đạo. Nếu được làm người thị bị hai thứ quả báo: một là nói điều gì đúng cũng không được ai tin, hai là nói gì cũng không thông tình đạt lý.
+ Tội dâm dục cũng bị đọa vào ba ác đạo. Nếu được làm người thị bi hai thứ quả báo: một là tham của cải không biết chán, hai là ham muốn nhiều mà không được toại nguyện.
+ Tội sân nhuế cũng bị đọa vào ba ác đạo. Nếu được làm người thị bị hai thứ quả báo: một là thường bị kẻ khác moi móc, hai là thường bị kẻ khác não hại.
+ Tội tà kiến cũng bị đọa vào ba ác đạo. Nếu được làm người thì bị hai thứ quả báo: một là thường bị sanh vào gia đình tà kiến, hai là tâm thường siểm nịnh.
+ Các Phật tử! Đó là con đường mười tội ác, là nhân duyên hội tụ các điều đau khổ.
Bấy giờ, trong hội chúng có những người đã làm mười điều ác ấy, được nghe đức Phật dạy về những quả báo khổ đau ở địa ngục, đều rống khóc và bạch đức Phật rằng: Bạch Thế Tôn
chúng con phải làm những việc lành gì để tránh khỏi những khổ đau ấy?
Đức Phật dạy: Nên bảo tất cả chúng sanh cùng làm việc phước. Thế nào là việc phước?
* Nếu chúng sanh nào, đời này làm đại Hóa chủ như lập Chùa, xây Tháp thì đời sau chắc chắn sẽ làm Vua thống lãnh vạn dân, đi đâu cũng được mọi người phục tùng.
- Đời này làm Thị Trưởng trung chánh, làm Duy na([17]) hay Luận chủ([18]) thì đời sau sẽ làm Vương thần, Tướng soái thống lãnh
cả châu bộ, đầy đủ mọi y phục, xe ngựa; các phương tiện cần thiết tự nhiên sung mãn.
- Đời này hướng dẫn mọi người làm các công đức thì đời sau sẽ làm trưởng giả giàu sang, được tôn kính, mọi việc làm đều thuận tiện, không bị trái chống.
- Đời này thắp đèn và bảo vệ ánh sáng thì đời sau sẽ được sanh lên cõi trời Nhật nguyệt, thân thể phát chiếu ánh sáng rực rỡ.
- Đời này ưa thích bố thí với tâm từ bi và bảo hộ chúng sanh, thì đời sau sẽ ở chỗ nào cũng được giàu sang, y phục thực phẩm đầy đủ.
- Đời này ưa thích bố thí thực phẩm cho mọi người thì đời sau sanh ở chỗ nào, thực phẩm tự đến, sức khỏe và sắc đẹp hoàn hảo, thông minh biện tài, tuổi thọ dài lâu. Nếu bố thí cho súc sanh thì phước báo gấp trăm lần. Bố thí cho Nhất xiển-đề([19]) thì phước báo gấp trăm ngàn lần. Bố thí cho Pháp sư giảng pháp Đại thừa, trình bày những tạng bí mật của Như Lai, giúp đại chúng phát khởi trí tuệ thì hưởng phước báo vô lượng. Bố thí cho đức Phật, Bồ-tát thì hưởng phước báo vô tận. Lại nữa, bố thí cho ba đối tượng này cũng hưởng được phước báo vô cùng tận. Đó là: thứ nhất, chư Phật; thứ hai, cha mẹ; thứ ba, người bệnh. Chỉ cần bồ thí một bữa ăn, phước báo đã vô lượng rồi, huống gì thường xuyên bố thí phước báo làm sao cùng tận được.
- Đời này ưa thích tán thán, đọc tụng Kinh pháp sẽ được giọng nói hoà nhã, diệu hiền, ai nghe cũng hoan hỷ.
- Đời này ưa thích trì giới sẽ được sanh vào gia đình đoan chánh hoàn hảo.
- Đời này ưa thích đào giếng nơi công cộng, đặt nước uống dọc đường, trồng cây gây bóng mát; đời sau sẽ được làm Vua, đồ ẩm thực trăm vị tùy sở thích, muốn là có ngay.
- Đời này ưa thích in chép Kinh điển, phổ biến cho mọi người đọc, sẽ được sanh làm người biện tài, Phật pháp vừa nghe liền thông đạt, thường được chư Phật, Bồ-tát hộ trì. Đây là người tối thắng, thường làm thượng thủ.
- Đời này ưa thích làm cầu, làm thuyền đưa người sang sông, sẽ được sanh vào gia đình đầy đủ bảy vật báu, mọi người ai cũng cung kính, chiêm ngưỡng, vui mừng, đi đâu cũng được mọi người hộ vệ.
Đức Phật bảo A-nan: Như Ta đã nói nhân quả của từng vấn đề trong Kinh để khuyên chúng sanh đọc tụng, tu hành nhằm thoát khỏi khổ đau, tai nạn. Nếu ai nghe Kinh này mà khinh chê thì lưỡi người ấy rụng liền trong đời này.
Bấy giờ, ngài A-nan bạch đức Phật: Bạch Thế Tôn! Kinh này gọi là gì? Làm sao để tu tập?
Đức Phật bảo A-nan: Kinh này tên là Nhân Quả Thiện Ác, Cũng gọi là kinh Bồ-tát phát nguyện Tu Hành; cứ như vậy mà thọ trì.
Khi đức Phật giảng kinh này xong, trong hội chúng có tám vạn người phát tâm Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, trăm ngàn người nữ chuyển thành nam tướng, một ngàn hai trăm người ác độc chuyển thành người thiện lương, chứng quả Vô sanh nhẫn, luôn được an lạc tự tại. Những người sau này khi chết được sanh về các Tịnh độ, làm bạn với chư Phật, Bồ-tát.
Đến đây, tất cả đại chúng trở về trú xứ của mình và thực hành lời dạy của đức Phật.
Nguồn: http://www.tangthuphathoc.net/kinhtang/ ... anqua3.htm
Re: CHÁNH TRI KIẾN VỀ KINH NHÂN - QUẢ
Và còn đây thêm một bản nữa với nội dung khác hoàn toàn 2 bản Kinh được trích dẫn bên trên, tất cả 3 nội dung đều không nhất quán:
PHẬT NÓI
KINH THIỆN ÁC NHÂN QUẢ
Chính tôi được nghe một thời đức Phật ở nước Xá Vệ, tại vườn ông Cấp Cô Ðộc, rặng cây Thái tử Kỳ Ðà.
Khi bấy giờ đức Thế Tôn thuyết pháp, có vô lượng Bồ Tát, trời, người đại chúng vây quanh, yên lặng một lòng nghe nhận. Lúc ấy A Nan tôi vì chúng sanh nên bạch Phật rằng: “Kính lạy đức Thế Tôn! Nay thấy thế gian cùng một giống sanh trong đạo người, có kẻ đẹp, kẻ xấu, người mạnh, kẻ yếu, kẻ nghèo, người giàu, kẻ khổ, người vui, kẻ sang, người hèn, âm thanh bất đồng, ngôn ngữ khác nhau, có người sống lâu trăm năm chẳng chết, người ba mươi tuổi đã tử vong, kẻ mười lăm tuổi chết yểu, cho đến trẻ nhỏ bị bào thai đọa lạc. Có người đoan chánh, có kẻ bần hàn, có người xấu xí mà giàu sang, kẻ rất mạnh khoẻ mà thấp kém, Có người nhu nhược mà lên ngôi cao, có người khổ mà sống lâu, kẻ vui mà chết sớm, có người làm lành mà hay gặp nhiều điều khốn quẫn; kẻ làm ác lại gặp phước lợi, kẻ béo trắng lại mắt lác, kẻ xanh đen mà lại tươi đẹp, có người tuy lùn bé mà đủ ý chí cao thượng, có người tuy cao lớn mà phải làm đứa ở đê hèn, có người nhiều con trai con gái, có kẻ cô đơn một mình, có kẻ ly gia hương đói rét lang thang, có kẻ được vào cung vua ăn mặc tha hồ, có ngườì lúc trẻ thì nghèo hèn đến lúc già lại giàu sang, có người thực là vô tội lại bị bắt bớ giam hãm trong tù ngục, có nhà cha từ con hiếu, luận kinh giảng nghĩa, có nhà anh em bất hòa đấu tranh ngang trái, có người nhà cửa đàng hoàng gia sản đầy đủ, có kẻ không cửa không nhà nay đây mai đó, gửi thân nơi đất khách quê người, sống một cách phiêu lưu khốn cực, có người ở như ổ quạ hang hưu giống loài ly thú, cũng có hạng người ăn thịt sống uống máu tươi, mặc áo da lông không biết văn tự, có người an nhàn hưởng phước báo, có kẻ đi làm mướn không ai thuê, có người thông minh cao sáng, có kẻ dốt nát ngu si, có người kinh doanh mới được, có kẻ chẳng cầu tiền của tự đem lại, có kẻ giàu mà tham xẻn, có người nghèo lại rộng lòng bố thí.
Có người lời nói ngọt ngào, có kẻ tiếng nói ra như gai góc, có kẻ được nhiều người ái kính, có kẻ bị mọi người xa lánh, có người từ tâm nuôi mạng chúng sanh, có kẻ sát sanh không nương tay, có người khoan dung đại lộ, lại đắc nhân tâm, có kẻ bị dân chúng bỏ rơi.
Có nhà nàng dâu mẹ chồng ghét nhau, có nhà chị em dâu vui vẻ hòa hợp. Có người ham nghe pháp ngữ, có kẻ nghe kinh buồn ngủ, có hạng vũ phu vô lễ, có người hiếu học văn chương, có kẻ hay bắt chước dáng điệu những loài súc sanh. Cuối xin đức thế tôn nói rộng nhân quả cho đại chúng đây nghe mà nhất tâm hành thiện!
Khi bấy giờ đức thế tôn bảo A Nan tôi rằng: Như ngươi hỏi ta chúng sanh thọ báo bất đồng là do đời trước dụng tâm khác nhau, vì thế cho nên muôn sai vạn biệt. Người đời nay được than tâm đoan chánh, là do đời trước ở trong đạo người tu hành nhẫn nhục mà được.
Kẻ bị thân hình xấu xí, là do đời trước ở trong đạo người có tánh giận tức.
Người đời nay bị nghèo cùng, là do đời trước ở trong đạo người có tánh tham xẻn.
Người đời nay được cao quý, là đời trước hay lễ bái chư Phật mà được.
Người đời nay bị hạ tiện là do đời trước hay có tánh kiêu mạn.
Người to lớn là do đời trước có tâm cung kính.
Kẻ bị lùn thấp là do đời trước mạn pháp.
Kẻ ngang tàn ương ngạnh, là do đờì trước làm kiếp dê.
Kẻ đen xấu là do đời trước che ánh sáng của Phật.
Kẻ bị cứng lưỡi là do đời trước nếm trai thực cúng dường.
Kẻ bị đỏ mắt là do đời trước sẻn tiếc ánh sáng.
Người đui mắt là do đời trước hay khâu mắt chim ưng.
Người đời nay câm ngọng, là do đời trước hủy báng chánh pháp.
Người đời nay điếc lác là do đời trước chẳng vui nghe pháp.
Người khuyết răng đời nay là do đời trước hay ăn xương thịt.
Người tắc mũi đời nay là do đời trước đốt hương bất hảo cúng dường Phật.
Người sứt môi đời nay là do đời trước hay đâm thọc sâu thủng mang hoặc môi cá.
Người vàng da là do đời trước hay cạo lông lợn.
Người căng tai là do đời trước hay dùi thủng tai sinh vật.
Kẻ trần hình, là do đời trước hay mặc áo mỏng vào chùa đứng trước tượng Phật Bồ Tát.
Người sắc đen đời nay là do đời trước để tượng Phật thờ ở mái hiên làm khói xông tượng.
Người đời nay bị đi khèo chân, là do đời trước thấy bậc sư trưởng không đứng dậy.
Người đời nay bị lưng còng, là do đời trước mặc áo mỏng ra vào quay lưng vào tượng Phật.
Người bị trán thấp hoặc trớt, là do đời trước thấy Phật chẳng lễ lạy cầm tay gõ trán.
Người đời nay rụt cổ, là do đời trước thấy các bậc tôn trưởng rụt đầu chạy trốn.
Người đời nay đau tim, là do đời trước hay đâm chém thân thể chúng sanh.
Người đời nay bệnh hủi, là do đời trước lừa gạt lấy tài vật của người ta.
Người đời nay bị bệnh ho suyễn, là do đời trước trời mùa đông giá rét cho người thức ăn lạnh.
Người đời nay không có con, là do đời trước hay nuôi dưỡng các sanh vật.
Người đời nay sống lâu, là do đời trước có từ tâm.
Người đời nay chết non, là do đời trước hay sát sanh.
Người đời nay giàu to là đời trước hay làm hạnh bố thí.
Người đời nay có xe ngựa, là do đời trước cúng dường Tam Bảo bằng xe ngựa.
Người đời nay thông minh, là do đời trước ham học và tụng kinh.
Người đời nay ám độn, là do đời trước làm súc sanh.
Người đời nay làm tôi đòi, là do đời trước nghèo mà tham chức dấu.
Người đời nay hay nhảy nhót xoay cuồng, là do đời trước làm kiếp khỉ.
Người đời nay bị bệnh hủi, là do đời trước phá hoại Tam Bảo.
Người đời nay tay chân vặn vẹo, là do đời trước hay trói chân tay chúng sanh.
Người đời nay hay có ác tánh, là do đời trước làm kiếp rắn, rết, bọ cạp.
Người đời nay sáu căn được đầy đủ, là do đời trước chuyên tâm giữ giới.
Người đời nay các căn tai, mắt, mũi, lưỡi, thân, ý không được đầy đủ là do đời trước phá giới.
Người đời nay hay ăn ở bẩn thỉu, là do đời trước làm kiếp lợn.
Người đời nay ham múa hát, là do đời trước làm nghề múa hát ả đào. phường chèo tái sanh.
Người đa tham thời nay, là do đời trước làm kiếp chó đầu thai.
Người đời nay có búi thịt đeo lủng lẳng ở cổ (bìu cổ), là do đời trước hay ăn một mình (ăn vụng).
Người đời nay bị mồm hôi thúi, là do đời trước hay mắng chưởi rủa, hổn hào.
Người đời nay không có nam căn, là do đời trước hay thiến chó, lợn.
Người đời nay ngắn lưỡi nói ngọng, là do đời trước ngồi ở chổ vắng hay mạ nhục, mắng nhiếc các bậc Tôn trưởng.
Người đời nay ham thông dâm với phụ nữ người ta, chết đọa làm loài ngang, vịt.
Người đời nay hay thông dâm với chính họ, chết đọa làm loài chim công, chim sẻ.
Người sẻn tiếc kinh thư che giấu trí huệ không chịu nói cho người, chết đọa làm loài trùng ăn đất ăn gỗ (con mọt).
Người hay đeo cung tên súng đạn, cưỡi ngựa, chết đọa trong loài Lục di (mường màn mọi rợ).
Người ham sát sanh, chết đọa vào trong loài hang thú (hổ, báo, chó sói).
Người hay đeo tràng hoa, chết đọa vào loài trùng tải thắng (tức sâu trùng mình có hoa).
Người hay mặc áo dài lượt thượt, chết đọa làm trùng đuôi dài.
Người hay nằm ăn, chết đọa vào loài lợn.
Người ưa thích mặc áo sặc sỡ các sắc loè loẹt, chết đọa làm loài chim loang lỗ.
Kẻ hay nhái tiếng người hoặc hài hước điệu người, chết đọa làm loài chim vẹt.
Kẻ hay chế diễu người, chết đoạ làm loài trăn, rắn ác độc.
Kẻ hay làm buồn não người, chết đọa làm loài trùng ảo não.
Kẻ hay tuyên truyền điều ác làm cho người ta tin, chết đọa làm loài chim cú, chim cắt.
Kẻ hay nói làm cho người ta bị ương họa tù tội, chết đọa làm loài thú dã hồ.
Kẻ hay làm cho người ta sợ hãi kinh khủng, chết đọa làm loài hươu, nai.
Người đời trước đi guốc, dép vào chùa, đời nay sanh loài có móng như móng ngựa.
Người đời trước hay phóng hạ khí, đời nay làm loài trùng khí bàn.
Kẻ đời trước buộc người phải ăn dè xẻn, nghĩa là bớt phần ăn của người, đời nay làm con mọt gặm gỗ.
Người đời trước dùng cối giã của tăng chúng, đời nay bị làm loài trùng gục đầu.
Làm thân cá giải đời nay, là do đời trước lạm dụng nước của chư tăng.
Làm bẩn đất chúng tăng, phải đọa làm loài trùng ở chốn bẩn.
Lấy trộm quả trái của chúng tăng, phải đọa làm loài trùng ăn bùn đất.
Loài trâu, lừa kéo cối nghiến, là do đời trước làm người ăn trộm của chúng tăng.
Ðời trước cưỡng xin của chúng tăng, đời nay làm loài chim bồ câu trắng.
Ðời trước nhục mạ chúng tăng, đời nay phải làm loài trùng ở cổ trâu.
Lạm ăn rau của tăng, phải đọa làm loài sâu ở các thứ rau đắng.
Bất kính ngồi giường của tăng, phải đọa làm loài lươn, loài lịch.
Lạm dụng các đồ vật của tăng, phải đọa làm loài thiêu thân.
Nhổ khạc trong đất chùa, đời nay phải đọa làm chim dài mỏ.
Mặc áo vằn khói, bôi phấn đánh môi son vào chùa, đời nay phải đọa làm chim mỏ đỏ.
Mặc áo màu sặc sỡ vào chùa, đời nay đọa làm loài chim lệ.
Ðời trước vợ chồng nằm ngủ với nhau trong chùa, đời nay phải đọa làm loài trùng thanh.
Ðời trước ngồi trên hoặc đạp vào tháp thờ, đời nay phải đọa làm loài lạc đà.
Ðời trước đi giầy dép vào chùa tịnh xá, đời nay phải đọa làm loài ếch, nhái chuột bọ vân vân.
Ðời trước nghe thuyết pháp mà nói chuyện làm ồn, đời nay bị làm loài chim bách thiệt.
Làm ô uế tịnh hạnh của tăng ni, chết đọa vào địa ngục Thiết Quật, có trăm muôn vòng đao bay xuống một lần chém tan thân thể.
Khi đó A Nan tôi bạch Phật rằng: “Lạy đức Thế Tôn! Theo như lời Phật nói phạm vào của chúng tăng thật là tội rất nặng, nếu như thế thì bốn chúng đàn việt làm sao mà đến chùa mà cung kính lễ bái được?”
Phật nói: “Người đến chùa tăng có hai thứ tâm: một là thiện tâm, hai là ác tâm.
Thế nào là thiện tâm? Người đến chùa tăng thấy Phật thì lễ bái, thấy tăng thì cung kính, thỉnh kinh hỏi nghĩa và thọ giới sám hối, bỏ tiền của ra xây cất chùa chiền, kiến lập Tam Bảo, không tiếc thân mạng, hộ trì chánh pháp. Những người như thế cất chân một bước tức là bước thiên đàng, đời vị lai hưởng phước như cây Ðề Gia, đó gọi là người tối thiện.
Thế nào là ác tâm? Có những chúng sanh khi tới chùa, chỉ dòm ngó xin chúng tăng như là đòi mượn tiền mượn của hoặc chỉ trích chư tăng, vạch tỏ những lỗi lầm chuyên chủ phá hoại mà thôi, hoặc ăn của tăng không có tâm hổ thẹn, nào bánh quả, rau đậu, cắp mang về nhà, những con người như thế chết đọa vào địa ngục Thiết Hoàn, vạc nước sôi, lò than, núi dao, rừng kiếm phải bị trừng phạt, đó tức là kẻ tối hạ ác nhân!”
Phật lại dặn A Nan tôi rằng: “Phải răn bảo cho đệ tử của ta đời mai sau, khi đến chùa phải cẩn thận chớ phạm của Tam Bảo, phải gắng sức tôn sùng thành thật, chớ có thoái tâm, nghe lời Phật, tới khi ngài Di Lặc xuất thế quyết định được độ thoát không nghi ngờ”.
Phật nói: Ðời nay cướp lột áo của người ta, chết đọa vào địa ngục Hàn Băng, sau đọa làm loài tằm bị người nung nấu kéo tơ.
Ðời nay chẳng muốn đốt đèn soi kinh, cúng tượng chết đọa vào địa ngục Hắc Ám trong núi Thiết Vi.
Ðời nay làm kẻ đồ tể mổ giết chúng sanh, chết đọa vào trong địa ngục Ðao Sơn Kiếm Thụ.
Ðời nay ham đi săn bắn, huýt chó thả chim ưng làm mồi, sau khi chết đọa vào địa ngục Thiết Cứ.
Ðời nay hay làm hạnh tà dâm, sau khi chết đọa vào trong địa ngục Ðồng Trụ, Thiết Sàng.
Ðời nay chứa nhiều vợ, sau khi chết đọa vào trong địa ngục Thiết Khải.
Ðời nay chứa nhiều chồng sau khi chết đọa vào địa ngục Ðộc Xà.
Ðời nay hay thui luộc gà, sau khi chết đọa vào trong địa ngục Hôi Hà.
Ðời nay hay cạo lông lợn, nhổ lông gà, sau khi chết đọa vào địa ngục Hoặch Thang.
Ðời nay hay hoạn thiến chó lợn, sau khi chết đọa vào địa ngục Tiêm Thạch.
Ðời nay hay uống rượu say, sau khi chết đọa vào địa ngục uống nước đồng.
Ðời nay hay cắt chém chúng sanh, sau khi chết đọa vào địa ngục Thiết Luân.
Ðời nay lấy trộm quả trái của tăng chúng, sau khi chết đọa vào trong địa ngục Thiết Hoàn.
Ðời nay hay ham ăn ruột thịt chó lợn, sau khi chết đọa vào trong địa ngục Phân nước giải.
Ðời nay hay ăn gỏi cá, sau khi chết đọa vào trong địa ngục Ðao Lâm Kiếm Thụ.
Ðời nay làm mẹ ghẻ cay nghiệt với con chồng, sau khi chết đọa vào trong địa ngục Hỏa Xa.
Ðời nay hay nói lưỡi đôi chiều làm cho người ta ấu đã nhau, sau khi chết đọa vào trong địa ngục Thiết Lê.
Ðời nay hay nói đâm thọc mạ nhục người, sau khi chết đọa vào trong địa ngục Bạt Thiệt.
Ðời nay hay nói dối, sau khi chết đọa vào trong địa ngục Thiết Châm.
Ðời nay hay sát sanh cúng tế tà thần, sau khi chết đọa vào trong địa ngục Thiết Ðối.
Ðời nay làm bà đồng khi lên đồng, giả làm lời nói của quỷ thần để dối người ta lấy tiền của, sau khi chết đọa vào trong địa ngục Nhục Sơn.
Ðời nay làm bà đồng nhắm mắt nhìn xuống đất dối người lên trời lấy thần hồn, kẻ đó sau khi chết đọa vào trong địa ngục Trảm Yêu (chặt ngang lưng).
Ðời nay làm bà đồng bảo người ta sát sanh cúng tế để cầu ông thần lớn hoặc họa ngũ đạo, Thổ Ðịa, Thổ Công, ông hoàng bà chúa, tất cả như thế đều là lừa dối kẻ tiền, sau khi chết đọa vào địa ngục Chước, bị quân ngục tuốt băm chém, mổ xẻ thân thể, lại bị con chim mỏ sắt mổ moi hai mắt.
Ðời nay làm thầy bói phù thủy, ông đồng hoặc thầy địa lý chôn cất mồ mả, xem gia trạch, đoán cát hung, năm họ tiện lợi, an long giận mạch trấn ác suy họa để lừa dối kẻ ngu lấy tiền, nói càn những điềm xấu tốt, các bọn người này sau khi chết đọa vào trong địa ngục Thiết Ðồng, có rất nhiều giống chim đậu trên mình kẻ đó để mổ móc thịt ăn, ray rỉa gân xương chịu khổ vô cùng.
Ðời nay làm thầy thuốc lừa dối chữa bệnh người không lành để lấy tiền, sau khi chết đọa vào địa ngục Châm Chích, toàn thân bị thiêu đốt.
Ðời nay làm kẻ phá tháp phá chùa, lường gạt chư tăng, bất hiếu với cha mẹ, sau khi chết đọa vào đại địa A Tỳ qua tám địa ngục lớn và các địa ngục nhỏ, một trăm ba mươi sáu sở, lâu một kiếp, hai kiếp, cho đến năm kiếp, rồi sau đó mới được ra, nếu gặp bậc thiện tri thức giáo hóa phát tâm bồ đề, bằng không lại đọa địa ngục.
Phật nói: Làm thân người rất hôi thối nhơ bẩn, đầy lòng giận tức khó gỡ bỏ, phải biết kẻ đó kiếp trước làm giống lạc đà nay được tái sanh.
Người hay đi đây đi đó ăn khoẻ, không tránh nguy hiểm khó khăn, kẻ đó trước làm giống ngựa tái sanh.
Người hay xông pha đi nắng đi rét tâm không ghi nhớ, kẻ đó trước làm giống trâu được tái sanh.
Người tiếng nói to hồm hỗm, không biết hổ thẹn, nhiều ái niệm không phân biệt phải trái, kẻ đó trước làm giống lừa được tái sanh.
Người hay tham ăn thịt, làm gì cũng không sợ, kẻ đó trước làm giống sư tử được tái sanh.
Người lông trên mình dài, mắt nhỏ không muốn ở yên chỗ, kẻ đó trước làm giống chim được tái sanh.
Người thân cao lớn,mắt tròn, tánh hay lẫn tránh những nơi đồng ruông và ghét bỏ vợ con, kẻ đó trước làm giống hổ được tái sanh.
Người có tánh phản phúc, lại hay sát hại sâu trùng, kẻ đó trước làm giống dã hồ mà tái sanh.
Người có lực khoẻ mạnh và cường tráng ít dâm dục, không yêu vợ con, kẻ đó trước làm giống chó sói mà tái sanh.
Người không ham mặc áo đẹp, tánh hay rình bắt kẻ gian phi và ít ngủ, đa sân nộ kẻ đó trước làm giống chó mà tái sanh.
Người ham dâm dục và hay nói, lại được nhiều người yêu, kẻ đó trước làm giống chim vẹt mà tái sanh.
Người hay vui trong nhân chúng, lời nói nhiều phiền phức, kẻ đó trước làm loài chim yểng mà tái sanh.
Người thể vóc bé nhỏ ham dâm dục ý chẳng chuyên định, thấy sắc đẹp sanh tâm say mê, kẻ đó trước làm loài chim sẻ được tái sanh.
Người mắt có sắc đỏ răng ngắn, khi nói thì sùi bọt mép như xà bong, nằm thì cuộn mình lại, kẻ đó trước làm loài trăn rắn được tái sanh.
Người lời nói ra có tánh giận tức, không quan sát nguyên do ý nghĩa, miệng thở ra lửa độc, kẻ đó trước làm giống bọ cạp, rết, mọt gỗ được tái sanh.
Người hay ngồi một mình ăn, đêm ít ngủ, kẻ đó trước làm loài hồ được tái sanh.
Kẻ hay đào tường khoét vách ăn trộm, tham của đầy lòng oán giận không có tình thân sơ, kẻ đó trước làm loài chuột được tái sanh.
Phật nói: “Kẻ phá hoại chùa tháp, cất giấu của Tam Bảo làm riêng của mình để ăn dùng, chết đọa vào đại địa ngục A Tỳ, từ địa ngục được thoát ra lại đọa làm thân súc sanh, như chim bồ câu, chim sẻ, chim uyên ương, chim oanh vũ, chim thanh tước, cá giải, khỉ, vượn, hưu, nai nếu được làm người phải đọa thân hoàng môn hoặc con gái hai căn, không căn hay kẻ dâm nữ.
Làm người hay giận tức, chết đọa làm loài rắn độc, sư tử, hổ, báo, gấu bi, mèo, hồ, chim ưng, gà, nếu được làm người hay nuôi gà lợn, kẻ đồ nhi (mổ giết trâu lợn) kẻ săn bắn, kẻ chài lưới bắt cá và quân canh ngục.
Làm người gặp Phật pháp mà ngu si chẳng hiểu đạo, khi chết đọa làm loài voi, lợn, trâu, dê, trâu nước, rận, chí, ruồi, muỗi, kiến, các thân hình, nếu được làm người thì mù, điếc, câm, ngọng, gù, còng, các căn không đủ, không hay thọ giáo pháp.
Làm người hay kiêu mạn, chết làm loài bọ trong đống phân, hoặc làm lừa chở nặng, loài chó, loài ngựa, nếu được sanh làm người phải đọa làm thân nô tỳ nghèo cùng ăn mày, bị mọi người khinh rẻ.
Làm người mà được chức vị quan quyền lại tham lấy của dân, chết đọa vào trong địa ngục Nhục Sơn, lúc đó có trăm ngàn muôn quỷ thú lại cắt thịt mà ăn.
Ðời nay phá trai ăn đêm, sau khi chết đọa làm loài quỷ đói, trăm ngàn muôn năm không được ăn uống, lúc bước đi trên đầu phun ra lửa.
Ðời nay ham cởi trần ngồi, sau khi chết đọa làm loài trùng hàn vọ.
Ðời nay hay cắp đồ trai dư về ăn uống, chết đọa vào trong địa ngục Nhục Thiết, sau khi sanh vào cõi nhân gian mắc chứng bịnh yết hầu và chết non.
Ðời nay lễ Phật đầu chẳng sát đất, chết đọa vào ngục Ðảo Huyền, sau khi sanh vào cõi nhân gian phần nhiều bị lừa dối.
Ðời nay lễ Phật không chắp tay, sau khi chết sanh nơi biên địa, làm nhiều thu hoạch ít.
Ðời nay nghe tiếng chuông không ngồi dậy, sau khi chết đọa vào trong loài trăn, thân to dài bị vi trùng moi rúc ăn.
Ðời nay chắp tay hai bàn tay vùng lại với nhau lễ Phật, chết đọa vào địa ngục Phản Phọc, sau sanh trong đạo người gặp nhiều việc ác. Ðời nay chắp tay và năm thể rạp xuống đất chí tâm lễ Phật , đời sau thường được sanh vào nhà tôn quý thụ hưởng khoái lạc.
Người ưa giận và buồn phiền, là do đời trước có bịnh điên cuồng.
Người bị con ngươi lệch về một bên (mắt lác), là do đời trước hay nhìn trộm phụ nữ.
Người đời nay bênh vợ mắng cha mẹ, sau khi chết đọa vào trong địa ngục Trảm Thiệt.
Ðời nay lấy nước đổ vào trong rượu rồi bán cho người ta, sau khi chết phải đọa làm loài trùng trong nước, khi sanh cõi nhân gian mắc chứng bệnh thủng và đoản khí mà chết.
Phật lại dạy A Nan tôi rằng: “Như trên ta đã nói rất nhiều các sự đau khổ, đều là do nghiệp thập ác mà ra, thượng là nhân duyên địa ngục; trung là nhân duyên súc sanh; hạ là nhân duyên ngạ quỷ.
Tội sát sanh khiến cho chúng sanh đọa vào địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, sau được sanh làm người phải hai hứ quả báo: một là chết non, hai là nhiều bịnh.
Tội trộm cắp cũng khiến cho chúng sanh đọa địa ngục ngạ quỷ, súc sanh, sau được sanh làm người phải hai thứ quả báo: một là nghèo cùng hai là chung của không được xài tự do.
Tội tà dâm cũng khiến cho chúng sanh đọa địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, sau được sanh làm người phải hai thứ quả báo: một là vợ không trinh lương, hai là hai vợ tranh nhau không theo ý mình.
Tội nói dối cũng khiến cho chúng sanh đọa địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, sau được sanh làm người phải hai thứ quả báo: một là phần nhiều bị người phỉ báng, hai là thường bị người ta lừa gạt.
Tội lưỡng thiệt cũng khiến cho chúng sanh đọa địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, sau được sanh làm người phải hai thứ quả báo: một là bị họ hàng phá hoại, hai là bị anh em họ hàng tệ ác.
Tội ác khẩu cũng khiến cho chúng sanh đọa địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, sau được sinh làm người phải hai thứ quả báo: một là thường phải nghe tiếng ác, hai là có nói ra điều gì tranh cãi kiện tụng.
Tội ỷ ngữ cũng khiến cho chúng sanh đọa địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, sau được sanh làm người phải hai thứ quả báo: một là phải nói chẳng ai tin, hai là lời nói không được rành rọt.
Tội tham dục cũng khiến cho chúng sanh đọa địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, sau được sanh làm người phải hai thứ quả báo: một là tham tài không chán, hai là cầu nhiều không toại ý.
Tội sân giận cũng khiến cho chúng sanh đọa địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, sau được sanh làm người phải hai thứ quả báo: một là thường bị người ta chỉ trích tội lỗi, hai là thường bị người ta não hại.
Tội tà kiến cũng khiến cho chúng sanh đọa địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, sau sanh làm người phải hai thứ quả báo: một là thường sanh vào nhà tà kiến, hai là tâm thường nịnh hót không được ngay thẳng. Các Phật tử nên biết nghiệp thập ác như thế, đều là mọi sự đau khổ, chứa chất một nhân duyên lớn.
Khi bấy giờ trong đại chúng, có người đã tạo nghiệp thập ác, nghe Phật nói khổ báo của địa ngục như thế, tự kêu khóc sợ hãi mà bạch Phật rằng:
“ Lạy đức Thế Tôn, đệ tử chúng con phải làm hạnh gì mà được thoát khỏi khổ ấy, cuối xin đức Thế Tôn chỉ bảo cho ?”
Phật nói: “Các ngươi hãy giáo hóa hết thảy chúng sanh chung làm nghiệp phước, thế nào là tu phước?
Nếu có chúng sanh nào đời nay làm một người Ðại hóa chủ đứng ra xây cất chùa, tháp, tịnh xá đời vị lai được phước làm quốc vương thống lãnh vạn dân khắp nơi đều quy phục.
Ðời nay làm Ấp vương trung chánh, duy na, luân chủ, đời sau sẽ được làm vương thần, phụ tướng, châu quận đầy đủ tôn sang.
Ðời nay khuyến hóa nhiều người làm các việc công đức, đời vị lai sẽ được làm trưởng giả giàu sang, mọi người kính nể bốn đường khai thông.
Ðời nay hay đốt đèn nối sáng, đời sau sanh vào cung trời Nhật Nguyệt Quang Minh tự chiếu soi.
Ðời nay hay làm việc bố thí và từ tâm nuôi dưỡng sanh mạng, đời sau sanh nơi giàu có ăn mặc tự nhiên.
Ðời nay hay cho người thức ăn uống, đời sau nơi sanh bếp trời tự đem lại, sức lực đầy đủ, thông minh, trí huệ, biện tài, thọ mạng lâu dài.
Cho thức ăn loài súc sanh được bách bội báo, cho thức ăn kẻ nhứt xiển đề được ngàn bội báo.
Cúng dường thầy tỳ kheo trì giới được vạn bội báo, nếu cúng dường các vị Pháp sư lưu thông Ðại Thừa giảng tuyên tạng bí mật của Như Lai, khiến cho đại chúng khai thông tâm mắt được vô lượng báo. Cúng dường Bồ Tát chư Phật thọ báo vô cùng. Cúng dường ba bậc người phước báo vô tận: một là chư Phật, hai là cha mẹ, ba là bệnh nhân.
Một lần cúng món ăn mà được phước báo vô lượng như thế, nếu hay thường cúng dường phước ấy bao giờ vô cùng tận được?
Ðời nay xối nước tắm cho chúng tăng, đời sau sanh chốn áo mặc tự nhiên, có mọi người kính nể, thân hình đoan chánh, mặt mắt tươi đẹp.
Ðời nay tán dương Phật và ham đọc tụng kinh pháp, sanh thân đời sau tiếng nói hòa nhã nhiệm mầu, ai nghe tiếng cũng vui mừng.
Ðời nay hay giữ giới, sanh thân đời sau đoan chánh oai nghi, là bậc tối thắng trong loài người.
Ðời nay hay đào giếng hoặc để chum, để thùng nước cho người qua lại dùng, trồng cây bên đường cho người nghỉ mát, đời sau sanh xứ nào cũng làm thân vương, trăm mùi ăn uống nghĩ tới là có đưa lại.
Ðời nay hay viết chép kinh pháp cho người đọc, đời sau sanh xứ nào miệng biện đa tài, học pháp gì, nghe qua một lần thấu hiểu, chư Phật Bồ Tát thường gia hộ, là tối thắng trong loài người và thường làm bậc Thượng Thủ.
Ðời nay hay bắt cầu, hoặc chở thuyền cho người qua sông, đời sau sanh xứ nào đều có đầy đủ bảy báu, mọi người khen kính và chiêm ngưỡng, đi lại ra vào được người nâng đỡ.
Khi đó A Nan tôi bạch Phật rằng: “Lạy đức Thế Tôn, kinh này gọi là gì và khuyến phát thế nào cúi xin ngài chỉ giáo”.
Phật bảo A Nan tôi rằng: “Kinh này tên Thiện Ác Nhân Quả, cũng gọi là kinh Bồ Tát Phát Nguyện Tu Hành, thọ trì như thế”.
Khi Phật nói kinh xong, trong chúng có tám vạn người, trời phát tâm A Nậu Ða La Tam Miệu Tam Bồ Ðề và có trăm ngàn người con gái chuyển thành nam. Một ngàn hai trăm ác nhân bỏ ý ác biết đời trước của mình. Vô lượng trời người được vô sanh nhẫn, thường được hưởng khoái lạc. Vô lượng thính giả sanh các cõi Tịnh Ðộ cùng được làm bạn với chư Phật Bồ Tát. Hết thảy đại chúng về nhà làm phước, hoan hỷ phụng hành.
Nguồn http://www.niemphat.com/kinhdien/kinhth ... anqua.html
PHẬT NÓI
KINH THIỆN ÁC NHÂN QUẢ
Chính tôi được nghe một thời đức Phật ở nước Xá Vệ, tại vườn ông Cấp Cô Ðộc, rặng cây Thái tử Kỳ Ðà.
Khi bấy giờ đức Thế Tôn thuyết pháp, có vô lượng Bồ Tát, trời, người đại chúng vây quanh, yên lặng một lòng nghe nhận. Lúc ấy A Nan tôi vì chúng sanh nên bạch Phật rằng: “Kính lạy đức Thế Tôn! Nay thấy thế gian cùng một giống sanh trong đạo người, có kẻ đẹp, kẻ xấu, người mạnh, kẻ yếu, kẻ nghèo, người giàu, kẻ khổ, người vui, kẻ sang, người hèn, âm thanh bất đồng, ngôn ngữ khác nhau, có người sống lâu trăm năm chẳng chết, người ba mươi tuổi đã tử vong, kẻ mười lăm tuổi chết yểu, cho đến trẻ nhỏ bị bào thai đọa lạc. Có người đoan chánh, có kẻ bần hàn, có người xấu xí mà giàu sang, kẻ rất mạnh khoẻ mà thấp kém, Có người nhu nhược mà lên ngôi cao, có người khổ mà sống lâu, kẻ vui mà chết sớm, có người làm lành mà hay gặp nhiều điều khốn quẫn; kẻ làm ác lại gặp phước lợi, kẻ béo trắng lại mắt lác, kẻ xanh đen mà lại tươi đẹp, có người tuy lùn bé mà đủ ý chí cao thượng, có người tuy cao lớn mà phải làm đứa ở đê hèn, có người nhiều con trai con gái, có kẻ cô đơn một mình, có kẻ ly gia hương đói rét lang thang, có kẻ được vào cung vua ăn mặc tha hồ, có ngườì lúc trẻ thì nghèo hèn đến lúc già lại giàu sang, có người thực là vô tội lại bị bắt bớ giam hãm trong tù ngục, có nhà cha từ con hiếu, luận kinh giảng nghĩa, có nhà anh em bất hòa đấu tranh ngang trái, có người nhà cửa đàng hoàng gia sản đầy đủ, có kẻ không cửa không nhà nay đây mai đó, gửi thân nơi đất khách quê người, sống một cách phiêu lưu khốn cực, có người ở như ổ quạ hang hưu giống loài ly thú, cũng có hạng người ăn thịt sống uống máu tươi, mặc áo da lông không biết văn tự, có người an nhàn hưởng phước báo, có kẻ đi làm mướn không ai thuê, có người thông minh cao sáng, có kẻ dốt nát ngu si, có người kinh doanh mới được, có kẻ chẳng cầu tiền của tự đem lại, có kẻ giàu mà tham xẻn, có người nghèo lại rộng lòng bố thí.
Có người lời nói ngọt ngào, có kẻ tiếng nói ra như gai góc, có kẻ được nhiều người ái kính, có kẻ bị mọi người xa lánh, có người từ tâm nuôi mạng chúng sanh, có kẻ sát sanh không nương tay, có người khoan dung đại lộ, lại đắc nhân tâm, có kẻ bị dân chúng bỏ rơi.
Có nhà nàng dâu mẹ chồng ghét nhau, có nhà chị em dâu vui vẻ hòa hợp. Có người ham nghe pháp ngữ, có kẻ nghe kinh buồn ngủ, có hạng vũ phu vô lễ, có người hiếu học văn chương, có kẻ hay bắt chước dáng điệu những loài súc sanh. Cuối xin đức thế tôn nói rộng nhân quả cho đại chúng đây nghe mà nhất tâm hành thiện!
Khi bấy giờ đức thế tôn bảo A Nan tôi rằng: Như ngươi hỏi ta chúng sanh thọ báo bất đồng là do đời trước dụng tâm khác nhau, vì thế cho nên muôn sai vạn biệt. Người đời nay được than tâm đoan chánh, là do đời trước ở trong đạo người tu hành nhẫn nhục mà được.
Kẻ bị thân hình xấu xí, là do đời trước ở trong đạo người có tánh giận tức.
Người đời nay bị nghèo cùng, là do đời trước ở trong đạo người có tánh tham xẻn.
Người đời nay được cao quý, là đời trước hay lễ bái chư Phật mà được.
Người đời nay bị hạ tiện là do đời trước hay có tánh kiêu mạn.
Người to lớn là do đời trước có tâm cung kính.
Kẻ bị lùn thấp là do đời trước mạn pháp.
Kẻ ngang tàn ương ngạnh, là do đờì trước làm kiếp dê.
Kẻ đen xấu là do đời trước che ánh sáng của Phật.
Kẻ bị cứng lưỡi là do đời trước nếm trai thực cúng dường.
Kẻ bị đỏ mắt là do đời trước sẻn tiếc ánh sáng.
Người đui mắt là do đời trước hay khâu mắt chim ưng.
Người đời nay câm ngọng, là do đời trước hủy báng chánh pháp.
Người đời nay điếc lác là do đời trước chẳng vui nghe pháp.
Người khuyết răng đời nay là do đời trước hay ăn xương thịt.
Người tắc mũi đời nay là do đời trước đốt hương bất hảo cúng dường Phật.
Người sứt môi đời nay là do đời trước hay đâm thọc sâu thủng mang hoặc môi cá.
Người vàng da là do đời trước hay cạo lông lợn.
Người căng tai là do đời trước hay dùi thủng tai sinh vật.
Kẻ trần hình, là do đời trước hay mặc áo mỏng vào chùa đứng trước tượng Phật Bồ Tát.
Người sắc đen đời nay là do đời trước để tượng Phật thờ ở mái hiên làm khói xông tượng.
Người đời nay bị đi khèo chân, là do đời trước thấy bậc sư trưởng không đứng dậy.
Người đời nay bị lưng còng, là do đời trước mặc áo mỏng ra vào quay lưng vào tượng Phật.
Người bị trán thấp hoặc trớt, là do đời trước thấy Phật chẳng lễ lạy cầm tay gõ trán.
Người đời nay rụt cổ, là do đời trước thấy các bậc tôn trưởng rụt đầu chạy trốn.
Người đời nay đau tim, là do đời trước hay đâm chém thân thể chúng sanh.
Người đời nay bệnh hủi, là do đời trước lừa gạt lấy tài vật của người ta.
Người đời nay bị bệnh ho suyễn, là do đời trước trời mùa đông giá rét cho người thức ăn lạnh.
Người đời nay không có con, là do đời trước hay nuôi dưỡng các sanh vật.
Người đời nay sống lâu, là do đời trước có từ tâm.
Người đời nay chết non, là do đời trước hay sát sanh.
Người đời nay giàu to là đời trước hay làm hạnh bố thí.
Người đời nay có xe ngựa, là do đời trước cúng dường Tam Bảo bằng xe ngựa.
Người đời nay thông minh, là do đời trước ham học và tụng kinh.
Người đời nay ám độn, là do đời trước làm súc sanh.
Người đời nay làm tôi đòi, là do đời trước nghèo mà tham chức dấu.
Người đời nay hay nhảy nhót xoay cuồng, là do đời trước làm kiếp khỉ.
Người đời nay bị bệnh hủi, là do đời trước phá hoại Tam Bảo.
Người đời nay tay chân vặn vẹo, là do đời trước hay trói chân tay chúng sanh.
Người đời nay hay có ác tánh, là do đời trước làm kiếp rắn, rết, bọ cạp.
Người đời nay sáu căn được đầy đủ, là do đời trước chuyên tâm giữ giới.
Người đời nay các căn tai, mắt, mũi, lưỡi, thân, ý không được đầy đủ là do đời trước phá giới.
Người đời nay hay ăn ở bẩn thỉu, là do đời trước làm kiếp lợn.
Người đời nay ham múa hát, là do đời trước làm nghề múa hát ả đào. phường chèo tái sanh.
Người đa tham thời nay, là do đời trước làm kiếp chó đầu thai.
Người đời nay có búi thịt đeo lủng lẳng ở cổ (bìu cổ), là do đời trước hay ăn một mình (ăn vụng).
Người đời nay bị mồm hôi thúi, là do đời trước hay mắng chưởi rủa, hổn hào.
Người đời nay không có nam căn, là do đời trước hay thiến chó, lợn.
Người đời nay ngắn lưỡi nói ngọng, là do đời trước ngồi ở chổ vắng hay mạ nhục, mắng nhiếc các bậc Tôn trưởng.
Người đời nay ham thông dâm với phụ nữ người ta, chết đọa làm loài ngang, vịt.
Người đời nay hay thông dâm với chính họ, chết đọa làm loài chim công, chim sẻ.
Người sẻn tiếc kinh thư che giấu trí huệ không chịu nói cho người, chết đọa làm loài trùng ăn đất ăn gỗ (con mọt).
Người hay đeo cung tên súng đạn, cưỡi ngựa, chết đọa trong loài Lục di (mường màn mọi rợ).
Người ham sát sanh, chết đọa vào trong loài hang thú (hổ, báo, chó sói).
Người hay đeo tràng hoa, chết đọa vào loài trùng tải thắng (tức sâu trùng mình có hoa).
Người hay mặc áo dài lượt thượt, chết đọa làm trùng đuôi dài.
Người hay nằm ăn, chết đọa vào loài lợn.
Người ưa thích mặc áo sặc sỡ các sắc loè loẹt, chết đọa làm loài chim loang lỗ.
Kẻ hay nhái tiếng người hoặc hài hước điệu người, chết đọa làm loài chim vẹt.
Kẻ hay chế diễu người, chết đoạ làm loài trăn, rắn ác độc.
Kẻ hay làm buồn não người, chết đọa làm loài trùng ảo não.
Kẻ hay tuyên truyền điều ác làm cho người ta tin, chết đọa làm loài chim cú, chim cắt.
Kẻ hay nói làm cho người ta bị ương họa tù tội, chết đọa làm loài thú dã hồ.
Kẻ hay làm cho người ta sợ hãi kinh khủng, chết đọa làm loài hươu, nai.
Người đời trước đi guốc, dép vào chùa, đời nay sanh loài có móng như móng ngựa.
Người đời trước hay phóng hạ khí, đời nay làm loài trùng khí bàn.
Kẻ đời trước buộc người phải ăn dè xẻn, nghĩa là bớt phần ăn của người, đời nay làm con mọt gặm gỗ.
Người đời trước dùng cối giã của tăng chúng, đời nay bị làm loài trùng gục đầu.
Làm thân cá giải đời nay, là do đời trước lạm dụng nước của chư tăng.
Làm bẩn đất chúng tăng, phải đọa làm loài trùng ở chốn bẩn.
Lấy trộm quả trái của chúng tăng, phải đọa làm loài trùng ăn bùn đất.
Loài trâu, lừa kéo cối nghiến, là do đời trước làm người ăn trộm của chúng tăng.
Ðời trước cưỡng xin của chúng tăng, đời nay làm loài chim bồ câu trắng.
Ðời trước nhục mạ chúng tăng, đời nay phải làm loài trùng ở cổ trâu.
Lạm ăn rau của tăng, phải đọa làm loài sâu ở các thứ rau đắng.
Bất kính ngồi giường của tăng, phải đọa làm loài lươn, loài lịch.
Lạm dụng các đồ vật của tăng, phải đọa làm loài thiêu thân.
Nhổ khạc trong đất chùa, đời nay phải đọa làm chim dài mỏ.
Mặc áo vằn khói, bôi phấn đánh môi son vào chùa, đời nay phải đọa làm chim mỏ đỏ.
Mặc áo màu sặc sỡ vào chùa, đời nay đọa làm loài chim lệ.
Ðời trước vợ chồng nằm ngủ với nhau trong chùa, đời nay phải đọa làm loài trùng thanh.
Ðời trước ngồi trên hoặc đạp vào tháp thờ, đời nay phải đọa làm loài lạc đà.
Ðời trước đi giầy dép vào chùa tịnh xá, đời nay phải đọa làm loài ếch, nhái chuột bọ vân vân.
Ðời trước nghe thuyết pháp mà nói chuyện làm ồn, đời nay bị làm loài chim bách thiệt.
Làm ô uế tịnh hạnh của tăng ni, chết đọa vào địa ngục Thiết Quật, có trăm muôn vòng đao bay xuống một lần chém tan thân thể.
Khi đó A Nan tôi bạch Phật rằng: “Lạy đức Thế Tôn! Theo như lời Phật nói phạm vào của chúng tăng thật là tội rất nặng, nếu như thế thì bốn chúng đàn việt làm sao mà đến chùa mà cung kính lễ bái được?”
Phật nói: “Người đến chùa tăng có hai thứ tâm: một là thiện tâm, hai là ác tâm.
Thế nào là thiện tâm? Người đến chùa tăng thấy Phật thì lễ bái, thấy tăng thì cung kính, thỉnh kinh hỏi nghĩa và thọ giới sám hối, bỏ tiền của ra xây cất chùa chiền, kiến lập Tam Bảo, không tiếc thân mạng, hộ trì chánh pháp. Những người như thế cất chân một bước tức là bước thiên đàng, đời vị lai hưởng phước như cây Ðề Gia, đó gọi là người tối thiện.
Thế nào là ác tâm? Có những chúng sanh khi tới chùa, chỉ dòm ngó xin chúng tăng như là đòi mượn tiền mượn của hoặc chỉ trích chư tăng, vạch tỏ những lỗi lầm chuyên chủ phá hoại mà thôi, hoặc ăn của tăng không có tâm hổ thẹn, nào bánh quả, rau đậu, cắp mang về nhà, những con người như thế chết đọa vào địa ngục Thiết Hoàn, vạc nước sôi, lò than, núi dao, rừng kiếm phải bị trừng phạt, đó tức là kẻ tối hạ ác nhân!”
Phật lại dặn A Nan tôi rằng: “Phải răn bảo cho đệ tử của ta đời mai sau, khi đến chùa phải cẩn thận chớ phạm của Tam Bảo, phải gắng sức tôn sùng thành thật, chớ có thoái tâm, nghe lời Phật, tới khi ngài Di Lặc xuất thế quyết định được độ thoát không nghi ngờ”.
Phật nói: Ðời nay cướp lột áo của người ta, chết đọa vào địa ngục Hàn Băng, sau đọa làm loài tằm bị người nung nấu kéo tơ.
Ðời nay chẳng muốn đốt đèn soi kinh, cúng tượng chết đọa vào địa ngục Hắc Ám trong núi Thiết Vi.
Ðời nay làm kẻ đồ tể mổ giết chúng sanh, chết đọa vào trong địa ngục Ðao Sơn Kiếm Thụ.
Ðời nay ham đi săn bắn, huýt chó thả chim ưng làm mồi, sau khi chết đọa vào địa ngục Thiết Cứ.
Ðời nay hay làm hạnh tà dâm, sau khi chết đọa vào trong địa ngục Ðồng Trụ, Thiết Sàng.
Ðời nay chứa nhiều vợ, sau khi chết đọa vào trong địa ngục Thiết Khải.
Ðời nay chứa nhiều chồng sau khi chết đọa vào địa ngục Ðộc Xà.
Ðời nay hay thui luộc gà, sau khi chết đọa vào trong địa ngục Hôi Hà.
Ðời nay hay cạo lông lợn, nhổ lông gà, sau khi chết đọa vào địa ngục Hoặch Thang.
Ðời nay hay hoạn thiến chó lợn, sau khi chết đọa vào địa ngục Tiêm Thạch.
Ðời nay hay uống rượu say, sau khi chết đọa vào địa ngục uống nước đồng.
Ðời nay hay cắt chém chúng sanh, sau khi chết đọa vào địa ngục Thiết Luân.
Ðời nay lấy trộm quả trái của tăng chúng, sau khi chết đọa vào trong địa ngục Thiết Hoàn.
Ðời nay hay ham ăn ruột thịt chó lợn, sau khi chết đọa vào trong địa ngục Phân nước giải.
Ðời nay hay ăn gỏi cá, sau khi chết đọa vào trong địa ngục Ðao Lâm Kiếm Thụ.
Ðời nay làm mẹ ghẻ cay nghiệt với con chồng, sau khi chết đọa vào trong địa ngục Hỏa Xa.
Ðời nay hay nói lưỡi đôi chiều làm cho người ta ấu đã nhau, sau khi chết đọa vào trong địa ngục Thiết Lê.
Ðời nay hay nói đâm thọc mạ nhục người, sau khi chết đọa vào trong địa ngục Bạt Thiệt.
Ðời nay hay nói dối, sau khi chết đọa vào trong địa ngục Thiết Châm.
Ðời nay hay sát sanh cúng tế tà thần, sau khi chết đọa vào trong địa ngục Thiết Ðối.
Ðời nay làm bà đồng khi lên đồng, giả làm lời nói của quỷ thần để dối người ta lấy tiền của, sau khi chết đọa vào trong địa ngục Nhục Sơn.
Ðời nay làm bà đồng nhắm mắt nhìn xuống đất dối người lên trời lấy thần hồn, kẻ đó sau khi chết đọa vào trong địa ngục Trảm Yêu (chặt ngang lưng).
Ðời nay làm bà đồng bảo người ta sát sanh cúng tế để cầu ông thần lớn hoặc họa ngũ đạo, Thổ Ðịa, Thổ Công, ông hoàng bà chúa, tất cả như thế đều là lừa dối kẻ tiền, sau khi chết đọa vào địa ngục Chước, bị quân ngục tuốt băm chém, mổ xẻ thân thể, lại bị con chim mỏ sắt mổ moi hai mắt.
Ðời nay làm thầy bói phù thủy, ông đồng hoặc thầy địa lý chôn cất mồ mả, xem gia trạch, đoán cát hung, năm họ tiện lợi, an long giận mạch trấn ác suy họa để lừa dối kẻ ngu lấy tiền, nói càn những điềm xấu tốt, các bọn người này sau khi chết đọa vào trong địa ngục Thiết Ðồng, có rất nhiều giống chim đậu trên mình kẻ đó để mổ móc thịt ăn, ray rỉa gân xương chịu khổ vô cùng.
Ðời nay làm thầy thuốc lừa dối chữa bệnh người không lành để lấy tiền, sau khi chết đọa vào địa ngục Châm Chích, toàn thân bị thiêu đốt.
Ðời nay làm kẻ phá tháp phá chùa, lường gạt chư tăng, bất hiếu với cha mẹ, sau khi chết đọa vào đại địa A Tỳ qua tám địa ngục lớn và các địa ngục nhỏ, một trăm ba mươi sáu sở, lâu một kiếp, hai kiếp, cho đến năm kiếp, rồi sau đó mới được ra, nếu gặp bậc thiện tri thức giáo hóa phát tâm bồ đề, bằng không lại đọa địa ngục.
Phật nói: Làm thân người rất hôi thối nhơ bẩn, đầy lòng giận tức khó gỡ bỏ, phải biết kẻ đó kiếp trước làm giống lạc đà nay được tái sanh.
Người hay đi đây đi đó ăn khoẻ, không tránh nguy hiểm khó khăn, kẻ đó trước làm giống ngựa tái sanh.
Người hay xông pha đi nắng đi rét tâm không ghi nhớ, kẻ đó trước làm giống trâu được tái sanh.
Người tiếng nói to hồm hỗm, không biết hổ thẹn, nhiều ái niệm không phân biệt phải trái, kẻ đó trước làm giống lừa được tái sanh.
Người hay tham ăn thịt, làm gì cũng không sợ, kẻ đó trước làm giống sư tử được tái sanh.
Người lông trên mình dài, mắt nhỏ không muốn ở yên chỗ, kẻ đó trước làm giống chim được tái sanh.
Người thân cao lớn,mắt tròn, tánh hay lẫn tránh những nơi đồng ruông và ghét bỏ vợ con, kẻ đó trước làm giống hổ được tái sanh.
Người có tánh phản phúc, lại hay sát hại sâu trùng, kẻ đó trước làm giống dã hồ mà tái sanh.
Người có lực khoẻ mạnh và cường tráng ít dâm dục, không yêu vợ con, kẻ đó trước làm giống chó sói mà tái sanh.
Người không ham mặc áo đẹp, tánh hay rình bắt kẻ gian phi và ít ngủ, đa sân nộ kẻ đó trước làm giống chó mà tái sanh.
Người ham dâm dục và hay nói, lại được nhiều người yêu, kẻ đó trước làm giống chim vẹt mà tái sanh.
Người hay vui trong nhân chúng, lời nói nhiều phiền phức, kẻ đó trước làm loài chim yểng mà tái sanh.
Người thể vóc bé nhỏ ham dâm dục ý chẳng chuyên định, thấy sắc đẹp sanh tâm say mê, kẻ đó trước làm loài chim sẻ được tái sanh.
Người mắt có sắc đỏ răng ngắn, khi nói thì sùi bọt mép như xà bong, nằm thì cuộn mình lại, kẻ đó trước làm loài trăn rắn được tái sanh.
Người lời nói ra có tánh giận tức, không quan sát nguyên do ý nghĩa, miệng thở ra lửa độc, kẻ đó trước làm giống bọ cạp, rết, mọt gỗ được tái sanh.
Người hay ngồi một mình ăn, đêm ít ngủ, kẻ đó trước làm loài hồ được tái sanh.
Kẻ hay đào tường khoét vách ăn trộm, tham của đầy lòng oán giận không có tình thân sơ, kẻ đó trước làm loài chuột được tái sanh.
Phật nói: “Kẻ phá hoại chùa tháp, cất giấu của Tam Bảo làm riêng của mình để ăn dùng, chết đọa vào đại địa ngục A Tỳ, từ địa ngục được thoát ra lại đọa làm thân súc sanh, như chim bồ câu, chim sẻ, chim uyên ương, chim oanh vũ, chim thanh tước, cá giải, khỉ, vượn, hưu, nai nếu được làm người phải đọa thân hoàng môn hoặc con gái hai căn, không căn hay kẻ dâm nữ.
Làm người hay giận tức, chết đọa làm loài rắn độc, sư tử, hổ, báo, gấu bi, mèo, hồ, chim ưng, gà, nếu được làm người hay nuôi gà lợn, kẻ đồ nhi (mổ giết trâu lợn) kẻ săn bắn, kẻ chài lưới bắt cá và quân canh ngục.
Làm người gặp Phật pháp mà ngu si chẳng hiểu đạo, khi chết đọa làm loài voi, lợn, trâu, dê, trâu nước, rận, chí, ruồi, muỗi, kiến, các thân hình, nếu được làm người thì mù, điếc, câm, ngọng, gù, còng, các căn không đủ, không hay thọ giáo pháp.
Làm người hay kiêu mạn, chết làm loài bọ trong đống phân, hoặc làm lừa chở nặng, loài chó, loài ngựa, nếu được sanh làm người phải đọa làm thân nô tỳ nghèo cùng ăn mày, bị mọi người khinh rẻ.
Làm người mà được chức vị quan quyền lại tham lấy của dân, chết đọa vào trong địa ngục Nhục Sơn, lúc đó có trăm ngàn muôn quỷ thú lại cắt thịt mà ăn.
Ðời nay phá trai ăn đêm, sau khi chết đọa làm loài quỷ đói, trăm ngàn muôn năm không được ăn uống, lúc bước đi trên đầu phun ra lửa.
Ðời nay ham cởi trần ngồi, sau khi chết đọa làm loài trùng hàn vọ.
Ðời nay hay cắp đồ trai dư về ăn uống, chết đọa vào trong địa ngục Nhục Thiết, sau khi sanh vào cõi nhân gian mắc chứng bịnh yết hầu và chết non.
Ðời nay lễ Phật đầu chẳng sát đất, chết đọa vào ngục Ðảo Huyền, sau khi sanh vào cõi nhân gian phần nhiều bị lừa dối.
Ðời nay lễ Phật không chắp tay, sau khi chết sanh nơi biên địa, làm nhiều thu hoạch ít.
Ðời nay nghe tiếng chuông không ngồi dậy, sau khi chết đọa vào trong loài trăn, thân to dài bị vi trùng moi rúc ăn.
Ðời nay chắp tay hai bàn tay vùng lại với nhau lễ Phật, chết đọa vào địa ngục Phản Phọc, sau sanh trong đạo người gặp nhiều việc ác. Ðời nay chắp tay và năm thể rạp xuống đất chí tâm lễ Phật , đời sau thường được sanh vào nhà tôn quý thụ hưởng khoái lạc.
Người ưa giận và buồn phiền, là do đời trước có bịnh điên cuồng.
Người bị con ngươi lệch về một bên (mắt lác), là do đời trước hay nhìn trộm phụ nữ.
Người đời nay bênh vợ mắng cha mẹ, sau khi chết đọa vào trong địa ngục Trảm Thiệt.
Ðời nay lấy nước đổ vào trong rượu rồi bán cho người ta, sau khi chết phải đọa làm loài trùng trong nước, khi sanh cõi nhân gian mắc chứng bệnh thủng và đoản khí mà chết.
Phật lại dạy A Nan tôi rằng: “Như trên ta đã nói rất nhiều các sự đau khổ, đều là do nghiệp thập ác mà ra, thượng là nhân duyên địa ngục; trung là nhân duyên súc sanh; hạ là nhân duyên ngạ quỷ.
Tội sát sanh khiến cho chúng sanh đọa vào địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, sau được sanh làm người phải hai hứ quả báo: một là chết non, hai là nhiều bịnh.
Tội trộm cắp cũng khiến cho chúng sanh đọa địa ngục ngạ quỷ, súc sanh, sau được sanh làm người phải hai thứ quả báo: một là nghèo cùng hai là chung của không được xài tự do.
Tội tà dâm cũng khiến cho chúng sanh đọa địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, sau được sanh làm người phải hai thứ quả báo: một là vợ không trinh lương, hai là hai vợ tranh nhau không theo ý mình.
Tội nói dối cũng khiến cho chúng sanh đọa địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, sau được sanh làm người phải hai thứ quả báo: một là phần nhiều bị người phỉ báng, hai là thường bị người ta lừa gạt.
Tội lưỡng thiệt cũng khiến cho chúng sanh đọa địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, sau được sanh làm người phải hai thứ quả báo: một là bị họ hàng phá hoại, hai là bị anh em họ hàng tệ ác.
Tội ác khẩu cũng khiến cho chúng sanh đọa địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, sau được sinh làm người phải hai thứ quả báo: một là thường phải nghe tiếng ác, hai là có nói ra điều gì tranh cãi kiện tụng.
Tội ỷ ngữ cũng khiến cho chúng sanh đọa địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, sau được sanh làm người phải hai thứ quả báo: một là phải nói chẳng ai tin, hai là lời nói không được rành rọt.
Tội tham dục cũng khiến cho chúng sanh đọa địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, sau được sanh làm người phải hai thứ quả báo: một là tham tài không chán, hai là cầu nhiều không toại ý.
Tội sân giận cũng khiến cho chúng sanh đọa địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, sau được sanh làm người phải hai thứ quả báo: một là thường bị người ta chỉ trích tội lỗi, hai là thường bị người ta não hại.
Tội tà kiến cũng khiến cho chúng sanh đọa địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, sau sanh làm người phải hai thứ quả báo: một là thường sanh vào nhà tà kiến, hai là tâm thường nịnh hót không được ngay thẳng. Các Phật tử nên biết nghiệp thập ác như thế, đều là mọi sự đau khổ, chứa chất một nhân duyên lớn.
Khi bấy giờ trong đại chúng, có người đã tạo nghiệp thập ác, nghe Phật nói khổ báo của địa ngục như thế, tự kêu khóc sợ hãi mà bạch Phật rằng:
“ Lạy đức Thế Tôn, đệ tử chúng con phải làm hạnh gì mà được thoát khỏi khổ ấy, cuối xin đức Thế Tôn chỉ bảo cho ?”
Phật nói: “Các ngươi hãy giáo hóa hết thảy chúng sanh chung làm nghiệp phước, thế nào là tu phước?
Nếu có chúng sanh nào đời nay làm một người Ðại hóa chủ đứng ra xây cất chùa, tháp, tịnh xá đời vị lai được phước làm quốc vương thống lãnh vạn dân khắp nơi đều quy phục.
Ðời nay làm Ấp vương trung chánh, duy na, luân chủ, đời sau sẽ được làm vương thần, phụ tướng, châu quận đầy đủ tôn sang.
Ðời nay khuyến hóa nhiều người làm các việc công đức, đời vị lai sẽ được làm trưởng giả giàu sang, mọi người kính nể bốn đường khai thông.
Ðời nay hay đốt đèn nối sáng, đời sau sanh vào cung trời Nhật Nguyệt Quang Minh tự chiếu soi.
Ðời nay hay làm việc bố thí và từ tâm nuôi dưỡng sanh mạng, đời sau sanh nơi giàu có ăn mặc tự nhiên.
Ðời nay hay cho người thức ăn uống, đời sau nơi sanh bếp trời tự đem lại, sức lực đầy đủ, thông minh, trí huệ, biện tài, thọ mạng lâu dài.
Cho thức ăn loài súc sanh được bách bội báo, cho thức ăn kẻ nhứt xiển đề được ngàn bội báo.
Cúng dường thầy tỳ kheo trì giới được vạn bội báo, nếu cúng dường các vị Pháp sư lưu thông Ðại Thừa giảng tuyên tạng bí mật của Như Lai, khiến cho đại chúng khai thông tâm mắt được vô lượng báo. Cúng dường Bồ Tát chư Phật thọ báo vô cùng. Cúng dường ba bậc người phước báo vô tận: một là chư Phật, hai là cha mẹ, ba là bệnh nhân.
Một lần cúng món ăn mà được phước báo vô lượng như thế, nếu hay thường cúng dường phước ấy bao giờ vô cùng tận được?
Ðời nay xối nước tắm cho chúng tăng, đời sau sanh chốn áo mặc tự nhiên, có mọi người kính nể, thân hình đoan chánh, mặt mắt tươi đẹp.
Ðời nay tán dương Phật và ham đọc tụng kinh pháp, sanh thân đời sau tiếng nói hòa nhã nhiệm mầu, ai nghe tiếng cũng vui mừng.
Ðời nay hay giữ giới, sanh thân đời sau đoan chánh oai nghi, là bậc tối thắng trong loài người.
Ðời nay hay đào giếng hoặc để chum, để thùng nước cho người qua lại dùng, trồng cây bên đường cho người nghỉ mát, đời sau sanh xứ nào cũng làm thân vương, trăm mùi ăn uống nghĩ tới là có đưa lại.
Ðời nay hay viết chép kinh pháp cho người đọc, đời sau sanh xứ nào miệng biện đa tài, học pháp gì, nghe qua một lần thấu hiểu, chư Phật Bồ Tát thường gia hộ, là tối thắng trong loài người và thường làm bậc Thượng Thủ.
Ðời nay hay bắt cầu, hoặc chở thuyền cho người qua sông, đời sau sanh xứ nào đều có đầy đủ bảy báu, mọi người khen kính và chiêm ngưỡng, đi lại ra vào được người nâng đỡ.
Khi đó A Nan tôi bạch Phật rằng: “Lạy đức Thế Tôn, kinh này gọi là gì và khuyến phát thế nào cúi xin ngài chỉ giáo”.
Phật bảo A Nan tôi rằng: “Kinh này tên Thiện Ác Nhân Quả, cũng gọi là kinh Bồ Tát Phát Nguyện Tu Hành, thọ trì như thế”.
Khi Phật nói kinh xong, trong chúng có tám vạn người, trời phát tâm A Nậu Ða La Tam Miệu Tam Bồ Ðề và có trăm ngàn người con gái chuyển thành nam. Một ngàn hai trăm ác nhân bỏ ý ác biết đời trước của mình. Vô lượng trời người được vô sanh nhẫn, thường được hưởng khoái lạc. Vô lượng thính giả sanh các cõi Tịnh Ðộ cùng được làm bạn với chư Phật Bồ Tát. Hết thảy đại chúng về nhà làm phước, hoan hỷ phụng hành.
Nguồn http://www.niemphat.com/kinhdien/kinhth ... anqua.html
- ThegianVothuong
- Bài viết: 403
- Ngày: 08/05/12 02:13
- Giới tính: Nam
- Đến từ: Vô minh
Re: PHẬT THUYẾT KINH NHÂN - QUẢ???
Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh xếp kinh "Thiện Ác Nhân Quả" vào "Nghi Tự Bộ",tức là đang còn nhiều nghi vấn về nguồn gốc,nội dung....
Kinh Nhân Quả 3 đời thì không thấy có trong danh sách của Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh.
Kinh Nhân Quả 3 đời thì không thấy có trong danh sách của Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh.
Om Amitabha Hrih
Om Mani Padme Hum
Om Mani Padme Hum
Re: PHẬT THUYẾT KINH NHÂN - QUẢ???
Sao chẳng thấy thiện tri thức nào giúp cho Đồng Nát có được chánh kiến ngoài thiện hữu ThegianVothuong?
Cảm ơn thiện hữu chia sẻ cùng.
Cảm ơn thiện hữu chia sẻ cùng.
Re: PHẬT THUYẾT KINH NHÂN - QUẢ???
Sao gọi là tri kiến Phật? sao gọi là tri kiến thế gian?
vậy mấy bài Kinh Nhân Quả Thiện Ác có nội dung chẳng giống nhau trích dẫn bên trên là tri kiến gì?
vậy mấy bài Kinh Nhân Quả Thiện Ác có nội dung chẳng giống nhau trích dẫn bên trên là tri kiến gì?
PHẬT THUYẾT NGHIỆP QUẢ LUÂN HỒI
Tăng Chi Bộ - Anguttara Nikaya
Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt
XXIV. Phẩm Nghiệp
(I) (231) Tóm Tắt
- Có bốn nghiệp này, này các Tỷ-kheo, đã được Ta chứng ngộ với thắng trí và thuyết giảng. Thế nào là bốn?
Này các Tỷ-kheo, có nghiệp đen quả đen; này các Tỷ-kheo, có nghiệp trắng quả trắng; này các Tỷ-kheo, có nghiệp đen trắng, quả đen trắng, này các Tỷ kheo, có nghiệp không đen không trắng, quả không đen không trắng, nghiệp đưa đến nghiệp đoạn diệt. Có bốn nghiệp này, này các Tỷ-kheo, đã được Ta chứng ngộ với thắng trí và thuyết giảng.
(II) (232) Với Chi Tiết
1. Có bốn nghiệp này, này các Tỷ-kheo, đã được Ta chứng ngộ với thắng trí và thuyết giảng. Thế nào là bốn?
Này các Tỷ-kheo, có nghiệp đen quả đen; này các , có nghiệp trắng quả trắng; có nghiệp đen trắng, quả đen trắng, có nghiệp không đen không trắng, quả không đen không trắng, nghiệp đưa đến đoạn diệt.
2. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là nghiệp đen quả đen?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người làm thân hành có tổn hại, làm khẩu hành có tổn hại, làm ý hành có tổn hại. Người ấy, do làm thân hành có tổn hại, do làm khẩu hành có tổn hại, do làm ý hành có tổn hại, sanh ra ở thế giới có tổn hại. Do người ấy sanh ra ở thế giới có tổn hại, các cảm xúc có tổn hại được cảm xúc. Người ấy được cảm xúc với những cảm xúc có tổn hại, nên cảm thọ những cảm thọ có tổn hại, thuần nhất khổ, như những chúng sanh trong địa ngục. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là nghiệp đen quả đen.
3. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là nghiệp trắng quả trắng?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người làm thân hành không có tổn hại, làm khẩu hành không có tổn hại, làm ý hành không có tổn hại. Người ấy, do làm thân hành không có tổn hại, do làm khẩu hành không có tổn hại, do làm ý hành không có tổn hại, sanh ra ở thế giới không có tổn hại. Do người ấy sanh ra ở thế giới không có tổn hại, các cảm xúc không có tổn hại được cảm xúc. Người ấy được cảm xúc với những cảm xúc không có tổn hại, nên cảm thọ những cảm thọ không có tổn hại, thuần nhất lạc, như chư Thiên ở Biến Tịnh Thiên. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là nghiệp trắng quả trắng.
4. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là nghiệp đen trắng quả đen trắng?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người làm thân hành có tổn hại và không tổn hại, làm khẩu hành có tổn hại và không tổn hại, làm ý hành có tổn hại và không tổn hại. Người ấy, do làm thân hành có tổn hại và không tổn hại, do làm khẩu hành có tổn hại và không tổn hại, do làm ý hành có tổn hại và không tổn hại, sanh ra ở thế giới có tổn hại và không tổn hại. Do người ấy sanh ra ở thế giới có tổn hại và không tổn hại, các cảm xúc có tổn hại và không tổn hại được cảm xúc. Người ấy được cảm xúc với những cảm xúc có tổn hại và không tổn hại, nên cảm thọ những cảm thọ có tổn hại và không tổn hại, xen lẫn, pha trộn lạc và khổ. Ví như một số người và chư Thiên, một số chúng sanh ở các đọa xứ. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là nghiệp đen trắng quả đen trắng.
5. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là nghiệp không đen không trắng quả không đen không trắng, nghiệp đưa đến đoạn diệt?
Tại đấy, này các Tỷ-kheo, phàm có tư tâm sở nào để đoạn tận nghiệp đen quả đen này; phàm có tư tâm sở nào để đoạn tận nghiệp trắng quả trắng này; phàm có tư tâm sở nào để đoạn tận nghiệp đen trắng quả đen trắng này; này các Tỷ-kheo, đây được gọi là nghiệp không đen không trắng quả không đen không trắng, nghiệp đưa đến đoạn diệt. Này các Tỷ-kheo, có bốn nghiệp này đã được Ta chứng ngộ với thắng trí và thuyết giảng.
Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt
XXIV. Phẩm Nghiệp
(I) (231) Tóm Tắt
- Có bốn nghiệp này, này các Tỷ-kheo, đã được Ta chứng ngộ với thắng trí và thuyết giảng. Thế nào là bốn?
Này các Tỷ-kheo, có nghiệp đen quả đen; này các Tỷ-kheo, có nghiệp trắng quả trắng; này các Tỷ-kheo, có nghiệp đen trắng, quả đen trắng, này các Tỷ kheo, có nghiệp không đen không trắng, quả không đen không trắng, nghiệp đưa đến nghiệp đoạn diệt. Có bốn nghiệp này, này các Tỷ-kheo, đã được Ta chứng ngộ với thắng trí và thuyết giảng.
(II) (232) Với Chi Tiết
1. Có bốn nghiệp này, này các Tỷ-kheo, đã được Ta chứng ngộ với thắng trí và thuyết giảng. Thế nào là bốn?
Này các Tỷ-kheo, có nghiệp đen quả đen; này các , có nghiệp trắng quả trắng; có nghiệp đen trắng, quả đen trắng, có nghiệp không đen không trắng, quả không đen không trắng, nghiệp đưa đến đoạn diệt.
2. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là nghiệp đen quả đen?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người làm thân hành có tổn hại, làm khẩu hành có tổn hại, làm ý hành có tổn hại. Người ấy, do làm thân hành có tổn hại, do làm khẩu hành có tổn hại, do làm ý hành có tổn hại, sanh ra ở thế giới có tổn hại. Do người ấy sanh ra ở thế giới có tổn hại, các cảm xúc có tổn hại được cảm xúc. Người ấy được cảm xúc với những cảm xúc có tổn hại, nên cảm thọ những cảm thọ có tổn hại, thuần nhất khổ, như những chúng sanh trong địa ngục. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là nghiệp đen quả đen.
3. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là nghiệp trắng quả trắng?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người làm thân hành không có tổn hại, làm khẩu hành không có tổn hại, làm ý hành không có tổn hại. Người ấy, do làm thân hành không có tổn hại, do làm khẩu hành không có tổn hại, do làm ý hành không có tổn hại, sanh ra ở thế giới không có tổn hại. Do người ấy sanh ra ở thế giới không có tổn hại, các cảm xúc không có tổn hại được cảm xúc. Người ấy được cảm xúc với những cảm xúc không có tổn hại, nên cảm thọ những cảm thọ không có tổn hại, thuần nhất lạc, như chư Thiên ở Biến Tịnh Thiên. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là nghiệp trắng quả trắng.
4. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là nghiệp đen trắng quả đen trắng?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người làm thân hành có tổn hại và không tổn hại, làm khẩu hành có tổn hại và không tổn hại, làm ý hành có tổn hại và không tổn hại. Người ấy, do làm thân hành có tổn hại và không tổn hại, do làm khẩu hành có tổn hại và không tổn hại, do làm ý hành có tổn hại và không tổn hại, sanh ra ở thế giới có tổn hại và không tổn hại. Do người ấy sanh ra ở thế giới có tổn hại và không tổn hại, các cảm xúc có tổn hại và không tổn hại được cảm xúc. Người ấy được cảm xúc với những cảm xúc có tổn hại và không tổn hại, nên cảm thọ những cảm thọ có tổn hại và không tổn hại, xen lẫn, pha trộn lạc và khổ. Ví như một số người và chư Thiên, một số chúng sanh ở các đọa xứ. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là nghiệp đen trắng quả đen trắng.
5. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là nghiệp không đen không trắng quả không đen không trắng, nghiệp đưa đến đoạn diệt?
Tại đấy, này các Tỷ-kheo, phàm có tư tâm sở nào để đoạn tận nghiệp đen quả đen này; phàm có tư tâm sở nào để đoạn tận nghiệp trắng quả trắng này; phàm có tư tâm sở nào để đoạn tận nghiệp đen trắng quả đen trắng này; này các Tỷ-kheo, đây được gọi là nghiệp không đen không trắng quả không đen không trắng, nghiệp đưa đến đoạn diệt. Này các Tỷ-kheo, có bốn nghiệp này đã được Ta chứng ngộ với thắng trí và thuyết giảng.
Đang trực tuyến
Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến. và 6 khách